Bạn
Từ hàng trăm năm nay, tại huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, có lễ hội Tiên Công vùng "Tứ xã" Hà Nam là lễ hội mùa xuân lớn nhất ở địa phương này. Các lão nông đạt tuổi thọ được con cháu rước lên miếu Tiên Công ở xã Cẩm La để yết cáo và bái tạ tổ tiên.Theo cổ tục, hội mở chính vào ngày 7 tháng Giêng Âm lịch và chỉ mừng thọ cụ ông. Thời đại mới, lễ hội mừng rước cả cụ ông và cụ bà. TTXVN viết về lễ hội này như sau.
Trước ngày hội chính, có ngày yết hội. Các gia đình có cụ đạt tuổi thọ mang lễ lên Từ Đường họ mình, trước là bái tạ tổ họ, sau báo mời nội ngoại. Nhà cửa được trang hoàng, bày biện đẹp đẽ để chuẩn bị đón tiếp khách khứa gần xa. Ngay từ buổi sáng, đường thôn đã tấp nập các đoàn đội lễ đầy ắp phẩm vật, hoa quả đến dâng mừng, chúc tụng. Cụ thọ 80 từ ngày đó được phong gọi là "cụ Thượng" một cách kính trọng. Cụ Thượng mặc áo gấm đỏ hoặc xanh thêu chữ Thọ, tọa trên ghế bành trải nệm hoa, cạnh hương án. Ở giữa hương án, có bày một mâm ngũ quả lớn kết thành hình con Long Mã (đầu rồng mình ngựa) đẹp và uy nghi. Con Long Mã là hình tượng biểu hiện cho sức mạnh của người vùng biển khát vọng chế ngự thiên nhiên. Con cháu, bạn bè, rồi xóm làng, bằng hữu, bà con họ hàng nội ngoại đến mừng cụ Thượng thật là cảm động. Sau đó mọi người cùng dự tiệc chia lộc thọ ngày xuân với cụ Thượng và gia đình. Lễ mừng thọ tại gia sôi động tới gần nửa đêm mới vãn. Người đọc trướng, kẻ ngâm thơ hát dân ca công đức Tiên Công, ca ngợi đạo đức của cụ Thượng cùng gia cảnh đề huề, thịnh vượng.
Sáng mồng 7 là hội chính. Các đoàn rước ổn định nghi thức đội hình từ tinh mơ, rồi bắt đầu chuyển động theo nhịp trống khẩu và tiếng trống múa kỳ lân dồn dập, thôi thúc. Đội nữ tân rước cờ, rước bát biểu, đồ tế khí cổ bước hai hàng dọc nghiêm trang. Lễ gồm các mâm hoa quả, trầu cau, bánh dầy bánh dẻo, rượu hồng, thủ lợn. Phường nhạc bát âm tấu réo rắt, ngân nga. Khói trầm tỏa thơm nghi ngút, vấn vít quanh mô hình chữ thọ được tô vẽ vàng son. Bộ võng đào có cụ Thượng ngả lưng thanh thản. Võng do hai trai tráng đội khăn xếp, mặc áo the khênh rước bằng đòn sơn tạc đầu rồng bước từng nhịp một. Người cầm lọng xanh che võng vừa đi vừa xoay lọng thật khéo. Có nhiều cụ Thượng khỏe mạnh đòi được đi bộ giữa bầy con cháu ôm hoa tháp tùng.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, sau lễ rước, các cụ kế bước vào miếu đường bái lạy Tiên Công. Các công văn trịnh trọng đọc bài văn tế tạ ơn công đức 17 vị Tiên Công, cầu cho "nhân khang vật thịnh", cho ruộng đồng "phong đăng hoả cốc", cho "Quốc thái dân an". Phần lễ qua hết nửa buổi sáng. Phần hội được mở đầu bằng trò đánh vật. Hai cụ Thượng còn khỏe mạnh được chọn để đấu vật tượng trưng, sau đó mỗi cụ vác một hòn đất đã xẻ sẵn đắp vào nền miếu (thể hiện truyền thống đắp đê lấn biển). Từ ngày đó các làng xã mới được động thổ, đào móng làm nhà, làm thuỷ lợi.
Từ hàng trăm năm nay, tại huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, có lễ hội Tiên Công vùng "Tứ xã" Hà Nam là lễ hội mùa xuân lớn nhất ở địa phương này. Các lão nông đạt tuổi thọ được con cháu rước lên miếu Tiên Công ở xã Cẩm La để yết cáo và bái tạ tổ tiên.Theo cổ tục, hội mở chính vào ngày 7 tháng Giêng Âm lịch và chỉ mừng thọ cụ ông. Thời đại mới, lễ hội mừng rước cả cụ ông và cụ bà. TTXVN viết về lễ hội này như sau.
Trước ngày hội chính, có ngày yết hội. Các gia đình có cụ đạt tuổi thọ mang lễ lên Từ Đường họ mình, trước là bái tạ tổ họ, sau báo mời nội ngoại. Nhà cửa được trang hoàng, bày biện đẹp đẽ để chuẩn bị đón tiếp khách khứa gần xa. Ngay từ buổi sáng, đường thôn đã tấp nập các đoàn đội lễ đầy ắp phẩm vật, hoa quả đến dâng mừng, chúc tụng. Cụ thọ 80 từ ngày đó được phong gọi là "cụ Thượng" một cách kính trọng. Cụ Thượng mặc áo gấm đỏ hoặc xanh thêu chữ Thọ, tọa trên ghế bành trải nệm hoa, cạnh hương án. Ở giữa hương án, có bày một mâm ngũ quả lớn kết thành hình con Long Mã (đầu rồng mình ngựa) đẹp và uy nghi. Con Long Mã là hình tượng biểu hiện cho sức mạnh của người vùng biển khát vọng chế ngự thiên nhiên. Con cháu, bạn bè, rồi xóm làng, bằng hữu, bà con họ hàng nội ngoại đến mừng cụ Thượng thật là cảm động. Sau đó mọi người cùng dự tiệc chia lộc thọ ngày xuân với cụ Thượng và gia đình. Lễ mừng thọ tại gia sôi động tới gần nửa đêm mới vãn. Người đọc trướng, kẻ ngâm thơ hát dân ca công đức Tiên Công, ca ngợi đạo đức của cụ Thượng cùng gia cảnh đề huề, thịnh vượng.
Sáng mồng 7 là hội chính. Các đoàn rước ổn định nghi thức đội hình từ tinh mơ, rồi bắt đầu chuyển động theo nhịp trống khẩu và tiếng trống múa kỳ lân dồn dập, thôi thúc. Đội nữ tân rước cờ, rước bát biểu, đồ tế khí cổ bước hai hàng dọc nghiêm trang. Lễ gồm các mâm hoa quả, trầu cau, bánh dầy bánh dẻo, rượu hồng, thủ lợn. Phường nhạc bát âm tấu réo rắt, ngân nga. Khói trầm tỏa thơm nghi ngút, vấn vít quanh mô hình chữ thọ được tô vẽ vàng son. Bộ võng đào có cụ Thượng ngả lưng thanh thản. Võng do hai trai tráng đội khăn xếp, mặc áo the khênh rước bằng đòn sơn tạc đầu rồng bước từng nhịp một. Người cầm lọng xanh che võng vừa đi vừa xoay lọng thật khéo. Có nhiều cụ Thượng khỏe mạnh đòi được đi bộ giữa bầy con cháu ôm hoa tháp tùng.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, sau lễ rước, các cụ kế bước vào miếu đường bái lạy Tiên Công. Các công văn trịnh trọng đọc bài văn tế tạ ơn công đức 17 vị Tiên Công, cầu cho "nhân khang vật thịnh", cho ruộng đồng "phong đăng hoả cốc", cho "Quốc thái dân an". Phần lễ qua hết nửa buổi sáng. Phần hội được mở đầu bằng trò đánh vật. Hai cụ Thượng còn khỏe mạnh được chọn để đấu vật tượng trưng, sau đó mỗi cụ vác một hòn đất đã xẻ sẵn đắp vào nền miếu (thể hiện truyền thống đắp đê lấn biển). Từ ngày đó các làng xã mới được động thổ, đào móng làm nhà, làm thuỷ lợi.
Gửi ý kiến của bạn