Bạn,
Ởû VN, dẫn chương trình chưa thực sự trở thành một nghề mà chỉ là công việc kiêm nhiệm của một người có tài ăn nói trước đám đông. Và cũng chưa có một trường lớp nào đào tạo những MC chuyên nghiệp. Vài năm gần đây, cùng với sự bùng phát của các chương trình ca nhạc, thời trang, các buổi giao lưu, nhu cầu cần người dẫn chương trình ngày càng tăng. Nhiều xướng ngôn viên, biên tập viên truyền hình, rồi ca sĩ, người mẫu, diễn viên không bỏ lỡ cơ hội chiếm lĩnh lĩnh vực còn mới mẻ và dễ nổi tiếng này. Học làm MC cũng trở thành một nhu cầu của nhiều người trẻ nuôi mộng trở thành người nổi tiếng. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết như sau.
Ởû TP.SG, cùng với những khóa đào tạo người mẫu, ca sĩ, những khoá đào tạo MC do Nhà văn hoá Thanh niên hoặc Nhà văn hóa một số quận tổ chức cũng thi nhau mở, thu hút rất đông giới trẻ tham gia. Còn tại miền Bắc, nơi duy nhất đào tạo MC (tất nhiên dưới dạng nghiệp dư) là Cung Văn hoá Hà Nội. Đến nay, đã có hai khoá "MC nghiệp dư" tốt nghiệp. Ịiều kiện để tham gia khoá học này là những người không có khuyết tật về hình thể, giọng nói, có chiều cao từ 1.6m trở lên (với nữ); 1.7m trở lên (với nam). Tuy nhiên, không phải ai tham gia học lớp MC cũng nhằm mục đích trở thành người dẫn chương trình, có người học cho biết, để trở nên mạnh dạn, ăn nói lưu loát hơn.
Tất cả những MC nổi tiếng được nhiều người biết tới hiện nay đều chỉ coi dẫn chương trình (DCT) là một việc làm "tay trái". Tạ Bích Loan, Diễm Quỳnh, Tuấn Anh... là biên tập viên của VTV3 - Đài THVN. Người tạo nên hẳn một phong cách DCT rất "Lại Văn Sâm" giờ đã lui về với vai trò một người làm quản lý. Quỳnh Hoa là phát thanh viên của Đài PTTH HN... Những người này hoàn toàn không qua một trường lớp đào tạo nào cả mà tài dẫn chuơng trình của họ đều do trời phú, cộng với sự rèn luyện, học hỏi của bản thân. Nhưng có một đặc điểm chung là công việc chính của họ đều có liên quan đến ánh đèn sân khấu, đến truyền hình, hoặc đòi hỏi phải giao tiếp với nhiều người. Và làm MC với họ là một sự bổ trợ rất tốt cho nghề nghiệp.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp:Dù MC chưa thực sự trở thành một nghề, nhưng nhu cầu cần người DCT của xã hội thực sự là một nhu cầu không nhỏ. Một giảng viên của 1 khóa đào tạo MC cho biết , ngay trong khoá học đã có không ít công ty, đoàn nghệ thuật đến đặt vấn đề muốn lớp MC giới thiệu cho họ những người có khả năng dẫn các chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật, khai trương công ty...
Ởû VN, dẫn chương trình chưa thực sự trở thành một nghề mà chỉ là công việc kiêm nhiệm của một người có tài ăn nói trước đám đông. Và cũng chưa có một trường lớp nào đào tạo những MC chuyên nghiệp. Vài năm gần đây, cùng với sự bùng phát của các chương trình ca nhạc, thời trang, các buổi giao lưu, nhu cầu cần người dẫn chương trình ngày càng tăng. Nhiều xướng ngôn viên, biên tập viên truyền hình, rồi ca sĩ, người mẫu, diễn viên không bỏ lỡ cơ hội chiếm lĩnh lĩnh vực còn mới mẻ và dễ nổi tiếng này. Học làm MC cũng trở thành một nhu cầu của nhiều người trẻ nuôi mộng trở thành người nổi tiếng. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết như sau.
Ởû TP.SG, cùng với những khóa đào tạo người mẫu, ca sĩ, những khoá đào tạo MC do Nhà văn hoá Thanh niên hoặc Nhà văn hóa một số quận tổ chức cũng thi nhau mở, thu hút rất đông giới trẻ tham gia. Còn tại miền Bắc, nơi duy nhất đào tạo MC (tất nhiên dưới dạng nghiệp dư) là Cung Văn hoá Hà Nội. Đến nay, đã có hai khoá "MC nghiệp dư" tốt nghiệp. Ịiều kiện để tham gia khoá học này là những người không có khuyết tật về hình thể, giọng nói, có chiều cao từ 1.6m trở lên (với nữ); 1.7m trở lên (với nam). Tuy nhiên, không phải ai tham gia học lớp MC cũng nhằm mục đích trở thành người dẫn chương trình, có người học cho biết, để trở nên mạnh dạn, ăn nói lưu loát hơn.
Tất cả những MC nổi tiếng được nhiều người biết tới hiện nay đều chỉ coi dẫn chương trình (DCT) là một việc làm "tay trái". Tạ Bích Loan, Diễm Quỳnh, Tuấn Anh... là biên tập viên của VTV3 - Đài THVN. Người tạo nên hẳn một phong cách DCT rất "Lại Văn Sâm" giờ đã lui về với vai trò một người làm quản lý. Quỳnh Hoa là phát thanh viên của Đài PTTH HN... Những người này hoàn toàn không qua một trường lớp đào tạo nào cả mà tài dẫn chuơng trình của họ đều do trời phú, cộng với sự rèn luyện, học hỏi của bản thân. Nhưng có một đặc điểm chung là công việc chính của họ đều có liên quan đến ánh đèn sân khấu, đến truyền hình, hoặc đòi hỏi phải giao tiếp với nhiều người. Và làm MC với họ là một sự bổ trợ rất tốt cho nghề nghiệp.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp:Dù MC chưa thực sự trở thành một nghề, nhưng nhu cầu cần người DCT của xã hội thực sự là một nhu cầu không nhỏ. Một giảng viên của 1 khóa đào tạo MC cho biết , ngay trong khoá học đã có không ít công ty, đoàn nghệ thuật đến đặt vấn đề muốn lớp MC giới thiệu cho họ những người có khả năng dẫn các chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật, khai trương công ty...
Gửi ý kiến của bạn