Hôm nay,  

Chợ Cỏ Của Dân Nghèo

03/04/200400:00:00(Xem: 5149)
Bạn,
Tai Sài Gòn, hai huyện Hóc Môn và Củ Chi có con rạch Tra làm ranh giới, và ở đây từ hai, ba năm nay đã lập ra những phiên chợ cỏ. Dân gọi là chợ cỏ Miền Tây vì do những người tứ cố vô thân từ Đồng bằng Cửu Long lên gây dựng sau cơn lũ năm 2000. Họ vốn là đội quân cắt lúa chạy đồng, sau cơn lũ trở thành người trắng tay, tha hương cầu thực. Họ à những người nông dân "chuyên nghiệp" bao đời gắn liền với cây liềm, cái cày, cái cuốc nhưng giờ đây đã không có được "cục đất để chọi chim"... Và cuộc sống khó khăn đã đưa họ trở thành "chủ nhân" của những chợ cỏ này. Những chợ này ớn dần và thành vị "cứu tinh" của nông dân ngoại thành. Báo quốc nội VASC viết như sau.
Chợ đông đúc, nhộn nhịp kẻ bán người mua, nhưng không có tiếng ồn ào, chát chúa với những âm thanh khó nghe như thường thấy ở những chợ kiểu khác... Kẻ bán, người mua ở đây có gương mặt chất phác, cần cù, lam lũ...Anh Thạch Dưỡng và đội quân cắt cỏ thuê, gồm cả những người Khơ Me cùng quê, là Thạch Nhơn và Sơn Xiêng, cùng hàng chục người nửa Khơ Me, nửa Việt ở các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng... đã đầu quân cho đội cắt cỏ ở đây để kiếm sống. Vốn ở quê luôn cắt lúa thuê, cắt lúa chạy đồng, chạy lũ, nên lên đây cắt cỏ là chuyện không khó khăn gì đối với họ. Đội quân này chia thành 3 ghe, mỗi sáng họ xuôi theo sông Sài Gòn đến các kênh, rạch khắp các nơi cắt cỏ. Thậm chí còn đến tận Bến Cát, DầuTiếng, trên những con đê, bờ be, đầm lầy trũng nhiều cỏ mọc. Nơi nào có cỏ là họ tới.

Sơn Xiêng cho biết, cách đây vài tháng, mỗi ngày ông Ba Be chủ của anh chỉ bán được vài trăm bó cỏ. Thế nhưng gần đây, nhất là bước vào mùa khô, nhu cầu cỏ tăng cao, ông Ba Be phải tìm thêm nhân công từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về gia nhập đội quân cắt cỏ để đủ bán theo đơn đặt hàng của người chăn nuôi bò Củ Chi, Hóc Môn, Bình Dương. Một ngày, một thợ cắt cỏ chuyên nghiệp có thể cắt trên 100 bó cỏ, người nào giỏi có thể cắt được 150- 180 bó. Lương cũng được chủ trả hậu đãi hơn, từ 800 ngàn đồng- 1,2 triệu đồng/tháng. Cơm nước, thuốc men khi đau ốm được chủ lo hết. Anh bộc bạch: "Ở quê, chỉ làm theo mùa. Còn ở đây, được làm liên tục. Tiền làm bao nhiêu, còn y nguyên. Gởi về cho vợ con nó mừng. Hôm nào mưa gió trở trời, bệnh đau thì chủ vẫn lo tiền công và thuốc men. Vì vậy thích nghề cắt cỏ lắm". Nhiều người muốn được làm việc tại chợ cỏ này. Anh Châu Văn Tân kể: "Có hôm bị rắn độc cắn, nằm liệt giường hơn tuần lễ, vậy mà vẫn có tiền gởi về quê cho vợ con. Cắt cỏ, lặn lội ngoài đồng tuy cơ cực, nhưng vẫn quí nó anh à". Cỏ ở đây bán với giá 1 ngàn đồng/bó (khoảng 6kg), chủ yều là cỏ dại mọc ven sông rạch như cỏ voi, cỏ xả, cỏ lùn, cỏ phụng, cỏ mật, cỏ lúa ma...Cỏ dại này được giới chăn nuôi ưa chuộng vì giá rẻ, dinh dưỡng cao, bò sữa rất thích ăn...
Bạn,
Báo này viết tiếp: Phóng viên ghé chợ cỏ cầu Mười Lến, ấp 6, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi. Tại đây hàng ngàn bó cỏ được chất lên 4 chiếc công nông sắp giao hàng. Vợ chồng Minh, Phi cũng xuất thân từ huyện Cần Giuộc - Long An, cũng dễ dàng thuê một đội quân hàng chục thanh niên vạm vỡ từ Đồng bằng Cửu Long về đây cắt cỏ cho mình. Hai vợ chồng họ làm chủ chợ cỏ này từ nhiều năm. Ngoài ra, ở những chợ cỏ còn có đội quân bán cỏ nhỏ lẻ, phương tiện chở là xe gắn máy. Dầu vậy, cỏ cũng được phân phát đến tận chuồng trại nếu như khách hàng có nhu cầu đặt hợp đồng dài hạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.