Bạn,
Theo báo SGGP, toàn thành phố SG hiện có 115 trường trung học phổ thông (lớp 10-12) thuộc 3 hệ thống:công lập, dân lập, bán công, trong đó có 74 trường đưa môn tin học vào giảng dạy. Số lượng giáo viên tin học có khoảng 195 người. Thế nhưng, phần lớn giáo viên tin học ở các trường đều là giáo viên kiêm nhiệm hoặc mới chỉ được học qua lớp bổ túc tin học ngắn hạn nên trình độ chuyên môn yếu. Báo SGGP viết về hiện trạng này như sau.
Trường trung học phổ thông ( THPT) Nguyễn Thượng Hiền là một trong những trường đầu tiên tại TPSG đưa môn tin học vào dạy chính khóa, thế nhưng lực lượng giáo viên tin học cũng phải "tuyển đi tuyển lại nhiều lần" và những giáo viên đầu tiên đều là giáo viên dạy toán và lý kiêm nhiệm. Sau đó, trường tuyển thêm giáo viên là cử nhân tốt nghiệp từ Trường Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Bách khoa nhưng số này lại không đáp ứng yêu cầu vì không có nghiệp vụ sư phạm. Và cũng chỉ sau một tháng về làm tại trường họ lại bỏ việc.
Trường Phổ thông cấp 2 - 3 (lớp 6-12) Thủ Thiêm (quận 2) cũng đã dạy tin học 4 năm nay với 31 lớp nhưng chỉ có 2 giáo viên tin học. Ông Nguyễn Tá Lê, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Do thiếu giáo viên tin học nên trường chỉ dừng ở mức dạy nghề. Giáo viên toán phải chuyển qua dạy tin học đồng thời kiêm luôn cả công việc quản lý mạng". Trường THPT Trưng Vương còn khó khăn hơn. Là trường dạy theo quy định 2 buổi/ngày nên tin học là môn bắt buộc như các môn học khác. Thế nhưng, hai giáo viên tin học của trường cũng đang trong thời gian "vừa làm vừa học". Ngoài việc phải dạy cả 3 khối lớp hai giáo viên này đồng thời còn phải kiêm luôn cả việc quản lý phòng máy, vào sổ điểm cho toàn trường, quản lý mạng... Ông Trần Thanh Huấn, Hiệu trưởng nhà trường, băn khoăn: "Trường đang dự tính mở thêm 1 phòng máy nhưng sắp tới không biết tuyển đâu ra giáo viên. Dạy tin học không chỉ cần có máy vậy mà giáo viên tin học có chuyên môn nghiệp vụ về sư phạm thì không biết tuyển đâu ra""
Đối với các trường bán công, dân lập thì việc tuyển giáo viên tin học càng khó khăn hơn. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường bán công Marie Curie, cho biết: "Chúng tôi phải tuyển cử nhân từ các trường Đại học dân lập, bán công nhưng vẫn không thu hút được người giỏi vì nếu giỏi thực sự thì họ thường chọn các công ty với mức lương cao hơn, lại không bị bình xét này nọ...". Mặt khác, do thiếu quy chế hoạt động, nên giáo viên tin học phải sinh hoạt chung cùng tổ toán, đồng thời cũng phải kiêm luôn các hoạt động của tổ, quản lý mạng...
Bạn,
Báo SGGP dẫn lời cô Trần Minh Hằng, giáo viên toán -tin Trường Trưng Vương cho biết: "Chúng tôi phải đảm nhiệm toàn bộ giờ tin học của các khối lớp, lại còn phải vào sổ điểm, sửa máy...chưa kể là giáo viên cũng phải tự soạn chương trình nên rất tốn thời gian. Thậm chí không còn thời gian để đi học nâng cao". Cũng chính vì hiện trạng này, không ít người được tuyển vào, cho đi học chuyên môn xong lại bỏ đi làm chỗ khác, ít ai bám lại với nghề.
Theo báo SGGP, toàn thành phố SG hiện có 115 trường trung học phổ thông (lớp 10-12) thuộc 3 hệ thống:công lập, dân lập, bán công, trong đó có 74 trường đưa môn tin học vào giảng dạy. Số lượng giáo viên tin học có khoảng 195 người. Thế nhưng, phần lớn giáo viên tin học ở các trường đều là giáo viên kiêm nhiệm hoặc mới chỉ được học qua lớp bổ túc tin học ngắn hạn nên trình độ chuyên môn yếu. Báo SGGP viết về hiện trạng này như sau.
Trường trung học phổ thông ( THPT) Nguyễn Thượng Hiền là một trong những trường đầu tiên tại TPSG đưa môn tin học vào dạy chính khóa, thế nhưng lực lượng giáo viên tin học cũng phải "tuyển đi tuyển lại nhiều lần" và những giáo viên đầu tiên đều là giáo viên dạy toán và lý kiêm nhiệm. Sau đó, trường tuyển thêm giáo viên là cử nhân tốt nghiệp từ Trường Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Bách khoa nhưng số này lại không đáp ứng yêu cầu vì không có nghiệp vụ sư phạm. Và cũng chỉ sau một tháng về làm tại trường họ lại bỏ việc.
Trường Phổ thông cấp 2 - 3 (lớp 6-12) Thủ Thiêm (quận 2) cũng đã dạy tin học 4 năm nay với 31 lớp nhưng chỉ có 2 giáo viên tin học. Ông Nguyễn Tá Lê, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Do thiếu giáo viên tin học nên trường chỉ dừng ở mức dạy nghề. Giáo viên toán phải chuyển qua dạy tin học đồng thời kiêm luôn cả công việc quản lý mạng". Trường THPT Trưng Vương còn khó khăn hơn. Là trường dạy theo quy định 2 buổi/ngày nên tin học là môn bắt buộc như các môn học khác. Thế nhưng, hai giáo viên tin học của trường cũng đang trong thời gian "vừa làm vừa học". Ngoài việc phải dạy cả 3 khối lớp hai giáo viên này đồng thời còn phải kiêm luôn cả việc quản lý phòng máy, vào sổ điểm cho toàn trường, quản lý mạng... Ông Trần Thanh Huấn, Hiệu trưởng nhà trường, băn khoăn: "Trường đang dự tính mở thêm 1 phòng máy nhưng sắp tới không biết tuyển đâu ra giáo viên. Dạy tin học không chỉ cần có máy vậy mà giáo viên tin học có chuyên môn nghiệp vụ về sư phạm thì không biết tuyển đâu ra""
Đối với các trường bán công, dân lập thì việc tuyển giáo viên tin học càng khó khăn hơn. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường bán công Marie Curie, cho biết: "Chúng tôi phải tuyển cử nhân từ các trường Đại học dân lập, bán công nhưng vẫn không thu hút được người giỏi vì nếu giỏi thực sự thì họ thường chọn các công ty với mức lương cao hơn, lại không bị bình xét này nọ...". Mặt khác, do thiếu quy chế hoạt động, nên giáo viên tin học phải sinh hoạt chung cùng tổ toán, đồng thời cũng phải kiêm luôn các hoạt động của tổ, quản lý mạng...
Bạn,
Báo SGGP dẫn lời cô Trần Minh Hằng, giáo viên toán -tin Trường Trưng Vương cho biết: "Chúng tôi phải đảm nhiệm toàn bộ giờ tin học của các khối lớp, lại còn phải vào sổ điểm, sửa máy...chưa kể là giáo viên cũng phải tự soạn chương trình nên rất tốn thời gian. Thậm chí không còn thời gian để đi học nâng cao". Cũng chính vì hiện trạng này, không ít người được tuyển vào, cho đi học chuyên môn xong lại bỏ đi làm chỗ khác, ít ai bám lại với nghề.
Ngành Công Nghệ Thông Tin của Khoa Học Tự Nhiên ngày tui thi tuyển vào cao hơn các ngành khác và ngang ngữa Sư Phạm Toán, học ngành Công Nghệ Thông Tin không nhàn nhã lại còn tốn kém rất nhiều. Vậy mà khi ra trường tôi học thêm nghiệp vụ sư pham để đi dạy phổ thông. Mức lương mà tôi nhận được là 1.2 triệu ( 2.34 bậc đại học). Sau 8 năm ròng rã lương tôi bây giờ là 3.8 triệu.Ngoài ra không được dạy tăng tiết hay làm thêm công việc gì của trường để có thêm thu nhập. Mức lương mà tôi không dám tâm sự với ai. Không bằng các thầy cô dạy môn chính dạy thêm vài đứa. Tại sao lại có sự phân biệt đối xử như vậy. Tin Học đưa Xã Hội phát triển, Ngành lập trình đang cần lực lượng lao động lớn. Sao nhà trường lại không dạy tăng tiết môn Tin Học, Giáo viên dạy Tin Học cũng học ban A, cũng thi và học Đại Học bao nhiêu năm mà sao nghèo qúa! Sao không có chích sách ưu đãi nào cho giáo viên Tin Học hết! Các môn học khác ngoài lương thầy cô còn dạy tăng tiết, dạy thêm. Còn môn Tin Học, không có thu nhập gì ngoài lương hết, sao môn Giáo Dục Công Dân lại được sở Giáo Dục quan tâm không có thu nhập gì thêm nên hỗ trợ tháng 500 nghìn, môn Tin Học Phổ Thông sống bằng gì đây?