OTTAWA (KL) - Thông tín viên của báo Citizen cho biết, tài liệu của CSVN cho biết nữ công dân Canada luôn luôn thay đổi lời cung khai.
Nữ công dân Canada Nguyễn thị Hiệp, người đã bị CSVN xử bắn, đã bị Hanoi khép vào tội nói láo đối với công an nhà nước, lại còn dồn tội vào cho mẹ, nhân chứng mơ hồ trong vụ chuyển lậu bạch phiến, theo như sự phán xét của tòa án tại Hanoi.
Sự phán quyết của tòa thượng thẩm tại Hanoi được dịch ra chưa đầy tám trang là tài liệu đã gửi cho chính phủ Canada về vụ phạm tội buôn lậu bạch phiến của bà Nguyễn thị Huệ năm 1997 trị giá năm triệu Mỹ kim qua phi cảng của Hanoi.
Tháng tám năm 1997, tòa kháng án của tòa án nhân dân tại Hanoi đã cho đình chỉ việc án tử hình và cho biết: “Nguyễn thị Hiệp đã luôn luôn thay đổi lời cung khai.”
Nguyễn thị Hiệp đã kêu oan cho tới phút cuối cùng.
Báo Toronto Star đã cho biết, chồng bà Nguyễn thị Hiệp là Trần Hiếu, 57 tuổi, một cầu thủ bóng đá quốc tế của Hanoi. Báo đã lấy tin dưới đây qua thông dịch viên tại nhà của em trai bà Nguyễn thị Huệ tại Brampton, cách Toronto khoảng trên 200km. Em trai của bà Huệ là Nguyễn Hùng.
Tiếng chuông điện thoại reo tại nhà ở Hanoi, Trần Hiếu giật mình thức dậy khi trời vùa hửng đông
“Anh có phải là Trần Hiếu không" Vợ của anh đã chết. Họ đã xử bắn chị rồi,” tiếng nói của người bí mật nói trong máy điện thoại và sau đó im luôn.
Vợ của Trần Hiếu đã bị xử bắn vào lúc 6 giờ sáng ngày thứ hai. Nơi đem ra xử bắn cách nhà tù khoảng 700 m.
Khoảng một tiếng đồng hồ sau, Trần Hiếu cùng với người thân thích đã đứng ngay tại tường của nhà tù Xuân Phương, nơi Nguyễn thị Hiệp đã bị giam trong ngục tối bốn năm trời kể từ lúc bị bắt.
Tù nhân trong nhà tù đã cho Trần Hiếu biết, vợ của Hiếu đã bị đem ra bắn trước tiểu đội hành quyết gồm sáu tay súng.
Hiếu cho biết: “Phát đạn ân huệ đã bắn vào đầu vợ tôi. Họ đã đào sẵn một hố để chôn, bỏ xác vợ tôi vào trong chiến quan tài nằm gần ngay đó.”
Hiếu có đến chỗ bà Nguyễn thị Hiếu bị xử bắn, anh nhìn thấy chung quanh cộc cột nạn nhân để xử bắn còn nhiều vết máu còn tươi.
Hiếu nói cụ Trần thị Cầm, mẹ ruột của vợ anh, chưa biết chuyện vợ anh bị xử bắn. Anh sẽ từ từ cho bà biết sau.
Cụ Trần thị Cầm, 74 tuổi, còn phải ở trong tù ít nhất là 15 năm sau, bà mới được thả. Hiện nay chính phủ Canada đang tạo áp lực để CSVN phóng thích cụ Cầm để trở về Canada.
Chuyện này có nhiều uẩn khúc có dính líu tới cơ sở kinh tài của CSVN tại Montreal, nhà cầm quyền CSVN chưa chắc đã dám thả cụ Cầm để trở về Canada. Một nạn nhân lãnh tội cho cả một tổ chức kinh tài của CSVN tại Canada.
Trong khi đó Hanoi đã công bố thả 12.264 tù nhân vào dịp lễ kỷ niệm 25 năm chấm dứt chiến tranh. Lễ kỷ niệm này được tổ chức rầm rộ tại Saigon trong dinh độc lập với chiếc xe tăng giả, người lính đầu tiên tiến vào dinh Độc lập không được đứng trên tấm thảm đỏ mà là các quan chức của Hanoi đã vào tham dự lễ. Tiếng ca “Như có bác Hồ trong ngày đại thắng” vang lên làm inh tai và nhức óc dân chúng của thành phố Saigon, nay được đổi tên là thành phố buôn bán Hồ Chí Minh. Còn các thiếu nhi của Saigon chẳng hiểu chuyện gì đã xẩy ra trong dĩ vãng trước lời tuyên bố để tiến vào thế kỷ mới của nhà cầm quyền CSVN.
Nữ công dân Canada Nguyễn thị Hiệp, người đã bị CSVN xử bắn, đã bị Hanoi khép vào tội nói láo đối với công an nhà nước, lại còn dồn tội vào cho mẹ, nhân chứng mơ hồ trong vụ chuyển lậu bạch phiến, theo như sự phán xét của tòa án tại Hanoi.
Sự phán quyết của tòa thượng thẩm tại Hanoi được dịch ra chưa đầy tám trang là tài liệu đã gửi cho chính phủ Canada về vụ phạm tội buôn lậu bạch phiến của bà Nguyễn thị Huệ năm 1997 trị giá năm triệu Mỹ kim qua phi cảng của Hanoi.
Tháng tám năm 1997, tòa kháng án của tòa án nhân dân tại Hanoi đã cho đình chỉ việc án tử hình và cho biết: “Nguyễn thị Hiệp đã luôn luôn thay đổi lời cung khai.”
Nguyễn thị Hiệp đã kêu oan cho tới phút cuối cùng.
Báo Toronto Star đã cho biết, chồng bà Nguyễn thị Hiệp là Trần Hiếu, 57 tuổi, một cầu thủ bóng đá quốc tế của Hanoi. Báo đã lấy tin dưới đây qua thông dịch viên tại nhà của em trai bà Nguyễn thị Huệ tại Brampton, cách Toronto khoảng trên 200km. Em trai của bà Huệ là Nguyễn Hùng.
Tiếng chuông điện thoại reo tại nhà ở Hanoi, Trần Hiếu giật mình thức dậy khi trời vùa hửng đông
“Anh có phải là Trần Hiếu không" Vợ của anh đã chết. Họ đã xử bắn chị rồi,” tiếng nói của người bí mật nói trong máy điện thoại và sau đó im luôn.
Vợ của Trần Hiếu đã bị xử bắn vào lúc 6 giờ sáng ngày thứ hai. Nơi đem ra xử bắn cách nhà tù khoảng 700 m.
Khoảng một tiếng đồng hồ sau, Trần Hiếu cùng với người thân thích đã đứng ngay tại tường của nhà tù Xuân Phương, nơi Nguyễn thị Hiệp đã bị giam trong ngục tối bốn năm trời kể từ lúc bị bắt.
Tù nhân trong nhà tù đã cho Trần Hiếu biết, vợ của Hiếu đã bị đem ra bắn trước tiểu đội hành quyết gồm sáu tay súng.
Hiếu cho biết: “Phát đạn ân huệ đã bắn vào đầu vợ tôi. Họ đã đào sẵn một hố để chôn, bỏ xác vợ tôi vào trong chiến quan tài nằm gần ngay đó.”
Hiếu có đến chỗ bà Nguyễn thị Hiếu bị xử bắn, anh nhìn thấy chung quanh cộc cột nạn nhân để xử bắn còn nhiều vết máu còn tươi.
Hiếu nói cụ Trần thị Cầm, mẹ ruột của vợ anh, chưa biết chuyện vợ anh bị xử bắn. Anh sẽ từ từ cho bà biết sau.
Cụ Trần thị Cầm, 74 tuổi, còn phải ở trong tù ít nhất là 15 năm sau, bà mới được thả. Hiện nay chính phủ Canada đang tạo áp lực để CSVN phóng thích cụ Cầm để trở về Canada.
Chuyện này có nhiều uẩn khúc có dính líu tới cơ sở kinh tài của CSVN tại Montreal, nhà cầm quyền CSVN chưa chắc đã dám thả cụ Cầm để trở về Canada. Một nạn nhân lãnh tội cho cả một tổ chức kinh tài của CSVN tại Canada.
Trong khi đó Hanoi đã công bố thả 12.264 tù nhân vào dịp lễ kỷ niệm 25 năm chấm dứt chiến tranh. Lễ kỷ niệm này được tổ chức rầm rộ tại Saigon trong dinh độc lập với chiếc xe tăng giả, người lính đầu tiên tiến vào dinh Độc lập không được đứng trên tấm thảm đỏ mà là các quan chức của Hanoi đã vào tham dự lễ. Tiếng ca “Như có bác Hồ trong ngày đại thắng” vang lên làm inh tai và nhức óc dân chúng của thành phố Saigon, nay được đổi tên là thành phố buôn bán Hồ Chí Minh. Còn các thiếu nhi của Saigon chẳng hiểu chuyện gì đã xẩy ra trong dĩ vãng trước lời tuyên bố để tiến vào thế kỷ mới của nhà cầm quyền CSVN.
Gửi ý kiến của bạn