Chongqing -- Giới kỹ sư có thẩm quyền của Trung Cộng quyết định : thành phố Chongqing ở phía tây nam, bị án ngữ bởi dãy núi Zhongliang và chia cắt bởi các con sông gây lũ lụt, phải được tái thiết.
Các toán xây cất đã đào một vùng đất trũng rộng lớn tại trung tâm thành phố này, để từ đây, khai sơn phá thạch xây các siêu xa lộ dài 600 dặm Anh, đồng thời, xây thêm 4 tuyến hỏa xa mới, một hệ thống đường rầy thành phố, và một phi trường mới. Giới chức Trung Cộng cũng hứa lập thêm các công viên, vòi nước uống, và đường đi dạo ven sông, cho thành phố 30 triệu dân này.
Phí tổn để biến đổi Chongqing thành một thành phố hiện đại trong vùng Trung Bộ - phần lớn do chính phủ và các ngân hàng quốc doanh gánh chịu - được phỏng định là 200 tỷ mỹ kim trong 10 năm tới. Con số này cao hơn đôi chút so với phí tổn Quốc Hội Mỹ đã chi để xây hệ thống xa lộ xuyên bang Mỹ hồi 1950 (tính theo trị giá mỹ kim đã điều chỉnh).
Cấp lãnh đạo tối cao của Trung Cộng, phần đông từng được huấn luyện về các khoa cơ khí, không chỉ đang cố biến thành phố vùng núi này thành các trục vận tải. Họ còn muốn bơm 48 tỷ thước khối nước từ nam lên bắc mỗi năm, chuyển khí đốt thiên nhiên từ trung bộ Hoa Lục đến miền duyên hải đông nam, và xây đập nước lớn nhất thế giới, cây cầu dài nhất, xe lửa nhanh nhất, và đường rầy cao nhất.
Bên trong các nỗ lực kiến thiết ngoạn mục này, tiềm ẩn chủ đích tạo việc làm, khích động tăng trưởng kinh tế đến mức bảo đảm được ổn định xã hội, và duy trì uy lực đảng Cộng Sản ở thế cầm quyền.
Trong khi một thế hệ lãnh đạo mới lên nắm quyền ở Trung Cộng, nước này đang xử dụng các khoản đầu tư khổng lồ của chính phủ để tránh rơi vào tình trạng suy giảm toàn thế giới, và duy trì mức tăng trưởng trên 7% họ nghĩ là tối cần thiết để tránh thất nghiệp rộng lớn và các bất ổn trong thành phố.
Cho tới nay, kế hoặch này tiến triển rất khả quan. Trung Cộng vừa loan báo mức tăng trưởng khổng lồ 8%, nhờ đột xuất trong xuất cảng và gia tăng 25% trong đầu tư quốc doanh.
Tuy nhiên, không tránh được trở ngại. Từng rất thận trọng về tài chánh, nhưng chính phủ nay lại bị thâm thủng ngân sách khá nặng. Các ngân hàng Nhà Nước phải bắt đầu cho vay tiền theo kiểu tư bản, và đổ hàng chục tỷ mỹ kim vào các dự án được chính phủ bảo trợ mà đôi khi không đem lại lợi lộc thật sự.
Đảng Cộng Sản phải cam kết hỗ trợ các công ty tư doanh, và bỏ ngỏ thị trường tự do phát triển.
Dẫu sao, như lời ông Huang, phó thị trưởng Chongqing, phải 20 năm nữa mới biết những gì sẽ xảy đến cho thành phố này.
Các toán xây cất đã đào một vùng đất trũng rộng lớn tại trung tâm thành phố này, để từ đây, khai sơn phá thạch xây các siêu xa lộ dài 600 dặm Anh, đồng thời, xây thêm 4 tuyến hỏa xa mới, một hệ thống đường rầy thành phố, và một phi trường mới. Giới chức Trung Cộng cũng hứa lập thêm các công viên, vòi nước uống, và đường đi dạo ven sông, cho thành phố 30 triệu dân này.
Phí tổn để biến đổi Chongqing thành một thành phố hiện đại trong vùng Trung Bộ - phần lớn do chính phủ và các ngân hàng quốc doanh gánh chịu - được phỏng định là 200 tỷ mỹ kim trong 10 năm tới. Con số này cao hơn đôi chút so với phí tổn Quốc Hội Mỹ đã chi để xây hệ thống xa lộ xuyên bang Mỹ hồi 1950 (tính theo trị giá mỹ kim đã điều chỉnh).
Cấp lãnh đạo tối cao của Trung Cộng, phần đông từng được huấn luyện về các khoa cơ khí, không chỉ đang cố biến thành phố vùng núi này thành các trục vận tải. Họ còn muốn bơm 48 tỷ thước khối nước từ nam lên bắc mỗi năm, chuyển khí đốt thiên nhiên từ trung bộ Hoa Lục đến miền duyên hải đông nam, và xây đập nước lớn nhất thế giới, cây cầu dài nhất, xe lửa nhanh nhất, và đường rầy cao nhất.
Bên trong các nỗ lực kiến thiết ngoạn mục này, tiềm ẩn chủ đích tạo việc làm, khích động tăng trưởng kinh tế đến mức bảo đảm được ổn định xã hội, và duy trì uy lực đảng Cộng Sản ở thế cầm quyền.
Trong khi một thế hệ lãnh đạo mới lên nắm quyền ở Trung Cộng, nước này đang xử dụng các khoản đầu tư khổng lồ của chính phủ để tránh rơi vào tình trạng suy giảm toàn thế giới, và duy trì mức tăng trưởng trên 7% họ nghĩ là tối cần thiết để tránh thất nghiệp rộng lớn và các bất ổn trong thành phố.
Cho tới nay, kế hoặch này tiến triển rất khả quan. Trung Cộng vừa loan báo mức tăng trưởng khổng lồ 8%, nhờ đột xuất trong xuất cảng và gia tăng 25% trong đầu tư quốc doanh.
Tuy nhiên, không tránh được trở ngại. Từng rất thận trọng về tài chánh, nhưng chính phủ nay lại bị thâm thủng ngân sách khá nặng. Các ngân hàng Nhà Nước phải bắt đầu cho vay tiền theo kiểu tư bản, và đổ hàng chục tỷ mỹ kim vào các dự án được chính phủ bảo trợ mà đôi khi không đem lại lợi lộc thật sự.
Đảng Cộng Sản phải cam kết hỗ trợ các công ty tư doanh, và bỏ ngỏ thị trường tự do phát triển.
Dẫu sao, như lời ông Huang, phó thị trưởng Chongqing, phải 20 năm nữa mới biết những gì sẽ xảy đến cho thành phố này.
Gửi ý kiến của bạn