Từ năm 1900 đến 1970, Hoa Kỳ đã có mậu dịch thặng dư mỗi năm.
Nhưng kể từ 1970, Hoa Kỳ đã trải qua liên tục 30 lần thâm thủng mậu dịch. Thâm thủng mậu dịch năm rồi trong khu vực sản xuất là 323 tỷ đô la, thâm thủng mậu dịch trao đổi hàng hoá là 450 tỷ đô la - gần 5% của tổng sản lượng quốc dân (GDP). Không một quốc gia nào chịu đựng được thâm thủng mậu dịch như thế mà không bị sụp đổ về tiền tệ và chấm dứt ưu thế của mình.
Trong lúc nền kinh tế chìm chầm chậm, khu vực kỹ nghệ đã nằm trong ổ khoá của Davy Jones. Khu vực sản xuất đã rơi xuống trong 12 tháng. Một phần tư các cơ xưởng kỹ nghệ thì tê liệt. Hàng triệu việc làm đã biến mất kể từ sau cú đếm phiếu ở Florida. Chúng ta chỉ còn 17 triệu công việc trong khu vực sản xuất, đó là phần nhỏ nhất của lực lượng lao động Mỹ trong 150 năm.
Mặc dù kỹ nghệ thép đã đầu tư 60 tỷ đô trong 20 năm cho những kế hoạch mới và trang thiết bị, nâng năng xuất lên 174% và sa thải 350.000 công nhân, 25 nhà sản xuất thép đã phải khai phá sản từ năm 1997.
Tại sao" Chỉ vì nhập cảng. Kể từ 1991, thép nhập cảng đã tăng từ 16 triệu tấn lên 38 triệu tấn. Thép nước ngoài được đổ vào bởi các quốc gia được Mỹ cứu nguy như Brazil, Nga, Nam Dương và Nam Hàn, và các quốc gia được Mỹ bảo vệ như Nhật Bản. Khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, những quốc gia đó muốn kỹ nghệ thép của họ phát triển còn thép Mỹ thì suy sụp. Trong lúc đó, chính phủ Hoa Kỳ thì lầm thầm "Không được xen vào tự do mậu dịch."
Khu vực kỹ nghệ tơ sợi càng thiệt hại nặng hơn. Trong 3 năm trước thương ước Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ (NAFTA), Mỹ mất 2.000 việc làm về may mặc và 33.000 việc làm về may dệt. Trong 7 năm kể từ NAFTA, Mỹ mất 227.000 việc làm về may mặc và 434.000 việc làm về may dệt.
"Ai quan tâm nếu những việc làm thấp kém đi sang Mễ Tây Cơ""
Nhưng 671.000 công nhân bị sa thải phải quan tâm. Bởi vì công việc may dệt họ bị mất đã phải trả thêm 23%, và công việc may mặc đã phải trả thêm 59% nhiều hơn so với lương nhân viên bán lẻ mà họ và vợ con của họ đang có.