Bạn,
Theo tài liệu của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, hiện cả Việt Nam có 22 triệu học sinh tiểu học, trong đó có tới 90% trẻ em bị viêm lợi và 50% em bị sâu răng. Một chuyên viên nha khoa Sài Gòn dự tính khoảng 80% thiếu niên từ 10 đến 13 tuổi ở Việt Nam bị bệnh sâu răng và phương pháp dùng kem đánh răng là hiệu quả và đơn giản nhất để chống sâu răng. Tho phân tích và đánh giá của chuyên viên Viện răng hàm mặt Sài Gòn, mức tiêu dùng kem đánh răng bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay khoảng 140 gam. Còn thời gian trung bình người tiêu dùng thay bàn chải là 2 đến 3 lần/năm. Như vậy, với dân số 77 triệu người thì nhu cầu tiêu thụ kem đánh răng hiện nay khoảng 11 ngàntấn/1 năm và bàn chải răng chừng 40 triệu chiếc/năm. Chính từ những thông tin, các hãng sản xuất kem đánh răng quốc tế đương hoạt động tại Việt Nam đã tung các chiêu thuật để chiếm lĩnh thị trường:
Công ty Elida P/S, Liên doanh giữa Tập đoàn Unilever, Công ty hoá phẩm P/S, và Công ty Colgate - Palmolive Sơn Hải, đã bỏ ra những khoản tiền lớn để tiếp thị nhưng với cách thức có nhiều điểm khác nhau. Hai công ty này đều nhằm vào khách hàng “sộp” là tầng lớp thanh thiếu niên qua sự hợp tác với Viện Răng hàm mặt và Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam.
Mở đầu là Công ty EPS với chương trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”, tiến hành trong niên học vừa qua. Tổng kinh phí đầu tư của EPS cho năm học vừa qua ở 6 tỉnh Nam phần và Sài Gòn là 2.42 tỷ đồng. Ông Tổng giám đốc EPS cho biết, chương trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam” sẽ triển khai liên tục trong thời gian dài, giai đoạn 1 thực hiện trong 5 năm (1998 - 2003).
Công ty Colgate - Palmolive Sơn Hải, mặc dù đến sau P/S, không chịu lép vế. Từ tháng 9 năm ngoái, họ đã ký kết thực hiện chương trình “Nha học đường” với Viện Răng Hàm Mặt Việt Nam, kéo dài 5 năm với kinh phí tài trợ hơn 50 ngàn đô/năm, khoảng 700 triệu đô/1 năm. Còn Công ty Elida P/S, từ ngày đầu tiên hoạt động đã thực hiện một chiến lược gắn bó lâu dài, tạo thuận lợi và lợi ích cho các đại lý. Ông Lý Trường Chiến, Phó giám đốc tiếp thị EPS cho biết đến nay Công ty có hơn 200 nhà phân phối và gần 120 ngàn điểm bán lẻ từ Cao Bằng đến Cà Mau. Các nhà phân phối và nhân viên Công ty thực hiện phương thức một tuần đến thăm cửa hàng bán lẻ một lần, giao thêm hàng bán được mới thu tiền và luôn tạo cho người bán lẻ có lợi nhuận ổn định lâu dài.
Một số loại kem đánh răng khác người bán lẻ phải bỏ tiền ra thâu vào, ế ẩm không trả lại được. Elida P/S thực hiện chiến lược định giá bán từ chi phí đi lên, theo công thức: chi phí cộng với lợi nhuận thành giá bán, nên giá bán khá thấp so với các loại kem khác. Một số loại kem đánh răng định giá bán từ trên xuống, theo đó giá bán trừ đi chi phí quảng cáo tiếp thị bằng lợi nhuận cộng với chi phí sản xuất, vì thế mà giá đắt gấp đôi trên thị trường.
Bạn,
Cuộc chiến trên thị trường kem đánh răng ngày càng dữ dội. Theo ghi nhận của các chuyên viên, phần lớn kem đánh răng bán trên thị trường đều có “vẻ giống nhau” cả về phẩm lượng, mùi thơm và bao bì. Nhưng có lẽ giá rẻ là yếu tố quyết định để người tiêu dùng phán quyết nên xài loại nào và số phận các nhà sản xuất kem đánh răng sẽ phụ thuộc vào “những hàm răng viêm lợi và bị sâu”!
Theo tài liệu của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, hiện cả Việt Nam có 22 triệu học sinh tiểu học, trong đó có tới 90% trẻ em bị viêm lợi và 50% em bị sâu răng. Một chuyên viên nha khoa Sài Gòn dự tính khoảng 80% thiếu niên từ 10 đến 13 tuổi ở Việt Nam bị bệnh sâu răng và phương pháp dùng kem đánh răng là hiệu quả và đơn giản nhất để chống sâu răng. Tho phân tích và đánh giá của chuyên viên Viện răng hàm mặt Sài Gòn, mức tiêu dùng kem đánh răng bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay khoảng 140 gam. Còn thời gian trung bình người tiêu dùng thay bàn chải là 2 đến 3 lần/năm. Như vậy, với dân số 77 triệu người thì nhu cầu tiêu thụ kem đánh răng hiện nay khoảng 11 ngàntấn/1 năm và bàn chải răng chừng 40 triệu chiếc/năm. Chính từ những thông tin, các hãng sản xuất kem đánh răng quốc tế đương hoạt động tại Việt Nam đã tung các chiêu thuật để chiếm lĩnh thị trường:
Công ty Elida P/S, Liên doanh giữa Tập đoàn Unilever, Công ty hoá phẩm P/S, và Công ty Colgate - Palmolive Sơn Hải, đã bỏ ra những khoản tiền lớn để tiếp thị nhưng với cách thức có nhiều điểm khác nhau. Hai công ty này đều nhằm vào khách hàng “sộp” là tầng lớp thanh thiếu niên qua sự hợp tác với Viện Răng hàm mặt và Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam.
Mở đầu là Công ty EPS với chương trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”, tiến hành trong niên học vừa qua. Tổng kinh phí đầu tư của EPS cho năm học vừa qua ở 6 tỉnh Nam phần và Sài Gòn là 2.42 tỷ đồng. Ông Tổng giám đốc EPS cho biết, chương trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam” sẽ triển khai liên tục trong thời gian dài, giai đoạn 1 thực hiện trong 5 năm (1998 - 2003).
Công ty Colgate - Palmolive Sơn Hải, mặc dù đến sau P/S, không chịu lép vế. Từ tháng 9 năm ngoái, họ đã ký kết thực hiện chương trình “Nha học đường” với Viện Răng Hàm Mặt Việt Nam, kéo dài 5 năm với kinh phí tài trợ hơn 50 ngàn đô/năm, khoảng 700 triệu đô/1 năm. Còn Công ty Elida P/S, từ ngày đầu tiên hoạt động đã thực hiện một chiến lược gắn bó lâu dài, tạo thuận lợi và lợi ích cho các đại lý. Ông Lý Trường Chiến, Phó giám đốc tiếp thị EPS cho biết đến nay Công ty có hơn 200 nhà phân phối và gần 120 ngàn điểm bán lẻ từ Cao Bằng đến Cà Mau. Các nhà phân phối và nhân viên Công ty thực hiện phương thức một tuần đến thăm cửa hàng bán lẻ một lần, giao thêm hàng bán được mới thu tiền và luôn tạo cho người bán lẻ có lợi nhuận ổn định lâu dài.
Một số loại kem đánh răng khác người bán lẻ phải bỏ tiền ra thâu vào, ế ẩm không trả lại được. Elida P/S thực hiện chiến lược định giá bán từ chi phí đi lên, theo công thức: chi phí cộng với lợi nhuận thành giá bán, nên giá bán khá thấp so với các loại kem khác. Một số loại kem đánh răng định giá bán từ trên xuống, theo đó giá bán trừ đi chi phí quảng cáo tiếp thị bằng lợi nhuận cộng với chi phí sản xuất, vì thế mà giá đắt gấp đôi trên thị trường.
Bạn,
Cuộc chiến trên thị trường kem đánh răng ngày càng dữ dội. Theo ghi nhận của các chuyên viên, phần lớn kem đánh răng bán trên thị trường đều có “vẻ giống nhau” cả về phẩm lượng, mùi thơm và bao bì. Nhưng có lẽ giá rẻ là yếu tố quyết định để người tiêu dùng phán quyết nên xài loại nào và số phận các nhà sản xuất kem đánh răng sẽ phụ thuộc vào “những hàm răng viêm lợi và bị sâu”!
Gửi ý kiến của bạn