Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Chiến Lược Trên Mặt Biển Của Hải Quân Trung Quốc

28/05/200800:00:00(Xem: 8986)

Bản đồ căn cứ tàu ngầm khổng lồ của CSTQ.

Đầu tháng 5/2008, tạp chí tư nhân của Hoa Kỳ Janes Intelligence Review chuyên về quốc phòng cho phổ biến một số hình ảnh mua được của hãng vệ tinh tư nhân DigitalGlobe cho  thấy Trung quốc đang thiết lập một căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại Yulin (Sanya) nằm ở cực nam đảo Hải Nam. Giới quốc phòng Hoa Kỳ, Ấn độ, Úc châu, New Zeland và các nước trong khối Hiệp hội Đông nam á (Asean) tỏ ra rất quan tâm .

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ với nhiều vệ tinh thám thính tinh vi hơn các vệ tinh thương mãi của hãng DigitalGlobe lẽ dĩ nhiên đã có các hình ảnh này trước nhưng không tiết lộ.

Các hình ảnh cho thấy một căn cứ tàu ngầm khổng lồ với nhiều cửa hầm (thấy được ít nhất 14 cửa) bề ngang 16 mét mở từ biển dẫn vào các hầm bên trong nằm dưới mặt đất. Các hình khác cho thấy hai cầu tàu dài và nhiều cầu tàu ngắn hơn có khả năng làm chỗ neo cho ít nhất hai đội Mẫu hạm Chiến đấu (Carrier Strike Group).

Tấm không ảnh đáng quan tâm nhất là tấm hình cho thấy sự có mặt tại căn cứ Yulin một chiếc tàu ngầm phóng hỏa tiễn chạy bằng nguyên tử lực loại 094 (Jin-Class). Tàu ngầm này mỗi chiếc trang bị 12 hỏa tiễn loại JL-2 mang đầu đạn nguyên tử có tầm bắn xa từ 7.200km đến 8.000km, theo ước lượng đầu năm 2008 của Hoa Kỳ. Giới tình báo quân sự Hoa Kỳ biết Trung quốc có hai tàu ngầm loại này trong nhiều năm qua nhưng vẫn neo tại căn cứ tàu ngầm Xiaopingdao trong vịnh Bố Hải thuộc tỉnh Hồ Bắc ở phía Bắc. Đây là lần đầu tiên loại vũ khí này được bố trí xa về phía nam nhìn vào vùng nam Thái Bình Dương. Bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Trung quốc sẽ có 5 chiếc tàu ngầm loại 094 vào năm 2010.

Sự di chuyển loại tàu ngầm này đến vùng biển Đông nằm đầu thủy đạo đi vào Ấn Độ Dương là một dấu hiệu Trung quốc thay đổi sự bố trí chiến lược quan trọng, mặc dù cho đến lúc này không một giới chức thuộc giới quốc phòng trên thế giới đoán biết Trung quốc có khả năng gì và dự tính gì .

Đặt vấn đề khả năng vì trước đây loại tầu ngầm mang hỏa tiễn nguyên tử Xia của Trung quốc đã ra khơi nhưng không làm ai e ngại vì di chuyển đến đâu cũng bị hải quân Hoa Kỳ theo sát (Trung quốc chưa nắm vững kỹ thuật khử từ trường của vỏ tàu) . Nhưng lần này các hình ảnh cho thấy tại căn cứ Yulin có cơ sở khử từ, và nếu cơ sở này hữu hiệu thì tàu ngầm loại 094 sẽ có khả năng chiến lược và tính đe dọa rất cao. Nhất là vùng biển nam Hải Nam là vùng biển sâu. Chỉ cần ra biển vài kilomét là đã có độ sâu 5000 mét, nên khi tàu ngầm loại 094, nếu đã được khử từ tốt xuất phát công tác thì rất khó phát hiện.

Hai nước quan tâm nhất đến các hình ảnh mới tiết lộ này là Ấn độ và Hoa  Kỳ. Nếu tàu ngầm loại 094 vào hoạt động tại Ấn Độ Dương thì bất cứ mục tiêu nào của Ấn độ cũng ở trong tầm bắn của hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử JL-2 . Lục địa Hoa Kỳ (CONUS) cũng là một mối lo trên nguyên tắc, nhưng Hoa Kỳ hẵn còn thừa khả năng theo dõi và Trung quốc biết điều này .

Các nước Đông Nam Á và Nam Á dù có quan tâm cũng không làm gì được để tự bảo vệ, cho nên chỉ có hai chọn lựa để mua sự an toàn chiến lược: hoặc chọn thế đồng minh với Hoa Kỳ, hoặc chọn thế đồng minh với Trung quốc. Riêng Việt Nam sự chọn lựa không phải dễ dàng, nếu thật sự muốn làm một sự chọn lựa.

Đi với Hoa Kỳ sẽ bị áp lực (nếu không quân sự là kinh tế) không chịu nổi của Trung quốc. Đi với Trung quốc thì an ninh quốc gia trong lâu dài không bảo đảm.

Sự triển khai lực lượng hải quân nguyên tử của Trung quốc tại căn cứ Yulin ở đảo Hải Nam ảnh hưởng đến thế chiến lược toàn cầu, nhưng nước bị đe dọa nhất là Việt Nam. Căn cứ Yulin chỉ cách Hà Nội 500 km, Đà Nẵng 285 km, Sài gòn 870 km đường chim bay (trong khi cách xa Manila đến 1284 km). Dù là bạn hay không với Trung quốc, căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại đảo Hải Nam là một gọng kềm bên phải của Việt Nam. Gọng kềm bên trái là phía Lào.

Việt Nam vốn có nhiều ảnh hưởng chính trị, kinh tế và quân sự với Lào và Lào là chiếc giáp bảo vệ sườn phía tây của Việt Nam thì Trung quốc cũng đang vận đụng sức mạnh và sự giàu có của mình để chọc thủng chiếc giáp này.

Cuối tháng 3/08 vừa qua thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm Lào, ký 7 thỏa thuận với thủ tướng Lào Bouasone Bouphavanh bao gồm thỏa thuận về thương mãi, giáo dục, khai thác tài nguyên và quốc phòng. Ông Ôn Gia Bảo thuyết phục Lào công khai ủng hộ chính sách của Trung quốc đối với cuộc đàn áp tại Tây Tạng ngày 14/3 trước đó, và tuyên bố Trung quốc và Đài Loan là một quốc gia.

Với hai gọng kềm này Việt Nam thật là khó thở trong tay người bạn “môi hở răng lạnh” Trung quốc .

Nhưng dù Trung quốc đã có khả năng gì thì dự tính của Trung quốc khi thiết lập căn cứ tàu ngầm hỏa tiễn nguyên tử tại đảo Hải Nam cũng là để chuẩn bị đối đầu với hải quân Hoa Kỳ trên biển cả. Trung quốc cần đường thông ra các đại dương. Thủy đạo từ Bắc Thái Bình Dương thông ra Ấn Độ Dương băng qua eo biển Ma Lai Á đi qua biển Đông có 3 vị trí chiến lược: Hải Nam, Cam Ranh và Trường Sa. Tuy nhiên sự chọn lựa Cam Ranh hay Trường Sa không phải không có vấn đề. Cam Ranh tốt nhất về mặt cơ sở nhưng phải thương thuyết với Việt Nam và việc này tạo thành sự dòm ngó của thế giới và sự khó chịu của Hoa Kỳ, nếu không muốn nói cả Liên bang Nga (cả hai nước này đều đã xử dụng căn cứ Cam Ranh). Nếu chọn Trường Sa thì sẽ làm tái xuất hiện sự tranh chấp với các nước trong khối Asean và Việt Nam. Hơn nữa Trường Sa không đủ đất. Chọn Hải Nam là thượng sách vì là đất nhà không ai nói ra nói vào được .

Tháng 8/2008 này Trung quốc tổ chức Thế Vận hội, và là thời điểm Trung quốc chọn để mở đầu kỷ nguyên siêu cường. Việc triển khai lực lượng hải quân nguyên tử, trước hết là tàu ngầm với hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử cùng với các đội Mẫu hạm Chiến đấu hải quân Trung quốc sẽ có khả năng hiện diện và chiến đấu ở bất cứ nơi nào. Hoa Kỳ sẽ không còn thế thượng phong trên biển, và khi các tàu ngầm nguyên tử của Trung quốc có thể lặn sâu, đi xa mà không bị khám phá thì trên nguyên tắc lục địa Hoa Kỳ không còn là vùng đất bất khả xâm phạm nữa.

Điều này không có nghĩa Trung quốc chỉ chờ có sức để đánh úp Hoa Kỳ. Ít nhất vào giữa thế kỷ 21 Trung quốc mới có khả năng này. Hơn nữa Trung quốc từng tuyên bố chính sách nguyên tử của Trung quốc là “không đánh trước”

Nhưng một khi lục địa Hoa Kỳ nằm trong tầm bắn lý thuyết của các đầu đạn nguyên tử của Trung quốc thì Hoa Kỳ phải bảo đảm bằng mọi giá một sự việc như vậy không thể xảy ra. Kết quả là sự săn đuổi rình mò nhau ngoài biển khơi giữa các hải đội tàu ngầm trang bị hỏa tiễn với đầu đạn nguyên tử của Hoa Kỳ và Trung quốc và một cuộc chạy đua vũ khí ít nhất là hỏa tiễn chống hỏa tiễn trên không trung sẽ mở đầu một hình thức chiến tranh lạnh.

Có thể đó là kịch bản của tình hình thế giới trong những thập niên tới.

May 27, 2008

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.