Hôm nay,  

Chuyện Ơû 1 Xóm Thuyền

20/04/200300:00:00(Xem: 5043)
Bạn,
Theo báo quốc nội, trên dải đất hình chữ S của VN, ở đâu cũng vậy, cứ có sông là có xóm thuyền mà người ta hay gọi là xóm lênh đênh. Tại Hà Nội, hàng ngày, trên cây cầu Chương Dương đồ sộ vắt qua sông Hồng, phía dưới những nhịp cầu, dưới những dòng xe cộ ngày đêm ngược xuôi là một xóm thuyền lặng lẽ bên một Hà Nội ồn ào. Người ta cũng gọi xóm thuyền này là xóm gầm cầu, xóm gầm cầu lênh đênh... Báo quốc nội viết về cảnh đời của cư dân nghèo ở xóm thuyền gần cầu Chương Dương qua đoạn ký sự như sau.
Ông quê ở Khoái Châu (Hưng Yên), dân xóm thuyền này quen gọi ông là Tới ''râu'' vì bộ râu quai nón ấn tượng. Tới ''râu'' là một trong những cư dân đầu tiên của ''xóm gầm cầu lênh đênh'' này. Hôm phóng viên lặn lội men theo bờ sông Hồng thì gặp Tới ''râu''. Ông cởi trần trùng trục, trên người chỉ có mỗi chiếc quần đùi bộ đội đã sờn rách. Cánh tay chắc nịch khuân từng buồng chuối to lên bờ cho vợ và đứa con gái bán. Xong việc, ông rít một hơi thuốc lào, uống một ngụm chè xanh rồi nhảy ùm xuống sông tắm rửa. Trước đây Tới ''râu'' là dân buôn bán theo thuyền. Hàng chủ yếu là nông sản và rau quả. Có đợt cao nhất vợ chồng ông có đến ba thuyền chở hàng lên bến Chương Dương bán. Cuộc sống tiểu thương trên sông nước của vợ chồng ông đang hưng thịnh thì vận rủi ập đến. Một lần, và cũng là lần đầu tiên ông quyết định ''làm ăn to'' thì gặp phải ''sóng gió'' đánh cho đến khuynh gia. Đó là chuyến lấy hàng gốm Bát Tràng cách đây gần chục năm. Bao nhiêu vốn liếng ông đổ cả vào đó cùng những hy vọng lớn trong chuyện lời lãi. Mấy thuyền gốm chuẩn bị xuất phát từ Bát Tràng thì có tin nước lũ. Ngày giờ giao hàng đã định, chờ đến khi nước rút, lũ đi thì khách cũng... đi luôn. Nếu đi thì nguy hiểm sẽ nhiều hơn yên lành. Nhìn những con thuyền chứa đầy gốm, đầy vốn liếng trong đó mà Tới ''râu'' đau. Thế rồi ông cũng quyết định đi, một quyết định mà đến bây giờ ông vẫn còn thấy phảng phất nỗi buồn, nỗi ân hận... Ba chiếc thuyền thì có đến hai chiếc bị chìm do chở nặng. Bao nhiều hy vọng, mồ hôi, công sức, tiền của cuốn theo dòng lũ, may mắn nhất là không ai việc gì.

Sau chuyến hàng ''định mệnh'' đó, vợ chồng ông phải bán nhà trang trải nợ nần và sắm con thuyền lênh đênh bán hoa quả, nông sản trên sông Hồng rồi dừng lại ở bến Chương Dương đến bây giờ. Đứa con gái sau khi lấy chồng, chưa có tiền ''lên bờ'' cũng đành đóng thêm con thuyền nữa, nhập vào xóm ''lênh đênh'' với bố mẹ. Ngày ngày hai vợ chồng lên bờ buôn bán vặt, tối lại về ''ngủ trên nước, ăn dưới cầu'' như bao cư dân khác ở đây.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: cùng với gia đình Tới ''râu'' là hàng chục hộ khác đang ngày đêm phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống sinh nhai nơi gầm cầu Chương Dương. Gia đình anh Hùng, chị Loan từ Hà Tây lên, gia đình chị Huệ, anh Tung từ Bắc Ninh đến... Mỗi gia đình đều có những lý do riêng khi đến nhập ''hộ khẩu'' cái xóm gầm cầu này. Hầu hết cư dân ở đây là dân ''ngụ cư'', lang thang và đang cố hoà mình trong nhịp sống ồn ào ngay trên đầu họ. Bố mẹ đã thế, cuộc sống là vậy nên những đứa trẻ suốt ngày lem luốc, cáu bẩn, không học hành, không giấy khai sinh, không khát vọng đang cùng bố mẹ ''chênh vênh'' trên sông, trên miền đất hứa Hà thành nhiều lo toan... Nhưng nếu về quê, họ về đâu, đi đâu khi ngay mảnh đất ở quê cũng không còn"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.