Hôm nay,  

Dân Khổ Vì Hạn Hán

21/03/200200:00:00(Xem: 4308)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, từ thượng tuần tháng 3 đến nay, suốt tuyến Quốc lộ 1A từ Cần Thơ đi Cà Mau, nhiều cánh đồng đã khô nứt nẻ, cỏ khô vàng cháy, giếng ao hồ quanh nhà dân đã cạn tới đáy và trơ lên lớp bùn nứt nẻ. Trâu bò phải gặm cỏ khô và uống nước cây. Trong hoàn cảnh hạn hán, nông dân các tỉnh miền Tây đã vô cùng vất vả trong mưu sinh. Một phóng viên báo TT ghi lại tình cảnh khốn khổ của cư dân tại các nơi hạn hán hoành hành qua đoạn ghi chép như sau.

Một phụ nữ tên là Sơn Hẻn ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đang xách từng thùng nước từ cây nước sau nhà tưới cho các liếp hẹ, quệt mồ hôi nhễ nhại, nói: Nắng gắt quá, các lớp hẹ đã khô cứng, lớn không nổi phải cắt bán gấp. Mỗi ngày xách nước tưới muốn còng lưng mà chẳng thấm tháp vào đâu, tưới chưa thấm đất đã bốc hơi hết rồi. Bơm tay không nổi nên tôi định mượn máy bơm của hàng xóm bơm đỡ vài ngày cho các ao xung quanh đầy nước. Nhưng mỗi ngày cũng bốn lít xăng, tiền bán hẹ chắc không bù không đủ tiền bơm nước quá. Chị chỉ tay qua mấy cái ao xung quanh nhà đang khô trơ đáy, nói tiếp: Nó khô đã nửa tháng rồi, nước đặc quánh sình, không còn dùng được nữa. Gia đình được công nhận là hộ nghèo khó, mùa này không có gì ăn thì năm miện ăn không biết làm sao nữa. Một phụ nữ khác tên là Triệu Thị Phương, ở xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên cũng cùng cảnh ngộ, 2 sào khổ qua đã khô queo quắt, trái đèo ngắt không còn thu hoạch được nữa. Chị đầu tư mấy trăm ngàn đồng coi như đi toi. Chị nói: Mỗi ngày tôi phải chạy bơm nước cây tưới hai lần nhưng vẫn không xuể. Thấy cái mòi không ăn rồi nên tôi buông xuôi luôn.

Ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), tình hình nắng nóng còn ảnh hưởng nặng nề hơn. Viên chủ tịch xã nói: Xã gieo hai vụ được 900 ha nhưng đến khi thu hoạch có khi 400 ha không thu được một hột, diện tích còn lại chỉ thu mỗi sào vài giạ". Anh Lý Bạc, một nông dân trong xã, mất trắng 2 hecta, không giấu được nổi thất vọng: Không ngờ nắng giữ quá, không chủ động được nước tưới tiêu nên cả cánh đồng bị khô hết. Bây giờ lúa khô, đất nứt nẻ hết. Còn chị Bé Hai, gieo sạ 3.5 ha bị thất hết. Thấy tiếc vốn bị khô dần, chị kêu chủ vịt thả chạy đồng để vớt vát lại nhưng chủ vịt còn chê. Còn ở các lâm trường rừng U Minh, Sông Trẹm...nước khô gần tới đáy. Thấy tình hình nguy kịch khó có nước bơm khi xảy ra cháy rừng, ngành thủy lợi của tỉnh cho đưa nước mặn vào các trục kênh chính để có nước chữa cháy và vận chuyển phương tiện. Tuy nhiên, người dân đã dựa vào đó để tháo nước mặn vào ruộng để nuôi tôm. Thấy nguy, tỉnh phải ngưng chủ trương này và đắp tất cả đập lại, không bơm nước mặn vào nữa. Dưới cái nắng nóng gay gắt như hiện nay, các dòng kênh ấy vô tình trở thành cái lẩu mắm khổng lồ đang sắc lại mặn quéo. Tôm, cá, rắn, rùa chịu không nổi cái mặn và nóng đã chết đầy kênh.

Bạn,
Cũng theo TT, đứng trước tình hình nắng nóng gay gắt còn kéo dài nhiều tháng nữa, các địa phương đã phải khẩn cấp cho kiểm tra lại các cống bộng, hệ thống kênh rạch, nhất là các canh sườn, kênh nội đồng. Những vùng có nguy cơ cao thiếu nước sinh hoạt sẽ nhanh chóng khoan mới cây nước. Tuy nhiên, theo một số chuyên viên thì dù có chuẩn bị kỹ hệ thống kênh rạch, cây nước nhưng với cái nắng nóng kéo dài nhiều tháng thì người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và trong canh tác đất đai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.