Bạn,
Thù lao của các sân khấu thoại kịch thành phố SG hiện nay hình thành theo hai mô hình: trả theo tên tuổi và trả theo công sức biểu diễn của từng diễn viên. Cũng từ việc trả thù lao theo hai mô hình này mà khoảng vài năm trở lại đây, nó đã gây sự bất ổn ngấm ngầm cũng như làm xáo trộn đời sống của sân khấu thoại kịch. Nó mặc nhiên hình thành hai phe, nhóm giữa diễn viên trẻ và diễn viên ngôi sao, ủng hộ hoặc chống đối cách tính thù lao tại một sân khấu kịch nào đó. Báo VASC ghi nhận về hiện trạng này như sau.
"Tôi thích cách trả thù lao theo công sức biểu diễn hơn. Bởi đó là một cách khẳng định tài năng và công lao đóng góp của một diễn viên ", một diễn viên trẻ lên tiếng. Một đạo diễn khác nhận xét: "Làm nhiều hưởng nhiều, đây là sự công bằng của xã hội. Và không phải đã từng có nhiều dân tộc trên thế giới, đã đổ máu xương cho các cuộc chiến chỉ cốt dành được sự công bằng hợp lý trong xã hội, trong lao độngđó hay sao" Nếu đã cho rằng không thể có sự cào bằng thù lao trong nghệ thuật, thì đây là mô hình lý tưởng nhất để thực hiện điều đó. Hơn nữa nó góp phần chặn đứng nạn ngôi sao làm giá như tại sân khấu ca nhạc hoặc cải lương."
Trong khi hầu hết các diễn viên trẻ đều đồng tình với cách tính thù lao theo công sức biểu diễn; thì ngược lại, nó đã bị không ít diễn viên ngôi sao hoặc có chút tên tuổi, phản đối: "Nếu không có tên tuổi của tôi, ai thèm đến sân khấu xem kịch! Tôi là một diễn viên thuộc hàng ngôi sao mà chỉ được trả thù lao chưa bằng một diễn viên trẻ là chuyện bất hợp lý! Cho dù tôi đóng vai phụ đi chăng nữa thì tên tuổi của tôi vẫn là lực hút khán giả". Mỗi phe đều có cái lý của riêng mình. Chưa rõ phần thắng sẽ ngã ngũ vào phe nào. Nhưng hiện nay nó đã làm cho các nhà quản lý sân khấu kịch đau đầu không ít hoặc phải vắt giò lên cổ chạy vạy cho đủ số tiền để trả cát-xê cho những vở diễn có nhiều ngôi sao nhưng lại ế khách! Hoặc phải bất lực ngồi nhìn từng diễn viên rời bỏ sân khấu của mình. Quan niệm cát-sê tượng trưng cho tên tuổi đang tồn tại trong không ít nghệ sĩ (kể cả ca sĩ), hiện nay đã phát sinh ra một hiện tượng rấtkỳ khôi, đó là: họ so đo và luôn muốn được trả cát-sê cao hơn đồng nghiệp, dù chỉ là vài chục hoặc trăm ngàn. Đây cũng là một nguyên nhân trong việc leo thang không ngừng trong cát-sê của diễn viên. Nó có được áp dụng vào sân khấu kịch, gây đột biến trong cát-sê như ở ca nhạc hoặc tạo mức chênh lệch đến mức bất hợp lý như ở sân khấu cải lương hay không" Điều này khó nói lắm! Bởi sân khấu kịch đang gặp thời hưng thịnh và căn bệnh ngôi sao của diễn viên vẫn đang nở rộ như nấm gặp mưa!
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Bấy lâu nay, mỗi khi tình hình sân khấu của một lĩnh vực nghệ thuật nào đó đi xuống, người ta thường đổ trút lỗi lên tình hình khách quan, hoặc do tác giả, đạo diễn, diễn viên chứ ít ai quy tội cho chuyện cát-sê nghệ sĩ! Phải chăng vì đó chỉ là một thỏa thuận sòng phẳng thuận mua, vừa bán - một chuyện bên lề sân khấu giữa những người tham gia và biểu diễn" Nhưng nếu không có chuyện ngôi sao đẩy giá cát-sê khiến chi phí đầu tư chương trình tăng vọt, có lẽ không xảy ra tình trạng: trong khán phòng thì vắng vẻ, còn khán giả thì đứng tràn ngoài rạp với đôi mắt tần ngần, tiếc nuối khi nhìn giá vé tăng lên gấp 2 đến 3 lần giống như ở một số chương trình ca nhạc, cải lương mà nhiều người đã từng được chứng kiến: hiện tượng vé chợ đen.
Thù lao của các sân khấu thoại kịch thành phố SG hiện nay hình thành theo hai mô hình: trả theo tên tuổi và trả theo công sức biểu diễn của từng diễn viên. Cũng từ việc trả thù lao theo hai mô hình này mà khoảng vài năm trở lại đây, nó đã gây sự bất ổn ngấm ngầm cũng như làm xáo trộn đời sống của sân khấu thoại kịch. Nó mặc nhiên hình thành hai phe, nhóm giữa diễn viên trẻ và diễn viên ngôi sao, ủng hộ hoặc chống đối cách tính thù lao tại một sân khấu kịch nào đó. Báo VASC ghi nhận về hiện trạng này như sau.
"Tôi thích cách trả thù lao theo công sức biểu diễn hơn. Bởi đó là một cách khẳng định tài năng và công lao đóng góp của một diễn viên ", một diễn viên trẻ lên tiếng. Một đạo diễn khác nhận xét: "Làm nhiều hưởng nhiều, đây là sự công bằng của xã hội. Và không phải đã từng có nhiều dân tộc trên thế giới, đã đổ máu xương cho các cuộc chiến chỉ cốt dành được sự công bằng hợp lý trong xã hội, trong lao độngđó hay sao" Nếu đã cho rằng không thể có sự cào bằng thù lao trong nghệ thuật, thì đây là mô hình lý tưởng nhất để thực hiện điều đó. Hơn nữa nó góp phần chặn đứng nạn ngôi sao làm giá như tại sân khấu ca nhạc hoặc cải lương."
Trong khi hầu hết các diễn viên trẻ đều đồng tình với cách tính thù lao theo công sức biểu diễn; thì ngược lại, nó đã bị không ít diễn viên ngôi sao hoặc có chút tên tuổi, phản đối: "Nếu không có tên tuổi của tôi, ai thèm đến sân khấu xem kịch! Tôi là một diễn viên thuộc hàng ngôi sao mà chỉ được trả thù lao chưa bằng một diễn viên trẻ là chuyện bất hợp lý! Cho dù tôi đóng vai phụ đi chăng nữa thì tên tuổi của tôi vẫn là lực hút khán giả". Mỗi phe đều có cái lý của riêng mình. Chưa rõ phần thắng sẽ ngã ngũ vào phe nào. Nhưng hiện nay nó đã làm cho các nhà quản lý sân khấu kịch đau đầu không ít hoặc phải vắt giò lên cổ chạy vạy cho đủ số tiền để trả cát-xê cho những vở diễn có nhiều ngôi sao nhưng lại ế khách! Hoặc phải bất lực ngồi nhìn từng diễn viên rời bỏ sân khấu của mình. Quan niệm cát-sê tượng trưng cho tên tuổi đang tồn tại trong không ít nghệ sĩ (kể cả ca sĩ), hiện nay đã phát sinh ra một hiện tượng rấtkỳ khôi, đó là: họ so đo và luôn muốn được trả cát-sê cao hơn đồng nghiệp, dù chỉ là vài chục hoặc trăm ngàn. Đây cũng là một nguyên nhân trong việc leo thang không ngừng trong cát-sê của diễn viên. Nó có được áp dụng vào sân khấu kịch, gây đột biến trong cát-sê như ở ca nhạc hoặc tạo mức chênh lệch đến mức bất hợp lý như ở sân khấu cải lương hay không" Điều này khó nói lắm! Bởi sân khấu kịch đang gặp thời hưng thịnh và căn bệnh ngôi sao của diễn viên vẫn đang nở rộ như nấm gặp mưa!
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Bấy lâu nay, mỗi khi tình hình sân khấu của một lĩnh vực nghệ thuật nào đó đi xuống, người ta thường đổ trút lỗi lên tình hình khách quan, hoặc do tác giả, đạo diễn, diễn viên chứ ít ai quy tội cho chuyện cát-sê nghệ sĩ! Phải chăng vì đó chỉ là một thỏa thuận sòng phẳng thuận mua, vừa bán - một chuyện bên lề sân khấu giữa những người tham gia và biểu diễn" Nhưng nếu không có chuyện ngôi sao đẩy giá cát-sê khiến chi phí đầu tư chương trình tăng vọt, có lẽ không xảy ra tình trạng: trong khán phòng thì vắng vẻ, còn khán giả thì đứng tràn ngoài rạp với đôi mắt tần ngần, tiếc nuối khi nhìn giá vé tăng lên gấp 2 đến 3 lần giống như ở một số chương trình ca nhạc, cải lương mà nhiều người đã từng được chứng kiến: hiện tượng vé chợ đen.
Gửi ý kiến của bạn