Hôm nay,  

Người Đưa Chữ Vào Tre

03/05/200200:00:00(Xem: 4330)
Bạn,
Lá thư kỳ này kể cho bạn nghe câu chuyện về một nghệ nhân trẻ ở Quảng Nam đã tạo được một cuộc hạnh ngộ đầy nghệ thuật giữa cây tre và Hán tự để tạo ra những sản phẩm thủ công rất mỹ thuật. Sản phẩm của nghệ nhân đã thu hút nhiều du khách khi ghé thăm phố cổ Hội An. Câu chuyện về nghệ nhân này được báo Tuổi Trẻ ghi lại qua đoạn ký sự như sau.

Khắp dải miền Trung, tre nơi nào chả có. Chữ Hán cũng đã gắn bó với dân tộc cả ngàn năm Nho học. Chưa ai rõ về cuộc hạnh ngộ giữa tre và chữ Hán, nhưng có một người thợ trẻ đã tiếp thu và làm cho cuộc hạnh ngộ đó đầy duyên sắc nơi phố Hội An. Đó là Lê Phước Tiến, ông chủ 31 tuổi của cửa hàng thủ công mỹ nghệ số 53 Lê Lợi, Hội An. Lê Phước Tiến sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống làm nghề chạm khắc nơi phố cổ Hội An. Từ đó đã vun đắp, đã hình thành cho anh niềm đam mê đi tìm cái đẹp cổ điển.

Vốn là một người say mê cái đẹp chữ Nho trên những bức tứ bình, trung đường, những câu đối được khắc trên gỗ, khi học hết lớp 11 Lê Phước Tiến theo ông ngoại vào Quảng Ngãi làm nghề mộc. Rồi anh lại chu du khắp nơi từ Pleiku, Huế đến Hà Nội để sưu tầm những hình ảnh long, lân, qui, phụng và những mẫu chữ được chạm khắc trong các lăng tẩm, cung đình. Sau đó anh cùng ông ngoại trở về Hội An mở xưởng mộc. Những năm 1995-1996 cửa rừng đóng, cây gỗ giá đắt, giá thành sản phẩm lên cao, để tồn tại trên thương trường xưởng mộc của anh chuyển sang dùng tre, nứa đóng bàn ghế.

Cuộc hạnh ngộ giữa tre và chữ cũng rất tình cờ khi anh nhìn thấy đứa con cầm phấn viết trên tre. Lúc đó, Tiến nảy ý định đưa chữ vào tre, nhưng phải đợi đến tháng 2-2000 sau ba tháng tìm tòi, mặt hàng lưu niệm chữ khắc trên tre của anh mới được tung ra thị trường. Vừa ra đời sản phẩm đã được du khách ưa thích. Nhiều du khách đến Hội An luôn ghé cửa hiệu anh để mua cái chữ về làm quà và tặng bạn bè. Khách rất thích đặt chữ Hán như Phước, Lộc, Thọ, Trung, Hiếu, Nhẫn cùng với tên của họ.

Sản phẩm làm ra phải mất nhiều công đoạn. Mua gốc tre từ các làng mạc chuyển xuống sông Thu Bồn đưa ra Hội An. Sau đó cưa ra từng đoạn theo yêu cầu của khách đặt hàng, bổ đôi, gọt khéo lớp vỏ bọc bên ngoài rồi ngâm tầm xử lý bằng hóa chất từ 2-3 tháng để tăng độ bền chất liệu, sau đó vớt ra đem sấy khô. Chữ được Lê Phước Tiến phóng bút viết theo nét viết cổ trên giấy rồi rập vào thân tre cho thợ đục theo, xong đưa sang thợ phết màu trang hoàng. Chỉ chừng hai tiếng đồng hồ chữ được hiện lên trang trọng và khách có một món quà lưu niệm tặng bạn bè, người thân với giá 25 đến 30 ngàn (chưa đến 2 đô).

Bạn,
Cũng theo báo TT, hiện xưởng mộc của Lê Phước Tiến có khoảng 25 thợ làm việc cần mẫn. Anh đang khai triển mở một làng nghề truyền thống tại quê hương để trưng bày các mặt hàng bằng gỗ, tre và dựng phố ẩm thực Hội An. Anh dự định đưa sản phẩm tre và chữ trưng bày trong lễ hội Festival Huế 2002 vào trung tuần tháng 5 này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.