Hôm nay,  

Dân Khổ Vì Hạn Hán

21/03/200200:00:00(Xem: 4306)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, từ thượng tuần tháng 3 đến nay, suốt tuyến Quốc lộ 1A từ Cần Thơ đi Cà Mau, nhiều cánh đồng đã khô nứt nẻ, cỏ khô vàng cháy, giếng ao hồ quanh nhà dân đã cạn tới đáy và trơ lên lớp bùn nứt nẻ. Trâu bò phải gặm cỏ khô và uống nước cây. Trong hoàn cảnh hạn hán, nông dân các tỉnh miền Tây đã vô cùng vất vả trong mưu sinh. Một phóng viên báo TT ghi lại tình cảnh khốn khổ của cư dân tại các nơi hạn hán hoành hành qua đoạn ghi chép như sau.

Một phụ nữ tên là Sơn Hẻn ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đang xách từng thùng nước từ cây nước sau nhà tưới cho các liếp hẹ, quệt mồ hôi nhễ nhại, nói: Nắng gắt quá, các lớp hẹ đã khô cứng, lớn không nổi phải cắt bán gấp. Mỗi ngày xách nước tưới muốn còng lưng mà chẳng thấm tháp vào đâu, tưới chưa thấm đất đã bốc hơi hết rồi. Bơm tay không nổi nên tôi định mượn máy bơm của hàng xóm bơm đỡ vài ngày cho các ao xung quanh đầy nước. Nhưng mỗi ngày cũng bốn lít xăng, tiền bán hẹ chắc không bù không đủ tiền bơm nước quá. Chị chỉ tay qua mấy cái ao xung quanh nhà đang khô trơ đáy, nói tiếp: Nó khô đã nửa tháng rồi, nước đặc quánh sình, không còn dùng được nữa. Gia đình được công nhận là hộ nghèo khó, mùa này không có gì ăn thì năm miện ăn không biết làm sao nữa. Một phụ nữ khác tên là Triệu Thị Phương, ở xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên cũng cùng cảnh ngộ, 2 sào khổ qua đã khô queo quắt, trái đèo ngắt không còn thu hoạch được nữa. Chị đầu tư mấy trăm ngàn đồng coi như đi toi. Chị nói: Mỗi ngày tôi phải chạy bơm nước cây tưới hai lần nhưng vẫn không xuể. Thấy cái mòi không ăn rồi nên tôi buông xuôi luôn.

Ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), tình hình nắng nóng còn ảnh hưởng nặng nề hơn. Viên chủ tịch xã nói: Xã gieo hai vụ được 900 ha nhưng đến khi thu hoạch có khi 400 ha không thu được một hột, diện tích còn lại chỉ thu mỗi sào vài giạ". Anh Lý Bạc, một nông dân trong xã, mất trắng 2 hecta, không giấu được nổi thất vọng: Không ngờ nắng giữ quá, không chủ động được nước tưới tiêu nên cả cánh đồng bị khô hết. Bây giờ lúa khô, đất nứt nẻ hết. Còn chị Bé Hai, gieo sạ 3.5 ha bị thất hết. Thấy tiếc vốn bị khô dần, chị kêu chủ vịt thả chạy đồng để vớt vát lại nhưng chủ vịt còn chê. Còn ở các lâm trường rừng U Minh, Sông Trẹm...nước khô gần tới đáy. Thấy tình hình nguy kịch khó có nước bơm khi xảy ra cháy rừng, ngành thủy lợi của tỉnh cho đưa nước mặn vào các trục kênh chính để có nước chữa cháy và vận chuyển phương tiện. Tuy nhiên, người dân đã dựa vào đó để tháo nước mặn vào ruộng để nuôi tôm. Thấy nguy, tỉnh phải ngưng chủ trương này và đắp tất cả đập lại, không bơm nước mặn vào nữa. Dưới cái nắng nóng gay gắt như hiện nay, các dòng kênh ấy vô tình trở thành cái lẩu mắm khổng lồ đang sắc lại mặn quéo. Tôm, cá, rắn, rùa chịu không nổi cái mặn và nóng đã chết đầy kênh.

Bạn,
Cũng theo TT, đứng trước tình hình nắng nóng gay gắt còn kéo dài nhiều tháng nữa, các địa phương đã phải khẩn cấp cho kiểm tra lại các cống bộng, hệ thống kênh rạch, nhất là các canh sườn, kênh nội đồng. Những vùng có nguy cơ cao thiếu nước sinh hoạt sẽ nhanh chóng khoan mới cây nước. Tuy nhiên, theo một số chuyên viên thì dù có chuẩn bị kỹ hệ thống kênh rạch, cây nước nhưng với cái nắng nóng kéo dài nhiều tháng thì người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và trong canh tác đất đai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.