Hôm nay,  

Chợ Bán ‘phao’ Mùa Thi

04/06/200500:00:00(Xem: 5896)
Bạn,
Chỉ còn 1 tháng nữa là đến mùa thi tuyển sinh viên vào các trường đại học, cao đẳng trong nước. Vào những ngày này, tại nhiều khu vực gần các trường Đại học, ký túc xá, khu nhà tập thể của nhân viên ngành giáo dục tại Hà Nội, dịch vụ bán tài liệu thu nhỏ để thí sinh mang lén vào phòng thi mà giới học sinh gọi là "phao" đã hoạt động mạnh, khách hàng tấp nập. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về các chợ bán "phao" trong mùa thi tại HN qua đoạn ký sự như sau.
Vừa đến khu tập thể Đại học Kinh tế Hà Nội (ngõ Tự Do - Đại La đi vào), chưa kịp dừng xe, phóng viên đã bị chặn lại ở đầu ngõ, kéo vào một góc: "Sách photo hay "phao", loại gì cũng có". Một cô gái trạc 25 tuổi, tóc nhuộm vàng, béo và thấp dẫn chúng tôi đến một hiệu photo nằm trên đường khu tập thể ĐH Kinh tế , giới thiệu với chủ hiệu "phao" và "xin 15 ngàn đồng công giới thiệu". Trước mặt phóng viên, bà chủ "phao" là một phụ nữ phốp pháp, sắc sảo, hồ hởi giới thiệu một loạt "phao" từ ruột ngựa, ruột mèo, ruột gà tới quyển sách bằng nửa bàn tay được photo và đóng thành quyển trông rất gọn gàng: "Chị có đủ các môn, phục vụ thí sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông cũng như thi đại học sắp tới".

"Phao" ruột mèo, ruột gà giá mỗi môn là 15 ngàn đồng, nếu mua 20 bộ trở lên sẽ được giảm 3 ngàn đồng/bộ. "Phao" càng nhỏ giá càng đắt. Toàn bộ "phao" được cho vào một túi dứa, trên có quai dây thừng cẩn thận. "Để... chạy cho tiện em ạ", chị ta "than". Ghi nhận bước đầu của phóng viên, phố sinh viên này có trên 20 hiệu bán "phao", đa số núp danh các hiệu photo, kiôt bán sách giáo khoa và tài liệu phục vụ học sinh-sinh viên. Mọi năm người lạ muốn mua "phao" phải có người quen giới thiệu. Năm nay xem ra hết sức đơn giản: chỉ cần đến đúng địa chỉ, dễ dàng được mời chào, đón tiếp nhiệt tình. Theo chỉ dẫn của một người bạn, phóng viên đến một "siêu thị" nằm trong một ngõ sâu của con đường này, rất đông người ra kẻ vào. Chủ làm "phao", một cựu sinh viên Bách khoa, đang chăm chú kẻ kẻ, vẽ vẽ trên màn hình máy tính. "Để có những chiếc "phao" bán với giá 15 ngàn đồng công phu lắm", anh ta bảo.Thật ra, giá 15 ngàn đồng/"phao" là loại "phao" photo, "phao" gốc (bản in từ máy, sắc nét hơn) giá phải 30 ngàn - 35 ngàn đồng. Được biết, mỗi ngày anh ta xuất cho khách 50 bộ "phao" ruột gà - bộ "phao" đang được thí sinh yêu thích hiện nay.
Bạn,
Cũng theo TT, một chủ "phao" đã bật mí với phóng viên: "Khách hàng của tôi không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh có nhiều trường đại học qui tụ, như Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định... Họ cất hàng với số lượng lớn đem về tỉnh tiêu thụ đấy".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.