Bạn,
Cuối tháng 12-2003 vưà qua, Tòa Tây Ninh đã mở phiên xử sơ thẩm vụ án tham nhũng ở Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp tỉnh. Vụ án có 6 bị cáo, trong đó giám đốc Vương Hoàng Bạch, bị truy tố 5 tội danh. Giám đốc này còn bị coi là nguyên nhân trực tiếp đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản, thất thoát nhiều tỷ đồng. Báo Người Lao Động ghi lại "thành tích" phá nát công ty của viên giám đốc nói trên như sau.
Năm 1995, UB tỉnh Tây Ninh bổ nhiệm Vương Hoàng Bạch làm Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Tây Ninh. Đơn vị nhận 15 tỷ đồng ngân sách và nhiều khoản vay ưu đãi của ngân hàng làm vốn kinh doanh. Sau 3 năm, giám đốc Vương Hoàng Bạch bộc lộ yếu kém về quản lý, non yếu thương trường, công ty trượt dốc thảm hại. 15 tỷ đồng ngân sách mất trắng. Thay vì lo đưa công ty thoát bờ vực phá sản, Vương Hoàng Bạch và một số cán bộ dưới quyền vẫn tổ chức đi nước ngoài chơi. Họ báo cáo với tỉnh là đi học tập kinh nghiệm nhằm mục đích cứu vãn công ty. Năm 1999-2000, doanh nghiệp càng thua lỗ đậm, 30 tỷ đồng tiền vay ngân hàng đã "đội nón ra đi". Tháng 2/2002, UB tỉnh Tây Ninh ký quyết định cho phép công ty tuyên bố phá sản. Vương Hoàng Bạch bị Công an tỉnh Tây Ninh khởi tố, bắt giam.
Điều tra cho thấy, Vương Hồng Bạch không có khả năng vực dậy một công ty bị chết đuối do tham nhũng trước đó, mà còn cùng cán bộ dưới quyền vạch kế hoạch biển thủ tiền vốn công ty. Cuối năm 2001, Bạch mang 2.35 tỷ đồng sang Campuchia mua hạt điều. Về nước, giám đốc Bạch bảo đã bị cướp giật mất hết. Việc đến tai UB tỉnh, lúc này giám đốc Bạch mới đồng ý chịu trách nhiệm hoàn lại khoản tiền. Quá trình khắc phục hậu quả kéo hơn 8 tháng, gây thiệt hại công ty gần 100 triệu đồng trả lãi ngân hàng.Lấy quyền lực của giám đốc, Vương Hoàng Bạch buộc anh Trần Quốc Dũng (cán bộ mua nông sản ở ngoài tỉnh của công ty) chuyển 100 triệu đồng qua đường bưu điện và 10 triệu đồng đưa trực tiếp để ông chi xài cá nhân. Nhiều cán bộ dưới quyền và những người khác cũng bị Bạch bảo đưa tiền, hoặc hỏi mượn mà không bao giờ trả. Đỗ Như Ngọc (nguyên là giám đốc Trung tâm Thương mại Tân Lập) khai cho Bạch mượn 400 triệu đồng, với lời hứa khi bán căn nhà ở TPSG sẽ trả lại nhưng sau đó thì im lặng. Bạch gạ bán một căn nhà khác ở TP SG cho ông Hồ Ngọc Cầm (Giám đốc Công ty Thương mại và Đầu tư tỉnh Bình Thuận) và xin tạm ứng trước 600 triệu đồng. Nhưng rồi nhà không giao, nợ cũng chẳng chịu trả...
Bạn,
Cũng theo NLĐ, điều tra cho thấy tại Công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Tây Ninh ngoài sai phạm của giám đốc Bạch, Lương Công Hiệp (nguyên trưởng Phòng kinh doanh); Trình Thiên Lập (phó Phòng kinh doanh); Cao Xuân Tươi (thủ quỹ) thông đồng kê khống số liệu và hợp thức hóa chứng từ, nâng số lượng gỗ thực nhập và nâng giá tiền thực mua để bỏ túi gần 30 ngàn Mỹ kim. "Học tập" giám đốc, 3 người cũng mang gần 25.500 Mỹ kim và 50 triệu đồng sang Cam Bốt giao dịch, rồi về nước bảo bị đối tác "lấy" mất. Báo NLĐ ghi thêm thành tích của 2 bị can khác: trong việc kinh doanh hạt điều, mè vàng..., Lý Văn Cửu (nguyên kế toán trưởng) và Vũ Văn Thiệm (phòng kế toán) cũng làm giả các phụ kiện hợp đồng, các biên bản đối chiếu công nợ và lập phiếu chi khống, lấy 220 triệu đồng. Sau khi Vương Hoàng Bạch bị bắt, lần lượt họ bị khởi tố bắt tạm giam về hành vi tham nhũng.
Cuối tháng 12-2003 vưà qua, Tòa Tây Ninh đã mở phiên xử sơ thẩm vụ án tham nhũng ở Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp tỉnh. Vụ án có 6 bị cáo, trong đó giám đốc Vương Hoàng Bạch, bị truy tố 5 tội danh. Giám đốc này còn bị coi là nguyên nhân trực tiếp đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản, thất thoát nhiều tỷ đồng. Báo Người Lao Động ghi lại "thành tích" phá nát công ty của viên giám đốc nói trên như sau.
Năm 1995, UB tỉnh Tây Ninh bổ nhiệm Vương Hoàng Bạch làm Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Tây Ninh. Đơn vị nhận 15 tỷ đồng ngân sách và nhiều khoản vay ưu đãi của ngân hàng làm vốn kinh doanh. Sau 3 năm, giám đốc Vương Hoàng Bạch bộc lộ yếu kém về quản lý, non yếu thương trường, công ty trượt dốc thảm hại. 15 tỷ đồng ngân sách mất trắng. Thay vì lo đưa công ty thoát bờ vực phá sản, Vương Hoàng Bạch và một số cán bộ dưới quyền vẫn tổ chức đi nước ngoài chơi. Họ báo cáo với tỉnh là đi học tập kinh nghiệm nhằm mục đích cứu vãn công ty. Năm 1999-2000, doanh nghiệp càng thua lỗ đậm, 30 tỷ đồng tiền vay ngân hàng đã "đội nón ra đi". Tháng 2/2002, UB tỉnh Tây Ninh ký quyết định cho phép công ty tuyên bố phá sản. Vương Hoàng Bạch bị Công an tỉnh Tây Ninh khởi tố, bắt giam.
Điều tra cho thấy, Vương Hồng Bạch không có khả năng vực dậy một công ty bị chết đuối do tham nhũng trước đó, mà còn cùng cán bộ dưới quyền vạch kế hoạch biển thủ tiền vốn công ty. Cuối năm 2001, Bạch mang 2.35 tỷ đồng sang Campuchia mua hạt điều. Về nước, giám đốc Bạch bảo đã bị cướp giật mất hết. Việc đến tai UB tỉnh, lúc này giám đốc Bạch mới đồng ý chịu trách nhiệm hoàn lại khoản tiền. Quá trình khắc phục hậu quả kéo hơn 8 tháng, gây thiệt hại công ty gần 100 triệu đồng trả lãi ngân hàng.Lấy quyền lực của giám đốc, Vương Hoàng Bạch buộc anh Trần Quốc Dũng (cán bộ mua nông sản ở ngoài tỉnh của công ty) chuyển 100 triệu đồng qua đường bưu điện và 10 triệu đồng đưa trực tiếp để ông chi xài cá nhân. Nhiều cán bộ dưới quyền và những người khác cũng bị Bạch bảo đưa tiền, hoặc hỏi mượn mà không bao giờ trả. Đỗ Như Ngọc (nguyên là giám đốc Trung tâm Thương mại Tân Lập) khai cho Bạch mượn 400 triệu đồng, với lời hứa khi bán căn nhà ở TPSG sẽ trả lại nhưng sau đó thì im lặng. Bạch gạ bán một căn nhà khác ở TP SG cho ông Hồ Ngọc Cầm (Giám đốc Công ty Thương mại và Đầu tư tỉnh Bình Thuận) và xin tạm ứng trước 600 triệu đồng. Nhưng rồi nhà không giao, nợ cũng chẳng chịu trả...
Bạn,
Cũng theo NLĐ, điều tra cho thấy tại Công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Tây Ninh ngoài sai phạm của giám đốc Bạch, Lương Công Hiệp (nguyên trưởng Phòng kinh doanh); Trình Thiên Lập (phó Phòng kinh doanh); Cao Xuân Tươi (thủ quỹ) thông đồng kê khống số liệu và hợp thức hóa chứng từ, nâng số lượng gỗ thực nhập và nâng giá tiền thực mua để bỏ túi gần 30 ngàn Mỹ kim. "Học tập" giám đốc, 3 người cũng mang gần 25.500 Mỹ kim và 50 triệu đồng sang Cam Bốt giao dịch, rồi về nước bảo bị đối tác "lấy" mất. Báo NLĐ ghi thêm thành tích của 2 bị can khác: trong việc kinh doanh hạt điều, mè vàng..., Lý Văn Cửu (nguyên kế toán trưởng) và Vũ Văn Thiệm (phòng kế toán) cũng làm giả các phụ kiện hợp đồng, các biên bản đối chiếu công nợ và lập phiếu chi khống, lấy 220 triệu đồng. Sau khi Vương Hoàng Bạch bị bắt, lần lượt họ bị khởi tố bắt tạm giam về hành vi tham nhũng.
Gửi ý kiến của bạn