Hôm nay,  

Hoa Kỳ Cuốn Cờ

27/01/200700:00:00(Xem: 17964)

Hoa Kỳ Cuốn Cờ

Lệnh Tổng triệt thoái vừa xuất phát từ Tổng tư lệnh mới: Thượng viện Mỹ.

Ngay sau khi Tổng thống George W. Bush đưa ra chiến lược mới tại Iraq, tình hình Trung Đông đã chuyển. Nhưng dường như biến động ấy lại nằm ngoài sự quan tâm của chính trường và truyền thông Mỹ.

Khi ông Bush quyết định dồn quân đánh tới để diệt quân khủng bố tại Anbar và triệt hạ các nhóm dân quân phá hoại tại Baghdad hầu tạo điều kiện cho một giải pháp chính trị thì giao tranh tất nhiên sẽ gia tăng cường độ. Nhưng số tổn thất gia tăng của binh lính Mỹ lại nhiên được ghi nhận như dấu hiệu thất bại của chiến lược mới.

Người ta quên không nhìn vào bên kia.

Ngó sơ trên toàn cảnh thì khủng bố al-Qaeda trong khu vực sinh hoạt Sunni bị chặn và cố gắng bảo toàn lực lượng. Trong khu vực Shia, lãnh tụ phiến loạn Muqtada al-Sadr và đám dân quân Mahdi của ông liền “giả chết”. Phe Shia do al-Sadr điều động trong Quốc hội Iraq chấm dứt tẩy chay và bản thân ông cùng gia đình lập tức đi trốn khi một phụ tá là Sheik Abdul Hadi al-Darraji bị binh lính Mỹ bắt giữ trong một cuộc hành quân hỗn hợp với các đơn vị Iraq vào ngày 19.

Trong chiến lược mới, Tổng thống Bush nêu đích danh thủ phạm là cường quốc đứng sau và giật giây gây loạn tại Iraq. Trận đấu trí và đấu lực giữa Hoa Kỳ và Iran khởi sự từ đấy. Lãnh đạo Tehran lập tức biến chiêu. Thứ nhất, giấu bàn tay quậy phá tại Iraq cho kín hơn, thứ hai, nói chuyện thương thảo với cường quốc Sunni trong khu vực là Saudi Arabia, và thứ ba, bấm nút cho lực lượng Hezbollah gây loạn tại Lebanon.  

Đây là các biến động trong mươi ngày qua, khi Mỹ vừa nói đến dồn quân đánh tới. Ở hậu phương, chính trường Mỹ lại quan tâm đến màn khác. Làm sao cột tay Bush mà khỏi bị mang tiếng là đâm sau lưng chiến sĩ ngoài tiền tuyến" Người ta đu dây như trong một gánh xiếc.

Và các đối thủ của Mỹ đều rút tỉa kết luận: Nín thở một chút là Hoa Kỳ sẽ cuốn cờ bỏ chạy.

Chúng ta cần nhìn lại sự xoay chuyển kỳ lạ này từ hai giác độ trong ngoài để hiểu ra kết luận đúng đắn ấy của Tehran.

Trước hết, cả tháng trước khi ông Bush trình bày với quốc dân chiến lược mới thì chính quyền của Thủ tướng Nouri al-Malaki đã sớm nhận được tín hiệu gần như tối hậu thư: sự yểm trợ của Mỹ có giới hạn, việc diệt trừ khủng bố trong khu vực Sunni phải được tiến hành đồng loạt với việc giải giới các nhóm dân quân Shia. Và al-Maliki phải giải quyết bài toán Mahdi của giáo sĩ al-Sadr chứ không thể bao che bảo vệ như trước.

Al-Malaki bèn đổi giọng và lực lượng Mahdi chìm vào trong dân.

Ngày 19 tháng 12, một lãnh tụ chuyên chế bom của lực lượng Mahdi bị bắt tại thị trấn Al Kut. Hôm sau, có tin là Giáo chủ Ali al-Sistani của khuynh hướng Shia ôn hoà lên tiếng ủng hộ việc cô lập hoá các nhóm cực đoan để vãn hồi trật tự.

Hai ngày sau, khi dân Mỹ mừng Giáng sinh thì giao tranh bùng nổ giữa hai lực lượng Shia tại As Samara: Thượng Hội đồng Cách mạng Hồi giáo (SCIR) đưa quân truy lùng nhóm Mahdi và lệnh giới nghiêm được ban hành tại đây.

Ngày 27, cuộc hành quân hỗn hợp giữa các đơn vị Mỹ và Iraq tại An Najaf đã tấn công thẳng vào tư dinh của Sahib al-Ameri, một lãnh tụ của nhóm Martyrs Foundation thân al-Sadr khiến al-Ameri thiệt mạng.

Ngày 10 tháng Giêng, khi Tổng thống Bush trình bày chiến lược mới thì dân quân Mahdi liền cởi đồng phục, tháo gỡ các chốt kiểm soát quanh Baghdad và ra lệnh không dùng điện thoại liên lạc nữa. Họ chôn giấu võ khí và lặn vào trong dân. Ngày 16, 400 tay súng của al-Sadr bị bắt và hôm sau, Thủ tướng al-Maliki xác nhận rằng chính quyền ông đang truy lùng lực lượng Mahdi. Qua ngày 19, lãnh tụ al-Darraji của nhóm Mahdi bị bắt mà dân Shia không hề nổi loạn phản đối như mọi khi. Ngược lại, dường như họ đã hiểu hoặc được hướng dẫn là phải nín thở qua sông, để tránh làn sóng dữ cho ông Bush sẽ đẩy tới.

Mục đích của chiến thuật này là để chứng minh khả năng và thiện chí của Chính quyền al-Malaki hầu bảo vệ cái thế chính trị rất mạnh của phe Shia với 128 ghế trong Quốc hội – mà một phần tư thuộc về nhóm al-Sadr. “Đừng già néo mà đứt giây” có thể là mật lệnh của Tehran. Nếu khối Shia lại vỡ đôi giữa hai phe ôn hoà và cực đoan, nước cờ của Iran tại Iraq sẽ mất công hiệu!

Dường như Chính trường Hoa Kỳ lại không thấy như vậy. Truyền thông Mỹ chỉ nói đến số tổn thất kỷ lục của các đơn vị Hoa Kỳ trong ngày 22 vừa qua.

Người ta ghi nhận là 25 lính Mỹ hy sinh ngày hôm đó, nhưng trên nhiều địa bàn khác nhau, tại khu vực Baghdad, tỉnh Anbar và thành phố Karbala. Khi gia tăng áp lực thì phải bị tổn thất nặng hơn. Ngược lại, giáo sĩ Muqtada al-Sadr cũng đổi giọng: lực lượng của ông hết tẩy chay Quốc hội - tức là tham gia tiến trình hợp tác chính trị mà Hoa Kỳ đòi hỏi – và bản thân ông thì đi trốn.

Trong nước cờ lớn của Tehran, quân cờ al-Sadr biết là phải lánh nạn.

Nếu chính quyền Bush dám nói và dám làm thì tổn thất của mình có thể là vĩnh viễn. Nếu ông Bush bị cột tay ở nhà và vụ Mỹ dồn quân sẽ sớm kết thúc, mình vẫn còn sống và còn cơ hội tái xuất hiện. Huống hồ là mình đã bày tỏ thiện chí hợp tác chính trị tại Baghdad. Chi bằng tạm lánh mũi nhọn của Mỹ và chờ đợi Chính trường Hoa Kỳ cắt cánh ông Bush nếu các đơn vị Mỹ bị tổn thất quá nặng vì lệnh dồn quân vừa ban hành. Al Sadr có thể suy luận như vậy mà không sai.

Do đó, chiến trường và chính trường Iraq đang biến hoá vô lường nhưng đấy không là chuyện nước Mỹ quan tâm.

Chính trường Hoa Kỳ chỉ thấy rằng Bush đang gây thêm tổn thất cho binh lính Mỹ và cục diện Trung Đông lại trở nên quá phức tạp, bất trắc. Thật ra, đòn phản công của Iran đã bắt đầu. Các giáo chủ Tehran đã cho thủ rất kín tại Iraq nhưng quậy rất mạnh tại nơi khác.

Nơi ấy là Lebanon.

Lực lượng Hezbollah tại đây bỗng xua dân Shia ra biểu tình bao động chống chính quyền dân cử tại Beirut của Thủ tướng Fouad Siniora. Như ở nhiều nơi, thanh niên sinh viên lại là lực lượng tiên phong trên hai phía của chiến hào. Phe ủng hộ Hezbollah và phe ủng hộ Thủ tướng Siniora đụng độ nặng, nhiều người tử vong và quân đội Lebanon phải bước ra dẹp loạn, chính quyền Beirut bị tê liệt.

Lý cớ là Hezbollah muốn cản trở chính quyền và Quốc hội Beirut lập toà án quốc tế điều tra vụ ám sát nguyên Thủ tướng Rafik al-Hariri vào đầu năm kia. Syria và Hezbollah có nhúng tay vào vụ đó. Đã thế, Chính quyền Siniora lại còn được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Âu châu (nhất là Pháp) và Saudi Arabia.

Tehran, Damascus và lực lượng Hezbollah phải gây loạn tại Beirut và xung đột giữa phe Sunni ủng hộ Chính quyền và phe Shia do Hezbollah giật giây sẽ thổi lên một đám cháy khác trong khu vực Trung Đông.

Trong vụ này, Saudi Arabia tất nhiên chẳng khoanh tay. Lời hăm dọa đưa ra từ tháng 10 bắt đầu trở thành hiện thực. Riyadh yêu cầu Tehran phải ngưng yểm trợ lực lượng Shia tại Lebanon, nếu không, họ sẽ cùng Jordan tiếp sức cho phe Sunni tại đó. Chúng ta đang thấy Iran và Syria ở một bên và Saudi Arabia cùng Jordan ở bên kia thổi lửa vào Lebanon cho hai phe Shia và Sunni lao vào trận.

Ngay sau khi Tổng thống Bush công bố chiến lược mới, Ngoại trưởng Condoleezza Rice lên đường huy động các đồng minh ôn hoà trong khu vực, là Saudi Arabia, Kuweit, các vương quốc vùng Vịnh Ba Tư, Egypt và Jordan, cùng mưu tìm một giải pháp quốc tế cho Iraq, và một lập trường chung đối diện với Iran. Ngẫu nhiên sao, Lebanon bốc lửa.

Mà nơi nào khói lửa nổi dậy là tàn lửa sẽ bay về Mỹ đốt cháy hy vọng phản công của Chính quyền Bush! Chính trường Mỹ dễ dàng kết luận như vậy vì nội vụ bỗng như rối bù sau khi Ngoại trưởng Rice thăm viếng Riyadh!

Một vòng chiến sự và thời sự ấy có thể giúp người ta nhìn ra cuộc cờ giữa Iran và Hoa Kỳ.

Tại Iraq, Tehran khuyên al-Sadr giả chết để tạo thành tích cho Chính quyền al-Malaki có thể sẽ bị lật đổ ở Baghdad vì không kiểm soát nổi tình hình như đã cam kết với Hoa Kỳ. Tại Lebanon, họ thổi lửa cho Hezbollah xuống đường làm loạn. Khi Saudi Arabia nhập trận, Tehran liền bật tín hiệu qua các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Riyadh.

Tín hiệu ấy là nên đàm hơn nên đánh!

Tổng thống Iran là Mahmoud Ahmadinejad thì nói với Tổng thống Iraq Jalal Talabani rằng Tehran sẵn sàng hợp tác để ổn định Iraq. Cầm đầu hệ thống an ninh của Tehran là Ali Larijani thì nói với vị tương nhiệm là Hoàng thân Bandar bin Sultan của Riyadh rằng Iran đồng ý thảo luận với Saudi Arabia để góp phần ổn định Iraq và giải quyết các mâu thuẫn trong khu vực. Rồi hàng loạt giới chức về ngoại giao hay an ninh của Tehran lần lượt tuyên bố là Iran sẵn sàng cộng tác với Nguyên tử lực cuộc của Liên hiệp quốc về kế hoạch võ khí nguyên tử.

Iran biết rõ nội tình Hoa Kỳ hơn là dân Mỹ nhìn ra những tính toán của Tehran. Iran nói đàm là để đánh. Còn ông Bush, có muốn đàm như Ủy ban Baker-Hamilton đề nghị thì cũng phải đánh, nhưng dù chỉ là đánh dứ qua Saudi Arabia thì ông vẫn có tội!

Điều ấy không ngoa. Với đề nghị dồn quân trong chiến lược mới, ông Bush vừa đánh dứ tại Iraq thì chính trường Mỹ bỗng tổng nổi dậy chống Bush ở nhà, bằng nhiều trò khôi hài và ấu trĩ.

Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát thì biểu quyết chống chiến lược mới với tỷ số 12-9. Đảng Dân chủ có đa số 11-10 trong Ủy ban Ngoại giao nhưng đạt tỷ lệ họ gọi là “áp đảo” nhờ lá phiếu của một Nghị sĩ Cộng hoà đã trở cờ chống Bush là Chuck Hagel. Vụ biểu quyết ấy không có giá trị cưỡng hành vì không thể cản trở được quyết định của vị Tổng tư lệnh quân đội là Tổng thống, nhưng đủ cho dư luận thấy là Quốc hội chống Bush và không chịu trách nhiệm về những thất bại của chiến lược mới.

Nhưng, Chính trường Mỹ chứng tỏ khả năng ấu trĩ cao độ khi hôm sau Ủy ban Quân vụ lập tức phê chuẩn việc bổ nhiệm Tướng David Petreaus vào vai trò Tư lệnh Chiến trường Iraq để thực hiện chiến lược mới! Với tỷ số là 25-0. Khôi hài vì muốn được tiếng chống Bush mà khỏi mang tiếng là chống quân đội, và ấu trĩ vì sẽ khiến các chiến binh ngoài tiền tuyến tự hỏi là hậu phương muốn gì"

Các Nghị sĩ Dân biểu bỗng khoác áo Tổng tư lệnh và Chiến lược gia quân sự khi đả kích chiến lược mới của Tổng thống, mà không ai có can đảm đối chất hay phản bác một sĩ quan anh hùng sẽ thi hành chiến lược mới là Tướng Petreaus!

Đi vào chi tiết, người ta còn nhìn thấy nhiều chuyện bi hài hơn của Chính trường.

Chưa đến nỗi bi thảm như Quốc hội Mỹ đã cắt quân viện cho Việt Nam Cộng Hoà năm 1974, Quốc hội khoá 110 biết... vỗ trống ếch quanh bụi.

Không ai dám đề nghị cắt giảm quân phí để cột tay Chính quyền Bush tại Iraq, người ta phát huy sáng tạo theo kiểu khác. Người thì chống đôn quân tại Iraq nhưng đòi đôn quân tại Afghanistan (Nghị sĩ Hillary Clinton và bà bị phe phản chiến trong đảng tẩy chay!); người thì đòi định mức quân số tối đa, không cao quá số quân ông Bush muốn đưa thêm vào Iraq; người thì đồng  ý đôn quân vào Anbar nhưng chống việc tăng viện cho Baghdad (Nghị sĩ Cộng hoà John Warner đầy uy tín trong Ủy ban Quân vụ, trong một cố gắng cứu Bush mà không lãnh hoạ cho mình). Nếu kể thêm những lời phát biểu linh tinh thì còn nhiều lắm!

Nước Mỹ có 435 Dân biểu và 100 Nghị sĩ nên có 535 Tổng tư lệnh chiến trường Iraq.

Hai phần ba dân Mỹ không tin là chiến lược mới của Bush sẽ thành công. Trong một nền dân chủ, ý dân là ý trời. Ý dân đã được thể hiện ngày mùng bảy tháng 11 năm ngoái, và sẽ được thể hiện ngày mùng bốn tháng 11 năm 2008.

Giữa khoảng thời gian ấy, nước Mỹ vẫn cần lãnh đạo và lãnh đạo phải hành xử quyền hạn hiến định của mình. Một trong những biểu hiện quan trọng nhất của lãnh đạo là phải giải thích và hướng dẫn dư luận về quyền lợi tối thượng và lâu dài của đất nước.

Ông Bush có cố gắng trình bày mà không thuyết phục được dư luận. Những người chống lại chủ trương của ông thì thuyết phục được dư luận mà chẳng trình bày được điều gì sáng hơn. Cùng lắm thì bằng những kẻ xem chuông trong thơ Hồ Xuân Hương.

Một bầy thằng ngọng đứng xem chuông.

Chúng bảo nhau rằng “í ái uông”.

Vì vậy, trong trận đấu trí và đấu lực với Iran – dù lính Mỹ sẽ đánh rất hăng – Hoa Kỳ sẽ thua trận. Tổng tư lệnh tối cao tại Thượng viện vừa ra lệnh tổng triệt thoái!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.