Bạn,
Tại Việt Nam ngày nay, chuyện sản phẩm giả, bằng giả... đã trở thành chuyện hàng ngày trong thời buổi kinh tế thị trường. Ngoài những loại hình giả đó ra, còn có thêm một thứ giả khác mà các cơ quan chức năng CSVN đành bó tay, vì kết quả của hành vi giả này được các cơ quan giám sát và thi hành pháp luật CSVN chứng nhận bằng những con dấu thật do việc làm giả của họ hoàn toàn đúng luật. Đó chính là việc ly hôn giả như một số trường hợp sau đây được một phóng viên báo Phụ Nữ kể lại.
Đầu tháng 7 vừa rồi, nhận lời mời ăn tân gia của người bạn cũ, tôi đóng bộ nghiêm chỉnh và có mặt đúng giờ tại một ngôi nhà mới đường Chu Văn An, phường 26 quận Bình Thạnh. Nhìn ngôi nhà 3 tầng xây dựng theo kiểu Pháp lai Tàu trị giá cũng khoảng cả tỷ đồng, tôi thầm nghĩ đúng là tái ông thất mã, chuyện hắn ly dị với cô vợ cũ cách đây 7 năm, coi vậy mà hên. Hồi đó ít ai ngờ hai vợ chồng thầy cô giáo Lê Thành L và Nguyễn Thúy H cùng dạy văn ở trường cấp 3 của một huyện thuộc tỉnh Tây Ninh đang rất mực hạnh phúc, bỗng dưng đưa nhau ra tòa xé hôn thú. Rồi cả hai xin nghỉ việc. Bạn bè cứ hết đoán xa, lại nghĩ gần. Có người trách cô H vì đã không coi trọng chồng. Có người tỏ ý thương anh L vì anh đã hết lòng chiều chuộng vợ. Tôi cũng đã chia buồn cùng L hết một chầu rượu đế trong ngày chia tay. Bẵng đi mấy năm, giờ lại thấy thằng bạn xấu số của mình lại có một cơ ngơi mà ít ai cùng thời mà có được, tôi thầm nghĩ chắc là nó cưới cô vợ sau đúng vào cái thế chuột sa hũ nếp. Nhưng thật bất ngờ, hai vợ chồng ngôi nhà này lại cũng chính là hai người đã xé hôn thú trước đây. Biết tôi thắc mắc, cuối tiệc, hai bạn khều tôi ở lại để bật mí. Thì ra, do xin chuyển hộ khẩu về thành phố không được, cả hai cùng nghĩ đến việc ly hôn, để nhập khẩu về với bố mẹ theo diện còn độc thân.
Tuy nhiên không phải mọi trường hợp xé hôn thú giả cũng đều mang đến một kết quả tốt đẹp như chuyện của hai người bạn trên đây. Thực tế đã có những trường hợp tính già hóa non, vẽ đường cho hươu cao chạy xa bay. Trong một lần đi dự lễ ở Bình Thạnh, tình cờ gặp chị Trần Thu Ng, cư ngụ ở phường 12. Khi ngồi gần bên hỏi chuyện, tôi mới biết chị có một dĩ vãng buồn. Chị kể, vợ chồng đang sống êm ấm trong một căn nhà nhỏ ở chợ Cây Thị, bỗng dưng anh Lê Trương Kh., chồng chị, công nhân một xí nghiệp lắp ráp điện tử ở quận 10, muốn xuất ngoại để cải thiện cuộc sống gia đình. Thấy viễn cảnh tương lai hiện ra khá hấp dẫn, chị đồng tình xin ly hôn để tiện cho anh làm thủ tục. Thời gian đầu, anh Kh còn thư từ qua lại vài lần, để than thân trách phận nơi xứ người. Chị Ng cũng hiểu được khó khăn của người chồng không chút vốn liếng ngoại ngữ của mình, nên bấm lòng vượt qua khổ cực để nuôi con. Trên giấy tờ, tòa án đã ghi nhận sự tự nguyện nuôi con không cần anh Kh trợ cấp sau khi ly hôn, nên làm sao chị có quyền đòi hỏi. Nhưng một năm sau, khi đã qua thời kỳ than thở nỗi xa nhà, anh Kh bèn cắt đứt luôn phần tình nghĩa bằng số tiền 200 đô và một lá thư xin chị Ng thông cảm vì anh đã cưới được một cô vợ khác.
Bạn,
Ngoài những trường hợp ly hôn giả nêu trên, có những trường hợp “đột xuất” như câu chuyện sau đây theo lời kể của một viên thẩm phán tòa án CSVN ở Sài Gòn: Có một lần viên thẩm phán này được mời đến nhà hàng P.T dự tiệc mừng 20 năm ngày cưới của một người quen. Thế nhưng chỉ vài tháng sau, khi đến tòa để nghiên cứu vụ án sắp đưa ra xét xử, viên thẩm phán lại đọc đúng hồ sơ ly hôn của hai người tổ chức tiệc cưới vừa qua, thắc mắc ấy ông ta chỉ hiểu ra khi báo chí đưa tin ông chồng bị truy tố vì có dấu hiệu tham nhũng trong một vụ án buôn lậu lớn ở Sài Gòn!
Tại Việt Nam ngày nay, chuyện sản phẩm giả, bằng giả... đã trở thành chuyện hàng ngày trong thời buổi kinh tế thị trường. Ngoài những loại hình giả đó ra, còn có thêm một thứ giả khác mà các cơ quan chức năng CSVN đành bó tay, vì kết quả của hành vi giả này được các cơ quan giám sát và thi hành pháp luật CSVN chứng nhận bằng những con dấu thật do việc làm giả của họ hoàn toàn đúng luật. Đó chính là việc ly hôn giả như một số trường hợp sau đây được một phóng viên báo Phụ Nữ kể lại.
Đầu tháng 7 vừa rồi, nhận lời mời ăn tân gia của người bạn cũ, tôi đóng bộ nghiêm chỉnh và có mặt đúng giờ tại một ngôi nhà mới đường Chu Văn An, phường 26 quận Bình Thạnh. Nhìn ngôi nhà 3 tầng xây dựng theo kiểu Pháp lai Tàu trị giá cũng khoảng cả tỷ đồng, tôi thầm nghĩ đúng là tái ông thất mã, chuyện hắn ly dị với cô vợ cũ cách đây 7 năm, coi vậy mà hên. Hồi đó ít ai ngờ hai vợ chồng thầy cô giáo Lê Thành L và Nguyễn Thúy H cùng dạy văn ở trường cấp 3 của một huyện thuộc tỉnh Tây Ninh đang rất mực hạnh phúc, bỗng dưng đưa nhau ra tòa xé hôn thú. Rồi cả hai xin nghỉ việc. Bạn bè cứ hết đoán xa, lại nghĩ gần. Có người trách cô H vì đã không coi trọng chồng. Có người tỏ ý thương anh L vì anh đã hết lòng chiều chuộng vợ. Tôi cũng đã chia buồn cùng L hết một chầu rượu đế trong ngày chia tay. Bẵng đi mấy năm, giờ lại thấy thằng bạn xấu số của mình lại có một cơ ngơi mà ít ai cùng thời mà có được, tôi thầm nghĩ chắc là nó cưới cô vợ sau đúng vào cái thế chuột sa hũ nếp. Nhưng thật bất ngờ, hai vợ chồng ngôi nhà này lại cũng chính là hai người đã xé hôn thú trước đây. Biết tôi thắc mắc, cuối tiệc, hai bạn khều tôi ở lại để bật mí. Thì ra, do xin chuyển hộ khẩu về thành phố không được, cả hai cùng nghĩ đến việc ly hôn, để nhập khẩu về với bố mẹ theo diện còn độc thân.
Tuy nhiên không phải mọi trường hợp xé hôn thú giả cũng đều mang đến một kết quả tốt đẹp như chuyện của hai người bạn trên đây. Thực tế đã có những trường hợp tính già hóa non, vẽ đường cho hươu cao chạy xa bay. Trong một lần đi dự lễ ở Bình Thạnh, tình cờ gặp chị Trần Thu Ng, cư ngụ ở phường 12. Khi ngồi gần bên hỏi chuyện, tôi mới biết chị có một dĩ vãng buồn. Chị kể, vợ chồng đang sống êm ấm trong một căn nhà nhỏ ở chợ Cây Thị, bỗng dưng anh Lê Trương Kh., chồng chị, công nhân một xí nghiệp lắp ráp điện tử ở quận 10, muốn xuất ngoại để cải thiện cuộc sống gia đình. Thấy viễn cảnh tương lai hiện ra khá hấp dẫn, chị đồng tình xin ly hôn để tiện cho anh làm thủ tục. Thời gian đầu, anh Kh còn thư từ qua lại vài lần, để than thân trách phận nơi xứ người. Chị Ng cũng hiểu được khó khăn của người chồng không chút vốn liếng ngoại ngữ của mình, nên bấm lòng vượt qua khổ cực để nuôi con. Trên giấy tờ, tòa án đã ghi nhận sự tự nguyện nuôi con không cần anh Kh trợ cấp sau khi ly hôn, nên làm sao chị có quyền đòi hỏi. Nhưng một năm sau, khi đã qua thời kỳ than thở nỗi xa nhà, anh Kh bèn cắt đứt luôn phần tình nghĩa bằng số tiền 200 đô và một lá thư xin chị Ng thông cảm vì anh đã cưới được một cô vợ khác.
Bạn,
Ngoài những trường hợp ly hôn giả nêu trên, có những trường hợp “đột xuất” như câu chuyện sau đây theo lời kể của một viên thẩm phán tòa án CSVN ở Sài Gòn: Có một lần viên thẩm phán này được mời đến nhà hàng P.T dự tiệc mừng 20 năm ngày cưới của một người quen. Thế nhưng chỉ vài tháng sau, khi đến tòa để nghiên cứu vụ án sắp đưa ra xét xử, viên thẩm phán lại đọc đúng hồ sơ ly hôn của hai người tổ chức tiệc cưới vừa qua, thắc mắc ấy ông ta chỉ hiểu ra khi báo chí đưa tin ông chồng bị truy tố vì có dấu hiệu tham nhũng trong một vụ án buôn lậu lớn ở Sài Gòn!
Gửi ý kiến của bạn