Hôm nay,  

Ly Nông Ở Miền Tây

13/06/200000:00:00(Xem: 6202)
Bạn,
Theo thống kê được các báo quốc nội phổ biến, Miền Tây hiện có trên 4.6 triệu thanh niên, trong đó có khoảng 80% sống ở nông thôn. Do cuộc sống khó khăn, rất đông thanh niên đã rời bỏ ruộng đồng lên thành phố kiếm sống, ngôn ngữ trong nước gọi là ly nông. Để tìm được công việc làm ổn định, họ đã phải trả giá rất đắt cho sự ra đi này, và chỉ có một ít thành công như câu chuyện dưới đây trích từ báo Thanh Niên.

Trước Tết Canh Thìn, Tuấn bấm bụng bỏ ra 100 triệu đồng mua căn nhà trong hẻm ở quận 4, Sài Gòn, mở cơ sở may bóp, túi xách xuất cảng. Cơ ngơi này tuy chưa là gì so với người khác nhưng với Tuấn là cả một quá trình lao động đầy mồ hôi lẫn nước mắt. Gặp chúng tôi, Tuấn kể lại quãng đời cơ cực mà anh đã trải qua. Nhà ở một làng quê tỉnh Cần Thơ, gia đình đông anh em. Thời còn học sinh phổ thông, mỗi kỳ hè, Tuấn cùng cha và em chèo ghe hơn 200 km xuống Cà Mâu đi chở củi. Năm 1988, tốt nghiệp phổ thông xong, Tuấn không có điều kiện vào đại học nên lên Sài Gòn thuê nhà trọ học nghề thợ máy. Ra trường, suốt mấy năm Tuấn làm tại một xí nghiệp sửa chữa ô tô lương chỉ đủ ăn. Buổi tối, ngày nghỉ, Tuấn rán học thêm nghề may bóp, túi xách. Quen việc, Tuấn quyết ra làm tư. Sau nhiều lần bị quỵt tiền, bị bể hợp đồng do chủ hàng phá ngang, việc sản xuất kinh doanh của Tuấn cũng tạm ổn định.

Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, sự thành công sau bao gian khó của người thanh niên nói trên chỉ là một những trường hợp hiếm hoi, hiện nay nông thôn miền Tây đang chứng kiến một cuộc ly nông khác của giới trẻ, những người này ít học, không nghề nghiệp, cố tìm chỗ đứng nơi thị thành. Báo Thanh Niên kể tiếp một trường hợp điển hình như sau: Anh em H rời làng quê Phú Hữu đã 5 năm, lên thành phố Cần Thơ làm “cò” cho một quán bia ôm trên đường Trần Hưng Đạo. Cùng một số đồng nghiệp trẻ khác, suốt ngày đêm hai anh em nhà H ngồi chực chờ trước cửa quán. Nhác thấy xe du lịch, xe gắn máy rề ngang là chạy ra đường, giang tay mời chào rất ư nhiệt tình. Khi rảnh, H và một người bạn dong xe ra bến phà, bến xe dúi danh thiếp của quán vào tay những ông khách từ phương xa đi xe du lịch đến. Mỗi bận về quê, trông anh em họ khá bảnh, trong khi cha mẹ họ thì đi khoe với mọi người rằng tụi nó làm ở một nhà hàng lớn nhất. Từ xứ Cầu Ngang (Trà Vinh), B theo mấy người bạn lên Sài Gòn làm thợ hồ. Công việc vất vả, thu nhập không cao, B không chịu cực được nên bỏ việc và sau đó đánh liều đi móc túi. Sau mấy lần trúng quả dễ dàng, B càng dấn sâu vào con đường tội lỗi. Một lần theo bạn giật đồ ở khu vực chợ Bến Thành, B bị truy đuổi ráo riết. Chiếc 67 luồn lách bạt mạng, vọt lên lề tông vào cột điện, B kết thúc cuộc đời khi tuổi mới 20.

Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, làng quê miền Tây giờ đây đang nổi rộ chuyện phụ nữ lấy chồng Đài Loan. Rất nhiều thanh niên và bậc cha mẹ coi đây là dịp tốt để con gái mình ra nước ngoài. Báo Thanh Niên kể lại câu chuyện gia đình ông T có máu mặt ở xã Đ, Châu Thành, Cần Thơ, con gái thứ 4 của ông vừa tròn 18 tuổi đã được mai mối cho chú rể xứ Đài tuổi xấp xỉ 40. Hôn lễ rồi cũng diễn ra. Đàng trai đi tiền cưới khá hậu. Trước ngày rước dâu, chú rể buộc ông bà già vợ phải làm giấy cam đoan rằng: cô dâu còn trinh trắng. Ngỡ ngàng, song ông bà T cũng phải thỏa mãn yêu cầu của chú rể. Cưới hỏi xong, sau một thời gian cô dâu về nhà chồng. Trong một lần điện thoại về, cô khóc ròng, nói vỏn vẹn: Ba ráng chuộc con về. Sau đó là giọng chú rể: Muốn chuộc phải chi 5 ngàn đô, bằng không cô dâu sẽ bị bán. Ông T rụng rời, khóc không thành tiếng, cuối cùng gia đình ông đã phải trả giá quá đắt cho chuyện cô con gái lấy chồng Đài Loan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.