Hôm nay,  

Người Vẽ Tranh Giữa Rừng

26/07/200200:00:00(Xem: 4261)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, tại vùng đất Dakto nổi tiếng khắc nghiệt ở Tây nguyên, có một người dân sắc tộc thiểu số say mê hội họa, đã bán cả lúa, nông sản để mua dụng cụ vẽ tranh. Người này chưa học qua về hội họa, thế nhưng 25 năm qua, đã trải lòng mình trên rẫy, trên rừng để vẽ. Chuyện về họa sĩ này được phóng viên TT ghi lại qua đoạn ký sự như sau.
Dakto đã xa, mà làng Dak Moong của xã Văn Lem lại quá xa so với người đến từ đô thị, bởi nó nằm dưới chân núi Ngok Vung Roi, bên suối Dak Tra thuộc vùng xa của Tây nguyên. A Nhú, họa sĩ đầu tiên của người Xê Đăng, là niềm tự hào của buôn làng Dak Moong. Tranh A Nhú chỉ là chuyện quanh quẩn của làng người Xê Đăng, đó là những người đàn bà cỏng con qua làng, ông già mơ màng nhả khói thuốc bên cầu thang nhà dài, đứa trai làng mới lớn lực lưỡng lên rẫy, là góc bếp nào đó của lễ hội, là con chó, con trâu, cái cây, cái cuốc trên rừng... Nhưng càng nhìn vào tranh anh càng nhận ra sự sâu thẳm của núi rừng, sự diệu vợi của nền văn hóa nhà dài, sự khoáng đạt của nền văn minh lúa rẫy, và dĩ nhiên còn có nỗi u uẩn về những người đàn bà chân đất, sự thơ ngây, tươi trẻ của những đứa con gái, trẻ thơ làng quê trên núi.
A Nhú có một đời sống không vượt qua khỏi những cánh rừng, bởi ít khi anh đi đâu khỏi làng Dak Moong. Anh nói chỉ xóm làng anh thôi vẽ cả đời không hết. A Nhú vẽ tranh không phải để bán, mà thật ra anh nào có biết tranh cũng là một thứ hàng hóa như họa sĩ dưới xuôi, nên cứ thế gặp đâu vẽ đó, vẽ tài tử, vẽ khi có người tặng cho những tuýp màu mới, vẽ khi mùa mưa về, khi rừng thay lá, khi tính nghệ sĩ trỗi dậy... Vẽ mà không cần giá vẽ có lẽ chỉ có họa sĩ Nhú, đã 25 năm tay trái cầm cọ như thế (anh bị cụt tay phải vào năm 15 tuổi), kể từ lần cầm cọ đầu tiên vào mùa khô năm 1977.

Mỗi lần muốn vẽ, anh trải vải ra và ngồi bệt xuống đất. Nhiều khi muốn ngồi vẽ cả ngày, chợt thấy vợ con lặn lội trên rẫy anh lại gác cọ mà cầm cuốc, dĩ nhiên cũng bằng tay trái. Vì vậy mà người ta không lạ khi thấy huyện cần thì mang tranh anh đi triển lãm, tỉnh cần thì cử người tìm đến mang về triển lãm, không sao cả. Có những tranh trải qua một hành trình như thế rồi một thời gian sau đột nhiên một bằng khen của tỉnh hay giải thưởng gì đó của hội văn nghệ gửi về làng. Nghệ sĩ ở Kontum có người bảo “thằng Nhú là thằng liều, vì vẽ là “trò chơi” của con nhà nghèo, mà gia cảnh của nó được xếp vào loại chỉ thiếu cái sổ đói nghèo”. Tám đứa con, năm bảy sào ruộng-rẫy không đùa với khách thơ, nên hồn nghệ sĩ của Nhú cứ lo chống chọi để sinh tồn. Giữa vùng núi rừng sâu xa, khó tưởng tượng một người vì mê hội họa, cảm xúc về làng quê, yêu xứ sở, đến độ lâu lâu lại bán lúa để mua màu vẽ, nhịn ăn, nhịn mặc mà mọi thứ khác để có cái màu, vải, khung... vật tư tối thiểu của họa sĩ) mà vẽ. Nhú bảo dù thế nào thì anh cũng biết ơn nghệ sĩ Su Man, một họa sĩ lão thành nổi tiếng ở vMang Giang (Gia Lai), vì nếu không có họa sĩ này khi dẫn học sinh trường Văn hóa-nghệ thuật Gia Lai-Kontum đi thực tập vào năm 1977 ở làng Dak Moong thì không ai phát hiện ra tài năng thiên phú và chẳng có ai dạy cho anh biết a, b, c về cái gọi là nghệ thuật hội họa.

Bạn,
Cũng theo báo TT, anh A Nhú còn một khao khát mơ về một ngày không còn vướng bận chuyện cơm áo, có nhiều tuýp màu và khung vẽ để tập trung sáng tác, rồi một ngày nào đó trước khi qua đời được một lần mở phòng tranh triển lãm giữa làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.