Hôm nay,  

Đại Sứ Peterson Lên Tiếng: Hiệp Ước Mậu Dịch Lợi Cho Ai?

08/10/199900:00:00(Xem: 5755)
WASHINGTON (VB) — Hiệp ước mậu dịch Việt-Mỹ lại một lần nữa được Đại Sứ Pete Peterson thúc đẩy với lá thư và bài phân tích ký tên ông, và lần này được đăng trên trang Web của Sở Văn Hóa Thông Tin Hoa Kỳ (USIA), cả bản Anh Ngữ lẫn bản Việt Ngữ. Việt Báo đăng tải nguyên văn như sau, với lời cảnh giác độc giả rằng bản văn của Đại Sứ Peterson chỉ nói lên thuần túy các lợi điểm kinh tế mà không quan tâm tới các điều kiện về nhân quyền hay tự do tôn giáo... Toàn văn như sau.

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG: AI CÓ LỢI"

Các bạn thân mến,
Hai năm vừa qua, Hoa kỳ và Việt nam đã và đang đàm phán một Hiệp định Thương mại Song phương. Hiệp định này sẽ thiết lập mối quan hệ thương mại giữa hai nước chúng ta trong những năm tới, hiện nay cả hai phía đang tích cực hoàn tất hiệp định.

Hiệp định này sẽ đem lại những lợi ích kinh tế to lớn cho cả hai quốc gia. Đối với Việt Nam, lợi ích quan trọng nhất là việc Hoa Kỳ trao cho quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường. Với quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường Mỹ rộng lớn trên cơ sở cạnh tranh, tăng cường mạnh mẽ khả năng của Việt Nam về xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ dẫn tới việc phát triển các ngành công nghiệp mới. Rất nhiều công ty và các cá nhân Mỹ thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau đã bày tỏ mối quan tâm đến kinh doanh tại Việt Nam. Hiệp định này sẽ là một tín hiệu tích cực cho họ về cam kết của Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Như là một hệ quả, tăng trưởng của các ngành công nghiệp mới sẽ tạo ra hàng triệu việc làm cho nhân dân Việt Nam, mà điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam. Và điều có ý nghĩa quan trọng là việc thực hiện Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ - Việt Nam sẽ đánh dấu việc bình thường hoá quan hệ kinh tế của hai quốc gia chúng ta.
Tôi tin tưởng rằng Hiệp định này là một yếu tố kinh tế quan trọng cần thiết để xây dựng một nước Việt Nam ổn định, có đủ khả năng cạnh tranh và phồn vinh trong tương lai. Tôi mong muốn các bạn nghiên cứu kỹ nội dung của tài liệu này để kiểm chứng những lợi ích song phương tiềm năng đối với cả hai quốc gia chúng ta khi ký kết Hiệp định lịch sử này. Nếu các bạn có ý kiến gì hoặc mong muốn có thêm thông tin xin vui lòng liên hệ với tôi và nhân viên của tôi tại Sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội hoặc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chân thành,
Pete Peterson
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

TẠI SAO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG LẠI CẦN THIẾT"

Theo luật của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ không thể trao quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường với những nước đang trong thời kỳ chuyển tiếp như Việt Nam mà không có Hiệp định Thương mại Song phương (gọi tắt là BTA).
Mục đích của Hiệp định này là đảm bảo cho những luật lệ thương mại được rõ ràng, kích thích và làm gia tăng thương mại, giúp Việt Nam hội nhập kinh tế, kể cả việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Có phải Việt Nam đang đối mặt với những tiêu chuẩn cao bất thường không của WTO không"
Chắc chắn là không. Hoa Kỳ mong muốn thiết lập mối quan hệ thương mại với Việt Nam trên nền tảng giống như Hoa Kỳ đã có với các nước khác, trong đó có các nền kinh tế đang phát triển, ví dụ như Bungari, Mông Cổ và Cưrơgưxtan. Những mối quan hệ này dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế, gồm các tiêu chuẩn của WTO. Hơn nữa, Hoa Kỳ cũng nhận thấy rằng Việt Nam cần có các giai đoạn chuyển tiếp để đáp ứng một số tiêu chuẩn này.

Tại sao Hiệp định Thương mại sẽ có lợi đối với Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế:
Các ngành công nghiệp mới sẽ phát triển nhảy vọt để đáp ứng nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ khổng lồ. Các dự báo được trình lên Ngân hàng thế giới cho rằng Việt Nam có thể tăng số lượng hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ lên gần tám trăm triệu đô la. Ngoài ra còn có các tác động tích cực khác đối với nền kinh tế Việt Nam. Bằng cách khuyến khích cạnh tranh và các cải cách trong nước kèm theo, Hiệp định sẽ giảm chi phí và khuyến khích hiện đại hoá.

Việc làm:
Các ngành công nghiệp mới sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm. Hàng sản xuất xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn là một phần nhỏ trong nền kinh tế (chỉ chiếm $30/đầu người so với $660/đầu người ở Thái Lan). Do đó, tiềm năng phát triển quả là rất lớn.

Giáo dục và đào tạo:
Người lao động Việt Nam sẽ được tiếp xúc với công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến. Họ sẽ có nhiều cơ hội hơn về đào tạo nghề cũng như phát triển nghề nghiệp.

Đầu tư nước ngoài:
Việc ký kết Hiệp định Thương mại Song phương sẽ thu hút sự quan tâm của toàn thế giới và nó sẽ được coi là cam kết hội nhập kinh tế của Việt Nam. Việt Nam sẽ giành được thêm cơ hội tiếp cận với nguồn tài chính, phương thức quản lý hiện đại, thông tin thị trường và công nghệ tiên tiến. Hiệp định Thương mại Song phương sẽ giúp tạo lập một sân chơi công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Nó cũng mở ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp tận dụng thị trường ASEAN rộng lớn.

Công nghệ:
Đầu tư nước ngoài và sự cải thiện về bảo vệ sở hữu trí tuệ được tăng cường sẽ khuyến khích công nghệ đổ vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ hiện đại hơn trong các quy trình sản xuất.

Phát triển nông thôn:
Hiệp định Thương mại Song phương sẽ khuyến khích nông nghiệp và tăng thu nhập nghề nông. Ví dụ: hạ thấp mức thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc sẽ tăng cường sản xuất và hạ giá thành sản phẩm gia súc. Xuất khẩu nông sản sẽ tăng.

Chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao:


Giống như mọi quốc gia tham gia mậu dịch khác, ở Việt Nam, khi thu nhập tăng thì tỷ lệ chi phí mua hàng hoá và dịch vụ sẽ giảm đối với một người có thu nhập bình thường. Ví dụ: 10kg gạo tương đương với 20% thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam nhưng chỉ là 3% ở Thái Lan. Thu nhập từ thuế sẽ tăng khi buôn bán tăng lên, khuyến khích chi tiêu cho giáo dục, y tế, đường sá, nhà máy cấp nước và điện sinh hoạt đem lại lợi ích cho nhân dân.

Thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như thế nào
Thương mại là chìa khoá mở ra con đường đi đến thịnh vượng. Các nhà kinh tế đã từ lâu hiểu rằng thương mại làm tăng của cải. Trên thực tế, thương mại tạo ra của cải ngay trong các quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Đó là bởi vì thương mại khuyến khích các địa phương, tỉnh và quốc gia chuyên sâu vào những hàng hoá họ có thể sản xuất khá hiệu quả, những mặt hàng có lợi thế so sánh.

Lợi thế so sánh của một quốc gia nằm trong lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và kiến thức của người dân quốc gia đó. Tất cả các nước đều có lợi thế so sánh trong một số sản phẩm. Những nước có nguồn nhân công rẻ có xu hướng tập trung vào các ngành nghề sử dụng nhiều nhân công. Những nước có giá thuê nhân công đắt đỏ lại có xu hướng tập trung vào các ngành sản xuất đòi hỏi đầu tư vào những công nghệ cần đến ít nhân công.
Khi các quốc gia tiến hành hoạt động thương mại, họ có xu hướng mua từ nước ngoài những sản phảm mà sản xuất trong nước tương đối khó và đắt, và bán ra những sản phẩm dễ sản xuất với giá thành tương đối rẻ.
Thương mại hai chiều như vậy làm giảm giá thành, mở rộng sản xuất, tăng tuyển dụng nhân công, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội ở cả hai nước. Thương mại không bao giờ chỉ đem lại lợi ích cho quốc gia này còn quốc gia kia thì chịu thiệt.
Với một số người, khó có thể tin rằng thương mại tự do thực sự làm tăng thu nhập và của cải của tất cả các quốc gia, nhưng lịch sử thế giới đã chứng minh điều này. Thực tế thì tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới đều giành được vị trí của họ chủ yếu nhờ một yếu tố - họ là những quốc gia thương mại lớn.
Không một quốc gia nào có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững mà không hạ thấp hàng rào thương mại nước mình. Nếu một nước đóng cửa thị trường, nước đó sẽ buộc người lao động phải làm việc vất vả hơn với thu nhập ít hơn. Rốt cuộc, các ngành công nghiệp của nước đó sẽ phải chịu lỗ và suy thoái.
Để tăng trưởng kinh tế, các quốc gia phải mở cửa thị trường với nhau. Nhận thức được thực tế cơ bản này, những nước ASEAN đã đồng ý mở cửa thị trường khu vực của họ, giống như thị trường khu vực rộng lớn đã mở ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Thu nhập bình quân đầu người trong một năm của Việt Nam chỉ đạt $300, thấp hơn rất nhiều so với các nước láng giềng. Việt Nam không thể chờ cho tới khi các điều kiện kinh tế của mình được cải thiện để mở cửa thị trường. Không thể tăng cường năng lực của các công ty của Việt Nam bằng cách che chắn họ khỏi cạnh tranh quốc tế - mà hoàn toàn ngược lại. Cách duy nhất đã được kiểm chứng để Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá là đưa công nghiệp của mình tiếp cận với cạnh tranh trong nước và quốc tế và tiếp cận với những thị trường mới và công nghệ tốt hơn thông qua thương mại.

Hệ thống kinh tế của Việt Nam có thể thay đổi như thế nào
Hiệp định Thương mại Song phương là một lộ trình để tạo ra những thay đổi dần dần trong một vài năm tới. Việt Nam phải thực hiện những thay đổi đó, dù thế nào chăng nữa, để hội nhập kinh tế và gia nhập WTO. Tự do hoá thương mại sẽ được thực hiện cùng với các hình thức cải tổ khác. Những thay đổi này chắc chắn sẽ là có lợi chứ không phải là có hại. Đó là những thành tựu mà chúng tôi dự đoán sẽ có được từ những thay đổi đó.
Việt Nam sẽ có rất nhiều chứ không phải chỉ là một vài doanh nghiệp trong mỗi ngành. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ mở rộng và phát đạt. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đó sẽ tạo ra nhiều việc làm, hạ giá thành hàng hoá và dịch vụ.
Trong tương lai, các ngành công nghiệp sẽ sử dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động bình quân. Lương bổng cho công nhân cũng sẽ tăng lên vì họ sản xuất nhiều sản phẩm hơn. Người dân có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn cho thể thao và các hoạt động giải trí khác. Các ngành giải trí, du lịch, thể thao cũng sẽ đem lại thêm thu nhập và việc làm.
Người Việt Nam có thể mua những hàng hoá chất lượng cao hơn với giá rẻ hơn. Những phương pháp tiếp thị mới sẽ được áp dụng.
Một hệ thống tài chính lành mạnh và hiệu quả sẽ chuyển các khoản tiết kiệm đến những mục đích sinh lãi nhiều nhất. Sẽ có nhiều người hơn mở tài khoản ngân hàng, tiết kiệm trong nước tăng lên và việc giành được những khoản vay sẽ dễ hơn và với mức lãi suất thấp hơn. Thực hành công tác kế toán cũng sẽ được chuẩn hoá.
Luật pháp và các quy định sẽ thoáng và rõ ràng hơn. Các thủ tục được tinh giản của chính phủ trong việc phê chuẩn và cấp phép sẽ giảm quan liêu và tham nhũng. Các quan chức nhà nước sẽ được trả lương cao và được trang bị kiến thức tốt hơn.
Các ngành công nghiệp đòi hỏi và trợ giúp phát triển một hệ thống giáo dục phù hợp với nhu cầu của một nền kinh tế hiện đại. Trọng tâm sẽ là các kỹ năng: ngôn ngữ, toán học, khoa học và nghiên cứu xã hội như chính quyền, pháp luật, kinh tế và tài chính.
Khi thu nhập tăng lên, cơ hội đón nhận giáo dục cấp cao hơn sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đều học xong phổ thông trung học. Các trường đại học sẽ có được sự tài trợ cần thiết để tăng số sinh viên đầu vào, cho phép nhiều người hơn bước chân vào giảng đường các trường đại học và cao đẳng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ TT Putin: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay” - "Chúng tôi sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này, và tất nhiên là càng sớm càng tốt." ✱ PNV/TBÔ John Kirby: Ông Putin "hoàn toàn không cho thấy dấu hiệu nào rằng ông ta sẵn sàng đàm phán" để chấm dứt chiến tranh - Ông Biden sẵn sàng đàm phán với ông Putin, nhưng chỉ khi nào nhà lãnh đạo Nga "thể hiện sự nghiêm túc về đàm phán"...
Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
Thế giới đang đối mặt với một bước ngoặt của thời đại: một sự thay đổi kiến tạo cho thời đại. Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã kết thúc một kỷ nguyên. Các cường quốc mới đã hoặc tái xuất hiện, bao gồm một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế và kiên quyết về chính trị. Trong thế giới đa cực mới này, các quốc gia và mô hình chính phủ khác nhau đang cạnh tranh về quyền lực và ảnh hưởng.
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.