Bạn,
Tại các điểm du lịch trong cả VN, du khách thường được nghe các hướng dẫn viên ''bất đắc dĩ'' kể về các địa danh bằng tiếng bồi. Họ là những người bán hàng rong theo khách để bán hàng và kiêm luôn việc giới thiệu các di tích , thắng cảnh để kiếm tiền thưởng của khách. Đông nhất vẫn là những đứa trẻ theo sát những ông Tây cao lớn ,miệng huyên thuyên về các điểm cần đến. Báo Giáo dục-Thời đại ghi như sau.
Sau một tràng ''thao thao bất tuyệt'' về Ngũ Hành Sơn-điểm du lịch quen thuộc ở Đà Nẵng , bất ngờ một du khách ngoại hỏi bằng tiếng Anh về lịch sử 5 núi Ngũ Hành thì hướng dẫn nghiệp dư lắc đầu nguầy nguậy vì không hiểu ông ta muốn nói gì. Buồn cười là người ta kể được vanh vách về "đường lên trời" , "đường xuống âm phủ'' có bao nhiêu bậc thang, bao nhiêu hang động ...nhưng khi khách hỏi lại thì không ai nói được câu nào bằng tiếng Anh. Cũng tại chùa Thiên Mụ Huế, một số quầy bày hàng lưu niệm rất được khách nước ngoài chú ý. Họ thích các mặt hàng thủ công mỹ nghệ VN. Nhiều người đã thăm và chọn mua để làm quà khi về nước . Khi mua, khách ngoại muốn tìm hiểu về chất liệu kỹ thuật. Những người bán hàng chỉ tỏ ra sõi về tiền đô, tiền rúp, tiền Yen hay tiền VN .Còn phần nội dung của các mặt hàng thì tất cả đều chịu . Bất đắc dĩ mà phải giải thích cho du khách họ liền vay mượn, chắp vá từ ngữ chẳng theo một quy tắc ngữ pháp nào. Người nghe thì chữ được chữ mất, phải chăm chú nhìn theo các động tác hoa chân múa tay của người bán hàng cứ y như một con rối trên sân khấu. Ai nhìn vào cũng bật cười.
Trong giao tiếp thông thường của người buôn bán, họ chỉ quen với những câu tiếng Anh ngắn gọn như Hello, Sorry, Thank you. Khi người ngoại quốc muốn xin lỗi về một việc gì đó thì được đáp lại bằng những từ ghép thật đơn giản như "No starwhere" (nghĩa là không sao đâu).Thực ra, họ không được đào tạo qua trường lớp nào cả ,biết được vài từ trong cuốn từ điển rồi đem áp dụng, hoặc do buôn bán lâu năm khi nghe người nước ngoài nói chuyện học lỏm được đôi ba câu sau đó "cóp" lại. Nghe qua thì không có vấn đề gì, nhưng kiểm lại thì ngữ pháp sai hoàn toàn. Có khi người nghe không rõ lại thành chuyện "ông nói gà, bà nói vịt" như trường hợp của ông Taylor (một khách du lịch ở Tây Hồ- Hà Nội). Một lần đang ngồi ở quán ăn, có thằng bé đến xin đánh giày, tay nó chỉ vào đôi giày ông ta đang đi, tưởng nó xin đôi giày ông bèn mở ví rút tiền cho...Điều dễ nhận thấy là việc sử dụng tiếng ''bồi'' còn khá phổ biến ở bất cứ nơi đâu. Ngoài đường phố hay các quán giải khát người ta thường được nghe những câu ''bồi'' thật độc đáo chắc chỉ có ở Việt Nam như Hêlô xíchlô, water Madam, nước cam Sir... khiến một số khách nước ngoài cứ ngơ ngác chẳng hiểu gì. Dân nước ta còn quá yếu về ngoại ngữ. Nhìn về đội ngũ xích lô, người ta không khỏi băn khoăn khi họ chưa được trang bị về ngoại ngữ.Trong khi đó những khách Tây lại thích được dạo chơi bằng xích lô trên các con phố. Ở đó, họ có thể ngắm nhìn mọi vật mà không phải đi mỏi chân .Thế nhưng, các tài xế này cứ như một cái máy bảo chở đi đâu thì đi còn nói chuyện cùng khách thì không thể. Cái mà du khách cần là vừa đi tham quan vừa trao đổi những điều họ muốn biết về đất bản xứ.
Bạn,
Báo này tiếp: còn trên các chuyến xe buýt, người nước ngoài cảm thấy khó chịu khi hỏi trả tiền mà mọi người chỉ nói bằng tiếng Việt, còn tiếng Anh thì phải huơ tay chỉ trỏ câu được câu mất càng làm cho mọi thứ rối tung cả lên.