Bạn,
Theo báo SGGP, trên địa bàn tỉnh Bình Định, có 1 làng chài mà phần lớn ngư dân ngư dân ở đây xưa nay sinh sống bằng cái nghề đầy mạo hiểm, nghề săn cá mập. Đó là làng Hưng Lương, một làng chài ven biển thuộc xã đảo Nhơn Lý, thành phố Qui Nhơn . Làng có vài trăm nóc nhà, chưa đến 2 ngàn người, nằm lặng lẽ trên một động cát lớn, bên những rừng dương và tiếng sóng biển xô bờ rì rầm. Báo SGGP ghi nhận về làng chài này như sau.
Hầu như không một ai trong làng Hưng Lương biết nghề săn cá mập ở làng mình có tự bao giờ. Nhưng những ngư phủ câu cá mập cao tuổi ở đây đều khẳng định: Từ hơn 50 năm trước, vào mùa trăng từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, thanh niên trong làng Hưng Lương đã từng rủ nhau ra biển săn tìm cá mập. Ngày ấy, làng có khoảng 600 gia đình với chừng 2 ngàn người, nhưng có tới quá nửa số gia đình kiếm sống bằng nghề săn cá mập. Đây là nghề dễ gặp bất trắc, nhưng lại được người dân làng chài Hưng Lương coi như một nghề bình thường như bao nghề khác để kiếm sống. Lẽ thường, vì cá mập có giá trị cao, nhất là bộ vi cá, mỗi lần trúng biển thì thu lãi mát mặt. Tuy nhiên, bao năm nay đã có nhiều ngư dân ở làng Hưng Lương ra với biển nhưng không trở về. Đó là những đêm giông tố, bão ập đến không kịp trở tay đành phó mặc cho con thuyền bị quăng quật theo dòng nước. Nnhiều ngư dân xấu số bị sóng biển cuốn trôi, không tìm thấy xác.
Ông Châu, 63 tuổi, ngư dân làng chài Hưng Lương, theo nghề câu cá mập hơn 40 năm nay, cho biết: Câu cá mập phải đợi đêm có trăng. Trăng sáng, làm nhòa ánh sáng bạc của ngời biển bám nơi thẻo câu. Nước biển sáng lấp lánh, khiến cá mập hoa mắt không phát hiện được mồi cá được móc vào lưỡi câu có ngạnh làm bằng đồng thau. Mồi câu cá mập thường là cá hồng, cá sáng nặng khoảng 3-4 kg câu tại biển, nhưng hấp dẫn nhất với cá mập là cá thu vì có mùi thơm, sáng cá. Trước khi tiến hành trận "đánh" chính, thì phải "đánh" thăm dò động tĩnh. Một đường biển dài chừng 4 km, độ sâu dao động 200 - 500m được các ngư phủ buông câu, thấy nơi nào cá mập tập trung là chuẩn bị cho cuộc bủa vây đầy ngoạn mục. Thế nhưng, nguy hiểm chỉ bắt đầu khi con cá dính câu. Khi con cá đã được lôi đến mặt nước, một bạn chài khéo tay nhất có nhiệm vụ đâm chiếc lao thép cắm vào đầu cá. Lao nối với đôi sợi cước rất lớn, một đầu gắn vào một cần trục. Cần trục quay, cá được ép sát mạn tàu. Bấy giờ, thợ câu sẽ dùng một cây lao nhọn, thọc từ óc cá thẳng xuống xương sống cá cho đến khi nào cá chết hẳn. Đây là công đoạn nguy hiểm, vì nếu làm không khéo sẽ bị cá táp trúng người.
Bạn,
Cũng theo SGGP, một ngư dân có thâm niên trong nghề câu cá mập hơn 50 năm, đã kể với phóng viên: "Có lần, tôi chưa kịp móc lưỡi khấu vào miệng cá thì đầu nó đụng thuyền. Theo phản xạ tự nhiên, nó quẫy mình lặn xuống và dùng đuôi đập mạnh làm thuyền bể một mảng lớn, còn tôi bị trúng vào lưng ngã ra bất tỉnh. Thế nhưng, đó cũng chưa là gì cả. Nhiều người còn bỏ mạng ngoài biển khơi hoặc mang thương tật vĩnh viễn do bị cá mập cắn".
Theo báo SGGP, trên địa bàn tỉnh Bình Định, có 1 làng chài mà phần lớn ngư dân ngư dân ở đây xưa nay sinh sống bằng cái nghề đầy mạo hiểm, nghề săn cá mập. Đó là làng Hưng Lương, một làng chài ven biển thuộc xã đảo Nhơn Lý, thành phố Qui Nhơn . Làng có vài trăm nóc nhà, chưa đến 2 ngàn người, nằm lặng lẽ trên một động cát lớn, bên những rừng dương và tiếng sóng biển xô bờ rì rầm. Báo SGGP ghi nhận về làng chài này như sau.
Hầu như không một ai trong làng Hưng Lương biết nghề săn cá mập ở làng mình có tự bao giờ. Nhưng những ngư phủ câu cá mập cao tuổi ở đây đều khẳng định: Từ hơn 50 năm trước, vào mùa trăng từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, thanh niên trong làng Hưng Lương đã từng rủ nhau ra biển săn tìm cá mập. Ngày ấy, làng có khoảng 600 gia đình với chừng 2 ngàn người, nhưng có tới quá nửa số gia đình kiếm sống bằng nghề săn cá mập. Đây là nghề dễ gặp bất trắc, nhưng lại được người dân làng chài Hưng Lương coi như một nghề bình thường như bao nghề khác để kiếm sống. Lẽ thường, vì cá mập có giá trị cao, nhất là bộ vi cá, mỗi lần trúng biển thì thu lãi mát mặt. Tuy nhiên, bao năm nay đã có nhiều ngư dân ở làng Hưng Lương ra với biển nhưng không trở về. Đó là những đêm giông tố, bão ập đến không kịp trở tay đành phó mặc cho con thuyền bị quăng quật theo dòng nước. Nnhiều ngư dân xấu số bị sóng biển cuốn trôi, không tìm thấy xác.
Ông Châu, 63 tuổi, ngư dân làng chài Hưng Lương, theo nghề câu cá mập hơn 40 năm nay, cho biết: Câu cá mập phải đợi đêm có trăng. Trăng sáng, làm nhòa ánh sáng bạc của ngời biển bám nơi thẻo câu. Nước biển sáng lấp lánh, khiến cá mập hoa mắt không phát hiện được mồi cá được móc vào lưỡi câu có ngạnh làm bằng đồng thau. Mồi câu cá mập thường là cá hồng, cá sáng nặng khoảng 3-4 kg câu tại biển, nhưng hấp dẫn nhất với cá mập là cá thu vì có mùi thơm, sáng cá. Trước khi tiến hành trận "đánh" chính, thì phải "đánh" thăm dò động tĩnh. Một đường biển dài chừng 4 km, độ sâu dao động 200 - 500m được các ngư phủ buông câu, thấy nơi nào cá mập tập trung là chuẩn bị cho cuộc bủa vây đầy ngoạn mục. Thế nhưng, nguy hiểm chỉ bắt đầu khi con cá dính câu. Khi con cá đã được lôi đến mặt nước, một bạn chài khéo tay nhất có nhiệm vụ đâm chiếc lao thép cắm vào đầu cá. Lao nối với đôi sợi cước rất lớn, một đầu gắn vào một cần trục. Cần trục quay, cá được ép sát mạn tàu. Bấy giờ, thợ câu sẽ dùng một cây lao nhọn, thọc từ óc cá thẳng xuống xương sống cá cho đến khi nào cá chết hẳn. Đây là công đoạn nguy hiểm, vì nếu làm không khéo sẽ bị cá táp trúng người.
Bạn,
Cũng theo SGGP, một ngư dân có thâm niên trong nghề câu cá mập hơn 50 năm, đã kể với phóng viên: "Có lần, tôi chưa kịp móc lưỡi khấu vào miệng cá thì đầu nó đụng thuyền. Theo phản xạ tự nhiên, nó quẫy mình lặn xuống và dùng đuôi đập mạnh làm thuyền bể một mảng lớn, còn tôi bị trúng vào lưng ngã ra bất tỉnh. Thế nhưng, đó cũng chưa là gì cả. Nhiều người còn bỏ mạng ngoài biển khơi hoặc mang thương tật vĩnh viễn do bị cá mập cắn".
Gửi ý kiến của bạn