Hôm nay,  

Đại Sứ Peterson Lên Tiếng: Hiệp Ước Mậu Dịch Lợi Cho Ai?

08/10/199900:00:00(Xem: 5754)
WASHINGTON (VB) — Hiệp ước mậu dịch Việt-Mỹ lại một lần nữa được Đại Sứ Pete Peterson thúc đẩy với lá thư và bài phân tích ký tên ông, và lần này được đăng trên trang Web của Sở Văn Hóa Thông Tin Hoa Kỳ (USIA), cả bản Anh Ngữ lẫn bản Việt Ngữ. Việt Báo đăng tải nguyên văn như sau, với lời cảnh giác độc giả rằng bản văn của Đại Sứ Peterson chỉ nói lên thuần túy các lợi điểm kinh tế mà không quan tâm tới các điều kiện về nhân quyền hay tự do tôn giáo... Toàn văn như sau.

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG: AI CÓ LỢI"

Các bạn thân mến,
Hai năm vừa qua, Hoa kỳ và Việt nam đã và đang đàm phán một Hiệp định Thương mại Song phương. Hiệp định này sẽ thiết lập mối quan hệ thương mại giữa hai nước chúng ta trong những năm tới, hiện nay cả hai phía đang tích cực hoàn tất hiệp định.

Hiệp định này sẽ đem lại những lợi ích kinh tế to lớn cho cả hai quốc gia. Đối với Việt Nam, lợi ích quan trọng nhất là việc Hoa Kỳ trao cho quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường. Với quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường Mỹ rộng lớn trên cơ sở cạnh tranh, tăng cường mạnh mẽ khả năng của Việt Nam về xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ dẫn tới việc phát triển các ngành công nghiệp mới. Rất nhiều công ty và các cá nhân Mỹ thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau đã bày tỏ mối quan tâm đến kinh doanh tại Việt Nam. Hiệp định này sẽ là một tín hiệu tích cực cho họ về cam kết của Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Như là một hệ quả, tăng trưởng của các ngành công nghiệp mới sẽ tạo ra hàng triệu việc làm cho nhân dân Việt Nam, mà điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam. Và điều có ý nghĩa quan trọng là việc thực hiện Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ - Việt Nam sẽ đánh dấu việc bình thường hoá quan hệ kinh tế của hai quốc gia chúng ta.
Tôi tin tưởng rằng Hiệp định này là một yếu tố kinh tế quan trọng cần thiết để xây dựng một nước Việt Nam ổn định, có đủ khả năng cạnh tranh và phồn vinh trong tương lai. Tôi mong muốn các bạn nghiên cứu kỹ nội dung của tài liệu này để kiểm chứng những lợi ích song phương tiềm năng đối với cả hai quốc gia chúng ta khi ký kết Hiệp định lịch sử này. Nếu các bạn có ý kiến gì hoặc mong muốn có thêm thông tin xin vui lòng liên hệ với tôi và nhân viên của tôi tại Sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội hoặc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chân thành,
Pete Peterson
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

TẠI SAO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG LẠI CẦN THIẾT"

Theo luật của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ không thể trao quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường với những nước đang trong thời kỳ chuyển tiếp như Việt Nam mà không có Hiệp định Thương mại Song phương (gọi tắt là BTA).
Mục đích của Hiệp định này là đảm bảo cho những luật lệ thương mại được rõ ràng, kích thích và làm gia tăng thương mại, giúp Việt Nam hội nhập kinh tế, kể cả việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Có phải Việt Nam đang đối mặt với những tiêu chuẩn cao bất thường không của WTO không"
Chắc chắn là không. Hoa Kỳ mong muốn thiết lập mối quan hệ thương mại với Việt Nam trên nền tảng giống như Hoa Kỳ đã có với các nước khác, trong đó có các nền kinh tế đang phát triển, ví dụ như Bungari, Mông Cổ và Cưrơgưxtan. Những mối quan hệ này dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế, gồm các tiêu chuẩn của WTO. Hơn nữa, Hoa Kỳ cũng nhận thấy rằng Việt Nam cần có các giai đoạn chuyển tiếp để đáp ứng một số tiêu chuẩn này.

Tại sao Hiệp định Thương mại sẽ có lợi đối với Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế:
Các ngành công nghiệp mới sẽ phát triển nhảy vọt để đáp ứng nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ khổng lồ. Các dự báo được trình lên Ngân hàng thế giới cho rằng Việt Nam có thể tăng số lượng hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ lên gần tám trăm triệu đô la. Ngoài ra còn có các tác động tích cực khác đối với nền kinh tế Việt Nam. Bằng cách khuyến khích cạnh tranh và các cải cách trong nước kèm theo, Hiệp định sẽ giảm chi phí và khuyến khích hiện đại hoá.

Việc làm:
Các ngành công nghiệp mới sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm. Hàng sản xuất xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn là một phần nhỏ trong nền kinh tế (chỉ chiếm $30/đầu người so với $660/đầu người ở Thái Lan). Do đó, tiềm năng phát triển quả là rất lớn.

Giáo dục và đào tạo:
Người lao động Việt Nam sẽ được tiếp xúc với công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến. Họ sẽ có nhiều cơ hội hơn về đào tạo nghề cũng như phát triển nghề nghiệp.

Đầu tư nước ngoài:
Việc ký kết Hiệp định Thương mại Song phương sẽ thu hút sự quan tâm của toàn thế giới và nó sẽ được coi là cam kết hội nhập kinh tế của Việt Nam. Việt Nam sẽ giành được thêm cơ hội tiếp cận với nguồn tài chính, phương thức quản lý hiện đại, thông tin thị trường và công nghệ tiên tiến. Hiệp định Thương mại Song phương sẽ giúp tạo lập một sân chơi công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Nó cũng mở ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp tận dụng thị trường ASEAN rộng lớn.

Công nghệ:
Đầu tư nước ngoài và sự cải thiện về bảo vệ sở hữu trí tuệ được tăng cường sẽ khuyến khích công nghệ đổ vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ hiện đại hơn trong các quy trình sản xuất.

Phát triển nông thôn:
Hiệp định Thương mại Song phương sẽ khuyến khích nông nghiệp và tăng thu nhập nghề nông. Ví dụ: hạ thấp mức thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc sẽ tăng cường sản xuất và hạ giá thành sản phẩm gia súc. Xuất khẩu nông sản sẽ tăng.

Chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao:


Giống như mọi quốc gia tham gia mậu dịch khác, ở Việt Nam, khi thu nhập tăng thì tỷ lệ chi phí mua hàng hoá và dịch vụ sẽ giảm đối với một người có thu nhập bình thường. Ví dụ: 10kg gạo tương đương với 20% thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam nhưng chỉ là 3% ở Thái Lan. Thu nhập từ thuế sẽ tăng khi buôn bán tăng lên, khuyến khích chi tiêu cho giáo dục, y tế, đường sá, nhà máy cấp nước và điện sinh hoạt đem lại lợi ích cho nhân dân.

Thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như thế nào
Thương mại là chìa khoá mở ra con đường đi đến thịnh vượng. Các nhà kinh tế đã từ lâu hiểu rằng thương mại làm tăng của cải. Trên thực tế, thương mại tạo ra của cải ngay trong các quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Đó là bởi vì thương mại khuyến khích các địa phương, tỉnh và quốc gia chuyên sâu vào những hàng hoá họ có thể sản xuất khá hiệu quả, những mặt hàng có lợi thế so sánh.

Lợi thế so sánh của một quốc gia nằm trong lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và kiến thức của người dân quốc gia đó. Tất cả các nước đều có lợi thế so sánh trong một số sản phẩm. Những nước có nguồn nhân công rẻ có xu hướng tập trung vào các ngành nghề sử dụng nhiều nhân công. Những nước có giá thuê nhân công đắt đỏ lại có xu hướng tập trung vào các ngành sản xuất đòi hỏi đầu tư vào những công nghệ cần đến ít nhân công.
Khi các quốc gia tiến hành hoạt động thương mại, họ có xu hướng mua từ nước ngoài những sản phảm mà sản xuất trong nước tương đối khó và đắt, và bán ra những sản phẩm dễ sản xuất với giá thành tương đối rẻ.
Thương mại hai chiều như vậy làm giảm giá thành, mở rộng sản xuất, tăng tuyển dụng nhân công, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội ở cả hai nước. Thương mại không bao giờ chỉ đem lại lợi ích cho quốc gia này còn quốc gia kia thì chịu thiệt.
Với một số người, khó có thể tin rằng thương mại tự do thực sự làm tăng thu nhập và của cải của tất cả các quốc gia, nhưng lịch sử thế giới đã chứng minh điều này. Thực tế thì tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới đều giành được vị trí của họ chủ yếu nhờ một yếu tố - họ là những quốc gia thương mại lớn.
Không một quốc gia nào có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững mà không hạ thấp hàng rào thương mại nước mình. Nếu một nước đóng cửa thị trường, nước đó sẽ buộc người lao động phải làm việc vất vả hơn với thu nhập ít hơn. Rốt cuộc, các ngành công nghiệp của nước đó sẽ phải chịu lỗ và suy thoái.
Để tăng trưởng kinh tế, các quốc gia phải mở cửa thị trường với nhau. Nhận thức được thực tế cơ bản này, những nước ASEAN đã đồng ý mở cửa thị trường khu vực của họ, giống như thị trường khu vực rộng lớn đã mở ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Thu nhập bình quân đầu người trong một năm của Việt Nam chỉ đạt $300, thấp hơn rất nhiều so với các nước láng giềng. Việt Nam không thể chờ cho tới khi các điều kiện kinh tế của mình được cải thiện để mở cửa thị trường. Không thể tăng cường năng lực của các công ty của Việt Nam bằng cách che chắn họ khỏi cạnh tranh quốc tế - mà hoàn toàn ngược lại. Cách duy nhất đã được kiểm chứng để Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá là đưa công nghiệp của mình tiếp cận với cạnh tranh trong nước và quốc tế và tiếp cận với những thị trường mới và công nghệ tốt hơn thông qua thương mại.

Hệ thống kinh tế của Việt Nam có thể thay đổi như thế nào
Hiệp định Thương mại Song phương là một lộ trình để tạo ra những thay đổi dần dần trong một vài năm tới. Việt Nam phải thực hiện những thay đổi đó, dù thế nào chăng nữa, để hội nhập kinh tế và gia nhập WTO. Tự do hoá thương mại sẽ được thực hiện cùng với các hình thức cải tổ khác. Những thay đổi này chắc chắn sẽ là có lợi chứ không phải là có hại. Đó là những thành tựu mà chúng tôi dự đoán sẽ có được từ những thay đổi đó.
Việt Nam sẽ có rất nhiều chứ không phải chỉ là một vài doanh nghiệp trong mỗi ngành. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ mở rộng và phát đạt. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đó sẽ tạo ra nhiều việc làm, hạ giá thành hàng hoá và dịch vụ.
Trong tương lai, các ngành công nghiệp sẽ sử dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động bình quân. Lương bổng cho công nhân cũng sẽ tăng lên vì họ sản xuất nhiều sản phẩm hơn. Người dân có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn cho thể thao và các hoạt động giải trí khác. Các ngành giải trí, du lịch, thể thao cũng sẽ đem lại thêm thu nhập và việc làm.
Người Việt Nam có thể mua những hàng hoá chất lượng cao hơn với giá rẻ hơn. Những phương pháp tiếp thị mới sẽ được áp dụng.
Một hệ thống tài chính lành mạnh và hiệu quả sẽ chuyển các khoản tiết kiệm đến những mục đích sinh lãi nhiều nhất. Sẽ có nhiều người hơn mở tài khoản ngân hàng, tiết kiệm trong nước tăng lên và việc giành được những khoản vay sẽ dễ hơn và với mức lãi suất thấp hơn. Thực hành công tác kế toán cũng sẽ được chuẩn hoá.
Luật pháp và các quy định sẽ thoáng và rõ ràng hơn. Các thủ tục được tinh giản của chính phủ trong việc phê chuẩn và cấp phép sẽ giảm quan liêu và tham nhũng. Các quan chức nhà nước sẽ được trả lương cao và được trang bị kiến thức tốt hơn.
Các ngành công nghiệp đòi hỏi và trợ giúp phát triển một hệ thống giáo dục phù hợp với nhu cầu của một nền kinh tế hiện đại. Trọng tâm sẽ là các kỹ năng: ngôn ngữ, toán học, khoa học và nghiên cứu xã hội như chính quyền, pháp luật, kinh tế và tài chính.
Khi thu nhập tăng lên, cơ hội đón nhận giáo dục cấp cao hơn sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đều học xong phổ thông trung học. Các trường đại học sẽ có được sự tài trợ cần thiết để tăng số sinh viên đầu vào, cho phép nhiều người hơn bước chân vào giảng đường các trường đại học và cao đẳng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.