DUBAI - Dân Iraq đã sống 1 thời gian dài dưới chế độ khủng bố của ông Saddam Hussein, nhưng nay họ và người Ả Rập láng giềng, gồm Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng lo sợ về bất ổn và đổ máu tiếp theo cuộc tấn công của Hoa Kỳ nhằm giải giới Baghdad.
Trong lúc khả năng chiến tranh ngày càng rõ, họ sợ hậu quả của chiến thắng của Ho Kỳ cũng nhiều bằng kết cuộc hỗn loạn của chiến sự, và tự hỏi họ sẽ là mục tiêu kế tiếp hay không.
Theo tài liệu phân tích của Học Viện quốc tế vụ Hoàng Gia tại London, bên cạnh Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, mọi nước Ả Rập lo sợ về hậu quả hỗn loạn, các chính phủ trong vùng biết rằng dân của họ sẽ nhìn thấy chủ nghĩa đế quốc hiển hiện của Hoa Kỳ nhằm chiếm tài nguyên dầu và bảo vệ Israel.
TT Bush nói chính người dân Iraq, chứ không phải Washington, sẽ quyết định hình thức của chính quyền Baghdad hậu Saddam, chế độ Saddam hung bạo sẽ bị kết liễu để thay thế bởi 1 chính quyền chíng đáng, có dân chủ.
Ông Bush cũng hứa hẹn giữ an ninh chống lại bất cứ phe nào gây hỗn loạn hay đe dọa chủ quyền lãnh thổ của Iraq, cũng như không để cho tài nguyên của Iraq bị chế độ hấp hối phá hoại.
Nhưng, không cách nào TT Bush có thể giải tỏa được tất cả các lân bang của Iraq về thời kỳ hậu Saddam.
Theo ông Toby Dodge, 1 chuyên gia Anh về Iraq, vài nước lo rằng có ngày họ trở thành mục tiêu - ông nói "Iraq không phải là trung tâm của chủ thuyết Bush, mà chỉ là khởi đầu".
Cựu TT Rafsanjani của Iran lập luận rằng duy trì lực lượng Hoa Kỳ sau cuộc tấn công sẽ gây bất ổn toàn vùng Trung Đông và gây hỗn loạn thị trường dầu lửa - hôm Thứ 6, ông Rafsanjani tuyên bố "Người Mỹ sẽ bị chôn chân ở Iraq - nếu Saddam không đánh lại, cả nước Iraq sẽ làm việc ấy sau ngày ông Hussein bị hạ bệ".
Ông al-Faisal, Ngoại Trưởng của vương quốc Saudi Arabia, cũng như nhiều người coi cuộc chiếm đóng của Israel là trầm trọng hơn, cũng tỏ ý hoài nghi - ông nói "chiếm đóng Iraq không phải là việc đơn giản, làm sao 250,000 ngàn quân giữ trật tự 1 nước như Iraq " Nếu có hỗn lọạn, làm sao dân chủ nảy nở".
Mặt khác, các nước Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Syria và Saudi Arabia cũng lo sợ về cuộc tranh chiến giữa các nhóm sắc tộc Kurd, gồm người Hồi Giáo Shi'ite ở miền nam và người Hồi Giáo Sunni thiểu số ở miền trung.
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng can thiệp để ngăn người thiểu số Kurd có thêm quyền tự trị.
Ngoài ra, Iran có thể cảm thấy buộc phải giúp các đồng đạo Shi'ite, là trường hợp ác mộng đối với Saudi Arabia vì nước naỳ cũng có một nhóm thiểu số Shi'ite chờ cơ hội nổi dậy.
Theo học giả James Russel của Ngũ Giác Đài, một nước Iraq thốâng nhất là cần thiết để duy trì đối trọng với Iran, là mối nguy không lớn và đang bận rộn với cuộc tranh giành quyền lực nội bộ - trong bài viết trên tạp chí về Trung Đông, ông nói : trong lúc Hoa Kỳ phải xác nhận ủng hộ 1 nước Iraq thống nhất, thì để cho Iraq tan rã thành nhiều mảnh có thể là tốt hơn. Học giả Russell nghĩ rằng Iraq tan rã sẽ góp phần ngăn tránh sự nổi lên 1 nhà độc tài khác đe dọa các lân bang.
Trong lúc khả năng chiến tranh ngày càng rõ, họ sợ hậu quả của chiến thắng của Ho Kỳ cũng nhiều bằng kết cuộc hỗn loạn của chiến sự, và tự hỏi họ sẽ là mục tiêu kế tiếp hay không.
Theo tài liệu phân tích của Học Viện quốc tế vụ Hoàng Gia tại London, bên cạnh Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, mọi nước Ả Rập lo sợ về hậu quả hỗn loạn, các chính phủ trong vùng biết rằng dân của họ sẽ nhìn thấy chủ nghĩa đế quốc hiển hiện của Hoa Kỳ nhằm chiếm tài nguyên dầu và bảo vệ Israel.
TT Bush nói chính người dân Iraq, chứ không phải Washington, sẽ quyết định hình thức của chính quyền Baghdad hậu Saddam, chế độ Saddam hung bạo sẽ bị kết liễu để thay thế bởi 1 chính quyền chíng đáng, có dân chủ.
Ông Bush cũng hứa hẹn giữ an ninh chống lại bất cứ phe nào gây hỗn loạn hay đe dọa chủ quyền lãnh thổ của Iraq, cũng như không để cho tài nguyên của Iraq bị chế độ hấp hối phá hoại.
Nhưng, không cách nào TT Bush có thể giải tỏa được tất cả các lân bang của Iraq về thời kỳ hậu Saddam.
Theo ông Toby Dodge, 1 chuyên gia Anh về Iraq, vài nước lo rằng có ngày họ trở thành mục tiêu - ông nói "Iraq không phải là trung tâm của chủ thuyết Bush, mà chỉ là khởi đầu".
Cựu TT Rafsanjani của Iran lập luận rằng duy trì lực lượng Hoa Kỳ sau cuộc tấn công sẽ gây bất ổn toàn vùng Trung Đông và gây hỗn loạn thị trường dầu lửa - hôm Thứ 6, ông Rafsanjani tuyên bố "Người Mỹ sẽ bị chôn chân ở Iraq - nếu Saddam không đánh lại, cả nước Iraq sẽ làm việc ấy sau ngày ông Hussein bị hạ bệ".
Ông al-Faisal, Ngoại Trưởng của vương quốc Saudi Arabia, cũng như nhiều người coi cuộc chiếm đóng của Israel là trầm trọng hơn, cũng tỏ ý hoài nghi - ông nói "chiếm đóng Iraq không phải là việc đơn giản, làm sao 250,000 ngàn quân giữ trật tự 1 nước như Iraq " Nếu có hỗn lọạn, làm sao dân chủ nảy nở".
Mặt khác, các nước Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Syria và Saudi Arabia cũng lo sợ về cuộc tranh chiến giữa các nhóm sắc tộc Kurd, gồm người Hồi Giáo Shi'ite ở miền nam và người Hồi Giáo Sunni thiểu số ở miền trung.
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng can thiệp để ngăn người thiểu số Kurd có thêm quyền tự trị.
Ngoài ra, Iran có thể cảm thấy buộc phải giúp các đồng đạo Shi'ite, là trường hợp ác mộng đối với Saudi Arabia vì nước naỳ cũng có một nhóm thiểu số Shi'ite chờ cơ hội nổi dậy.
Theo học giả James Russel của Ngũ Giác Đài, một nước Iraq thốâng nhất là cần thiết để duy trì đối trọng với Iran, là mối nguy không lớn và đang bận rộn với cuộc tranh giành quyền lực nội bộ - trong bài viết trên tạp chí về Trung Đông, ông nói : trong lúc Hoa Kỳ phải xác nhận ủng hộ 1 nước Iraq thống nhất, thì để cho Iraq tan rã thành nhiều mảnh có thể là tốt hơn. Học giả Russell nghĩ rằng Iraq tan rã sẽ góp phần ngăn tránh sự nổi lên 1 nhà độc tài khác đe dọa các lân bang.
Gửi ý kiến của bạn