Hôm nay,  

Người Đưa Chữ Vào Tre

03/05/200200:00:00(Xem: 4337)
Bạn,
Lá thư kỳ này kể cho bạn nghe câu chuyện về một nghệ nhân trẻ ở Quảng Nam đã tạo được một cuộc hạnh ngộ đầy nghệ thuật giữa cây tre và Hán tự để tạo ra những sản phẩm thủ công rất mỹ thuật. Sản phẩm của nghệ nhân đã thu hút nhiều du khách khi ghé thăm phố cổ Hội An. Câu chuyện về nghệ nhân này được báo Tuổi Trẻ ghi lại qua đoạn ký sự như sau.

Khắp dải miền Trung, tre nơi nào chả có. Chữ Hán cũng đã gắn bó với dân tộc cả ngàn năm Nho học. Chưa ai rõ về cuộc hạnh ngộ giữa tre và chữ Hán, nhưng có một người thợ trẻ đã tiếp thu và làm cho cuộc hạnh ngộ đó đầy duyên sắc nơi phố Hội An. Đó là Lê Phước Tiến, ông chủ 31 tuổi của cửa hàng thủ công mỹ nghệ số 53 Lê Lợi, Hội An. Lê Phước Tiến sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống làm nghề chạm khắc nơi phố cổ Hội An. Từ đó đã vun đắp, đã hình thành cho anh niềm đam mê đi tìm cái đẹp cổ điển.

Vốn là một người say mê cái đẹp chữ Nho trên những bức tứ bình, trung đường, những câu đối được khắc trên gỗ, khi học hết lớp 11 Lê Phước Tiến theo ông ngoại vào Quảng Ngãi làm nghề mộc. Rồi anh lại chu du khắp nơi từ Pleiku, Huế đến Hà Nội để sưu tầm những hình ảnh long, lân, qui, phụng và những mẫu chữ được chạm khắc trong các lăng tẩm, cung đình. Sau đó anh cùng ông ngoại trở về Hội An mở xưởng mộc. Những năm 1995-1996 cửa rừng đóng, cây gỗ giá đắt, giá thành sản phẩm lên cao, để tồn tại trên thương trường xưởng mộc của anh chuyển sang dùng tre, nứa đóng bàn ghế.

Cuộc hạnh ngộ giữa tre và chữ cũng rất tình cờ khi anh nhìn thấy đứa con cầm phấn viết trên tre. Lúc đó, Tiến nảy ý định đưa chữ vào tre, nhưng phải đợi đến tháng 2-2000 sau ba tháng tìm tòi, mặt hàng lưu niệm chữ khắc trên tre của anh mới được tung ra thị trường. Vừa ra đời sản phẩm đã được du khách ưa thích. Nhiều du khách đến Hội An luôn ghé cửa hiệu anh để mua cái chữ về làm quà và tặng bạn bè. Khách rất thích đặt chữ Hán như Phước, Lộc, Thọ, Trung, Hiếu, Nhẫn cùng với tên của họ.

Sản phẩm làm ra phải mất nhiều công đoạn. Mua gốc tre từ các làng mạc chuyển xuống sông Thu Bồn đưa ra Hội An. Sau đó cưa ra từng đoạn theo yêu cầu của khách đặt hàng, bổ đôi, gọt khéo lớp vỏ bọc bên ngoài rồi ngâm tầm xử lý bằng hóa chất từ 2-3 tháng để tăng độ bền chất liệu, sau đó vớt ra đem sấy khô. Chữ được Lê Phước Tiến phóng bút viết theo nét viết cổ trên giấy rồi rập vào thân tre cho thợ đục theo, xong đưa sang thợ phết màu trang hoàng. Chỉ chừng hai tiếng đồng hồ chữ được hiện lên trang trọng và khách có một món quà lưu niệm tặng bạn bè, người thân với giá 25 đến 30 ngàn (chưa đến 2 đô).

Bạn,
Cũng theo báo TT, hiện xưởng mộc của Lê Phước Tiến có khoảng 25 thợ làm việc cần mẫn. Anh đang khai triển mở một làng nghề truyền thống tại quê hương để trưng bày các mặt hàng bằng gỗ, tre và dựng phố ẩm thực Hội An. Anh dự định đưa sản phẩm tre và chữ trưng bày trong lễ hội Festival Huế 2002 vào trung tuần tháng 5 này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.