Hôm nay,  

Cờ Đến Tay, Không Phất!

10/01/202509:35:00(Xem: 1630)
Garland
Tổng Trưởng Tư Pháp Garland phát biểu khi vừa nhậm chức: “Không ai ở trên pháp luật. Bộ Tư pháp luận tội theo luật, không vì chính trị!” 

 

Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ.

Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành.

Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài. Dân Mỹ chẳng may không được thấy kẻ tội đồ bị trừng trị theo đúng pháp luật, như Nam Hàn, chỉ vì Mỹ có cụ Tổng thống Biden không biết xem tướng, và Ngài Tổng trưởng Tư pháp Garland quá sức khờ khạo, ngây ngô.

Khi được ông Obama đề cử vào Tối cao Pháp viện, đứng trước quốc dân, Ngài Garland, cảm động quá, đã nghẹn ngào rơi lệ. Chuyện ấy hiếm, nhưng không bất thường. Nó chỉ chứng tỏ Ngài thuộc loại người đa sầu, đa cảm.

Nhưng, cụ Biden không biết phép xem tướng, hoan hỉ giao Bộ Tư pháp cho một người ủy mị, ẻo lả, đa cảm đa sầu cỡ đó thì tai họa khó lường. Chức vụ ấy cần người vững bản lãnh, cứng rắn, và quyết đoán dựa trên luật pháp. Bộ Tư pháp bình thường, xưa nay, đã đòi hỏi người lãnh đạo những đặc tính ấy. Bộ Tư pháp được ông Bill Bar lãnh đạo nhiều năm, đã quen dùng luật pháp để quyết liệt bảo vệ ông Trump, thì rất khác thường. Chọn lầm người thay thế Ngài Bill Bar là cả nước lãnh đủ.

Bị cụ Tổng thống dốt khoa tướng mệnh chọn lựa, Ngài Garland hoan hỉ tiến vào hang cọp.

Những người ái mộ ông Trump, chả cần phải tinh ý lắm, cũng biết chỉ cần khéo léo một chút là tha hồ hướng dẫn Ngài Tân Tổng trưởng đi theo đúng ý mình. Thế là họ ra tay dạy dỗ, hướng dẫn Ngài kịch liệt. Chỉ một sớm một chiều, họ biến Ngài thành một tay ủng hộ, bảo vệ ông Trump hết mình, mà chính Ngài lại không hay biết.

Ngài Garland tài cao, nhưng tuổi còn trẻ hơn kẻ hèn này nhiều, nên dù có “mắng yêu” Ngài, vẫn phải gọi Ngài một cách chính danh là “quân đần độn”.  Nhưng biết Ngài đa sầu, đa cảm, ngậm ngùi rơi lệ rất dễ dàng, đành bấm bụng trách ngài hết sức êm ái, nhẹ nhàng “Ngài ngây thơ quá trời” cho tình cảnh bớt ai oán, thê lương.

Vừa nhậm chức, ra mắt Quốc dân, Ngài cũng phán những lời uy nghi, hùng tráng chẳng thua ai: “Không ai ở trên pháp luật. Bộ Tư pháp luận tội theo luật, không vì chính trị!” Nghe thiệt đã! Người yêu Trump sợ hết hồn, người chống Trump sướng rơn.

Nếu thành tích đáng kể của Ngài Garland chỉ có mấy lời chém đinh, chặt sắt ấy thôi, sau đó Ngài ngồi chơi xơi nước đủ bốn năm thì nước Mỹ đã khá. Nhưng ngài lại ra tay hành động, kịch liệt bênh vực ông… Trump với bất cứ giá nào!

Ngài ra tay sửa đổi hiến pháp. Hiến pháp minh định: Tổng thống Mỹ, nếu phạm luật trong lúc làm Tổng thống, thì ngay sau nhiệm kỳ, trở thành dân thường, sẽ bị truy tố như thường dân.

Ngài Garland ngang nhiên sửa lại thành: Tổng thống Mỹ, phạm luật trong nhiệm kỳ, nhưng khi về vườn, nếu chịu khó tuyên bố sẽ tranh cử Tổng thống thì Bộ Tư pháp lập tức hết đường xét xử. Đích thân Ngài Tổng trưởng phải tìm cho được một “vị cố vấn đặc biệt” mới xử tiếp được!

Hiến pháp Mỹ, bị Ngài Tổng trưởng sửa cho một cú ngoạn mục như thế, chắc phải khóc thét lên.

Thành ra, Ngài Merrick Garland, được Tổng thống Biden trao trọng trách luận tội ông Trump, lại hồn nhiên ra tay sửa hiến pháp để bảo vệ ông Trump tới cùng, sẵn sàng câu giờ, khiến Bộ muôn năm không xử nổi ông ta!

Cuối cùng, thành tích nổi bật nhất của Bộ Tư pháp dưới triều đại Garland là gì? Là lôi cổ con ông Tổng thống đương nhiệm ra tòa hành chết bỏ! Làm cụ Biden vừa lo chuyện thế giới, đất nước, lại phải tất tả ngược xuôi lo cho con! Mệt phờ râu!


Đảng Cộng hòa và ông Trump lại thêm một phen cười bể bụng.

 

Rõ ràng là Ngài Garland không đủ trí khôn để biết mình làm bậy, nên không nghĩ đến chuyện từ chức, giống như những người bất lực, làm hỏng việc khác, trên cõi đời này.

Như thế, đến đây, trách nhiệm không thuộc Ngài nữa.

Trách nhiệm thuộc về kẻ “mướn” Ngài, nghĩa là người đã trao trọng trách điều khiển Bộ Tư pháp cho Ngài. Chính cụ Biden phải ra tay giúp Ngài từ chức.

Khi Ngài ngang nhiên sửa Hiến pháp để bảo vệ ông Trump thì cụ phải thấy ngay những chuyện bất thường:

1. “Bộ Tư pháp xét xử theo luật pháp, không theo chính trị”. Đụng chuyện ông Trump ra tranh cử là vội vàng dẹp ngay luật pháp, ứng phó bằng chính trị. Lời nói của ông Tổng trưởng Tư pháp mà câu sau cứ đem câu trước ra chửi bố! Chuyện ấy quá bất thường.

2. Để sửa Hiến pháp, Ngài Garland nêu ra một nguyên cớ rất ngụy biện, ấm ớ, rẻ tiền. Ngài phán: ông Trump ra tranh cử mà ông Biden cũng ra tranh cử thì phải sửa Hiến pháp ngay, dẹp ngay quyền xét xử ông Trump của Bộ Tư pháp, cần sáng chế ra chức “cố vấn đặc biệt” mới có thể rón rén xử tiếp được!

Ông Biden đang là Tổng thống, trừ trường hợp hiếm hoi, dĩ nhiên ra tranh cử nữa. Thế mà dựa vào cái cớ “VÌ ông Biden cũng tranh cử” Ngài sửa Hiến pháp cái rụp.

Ông Trump làm bậy trong quá khứ bị Bộ Tư pháp luận tội. Ông quyết định ứng cử Tổng thống để lo cho tương lai mình. Chuyện ấy liên can gì đến quyền xét xử của Bộ Tư pháp mà Ngài Garland vội cuống quýt đem Hiến pháp ra hành hạ, tra tấn?

Bà Chánh án Tanya Chutkan, khi bị luật sư của Trump đem vụ “Trump ứng cử Tổng Thống” ra hù, đòi bà phải dành thì giờ cho chàng lo vận động tranh cử, thì chỉ mỉm cười: chuyện ấy không ảnh hưởng đến phiên tòa của bà. Ý nói ông Trump sẽ chọn làm Tổng thống, hay làm thợ mộc, thợ nề… thì phải dành thì giờ riêng để vận động, học việc, học nghề. Tòa không có nhiệm vụ phải lo lắng cho nghề nghiệp tương lai của một tội đồ.

Nhưng Ngài Garland cứ lo, còn sửa Hiến pháp để lo cho kỹ hơn. Ngài Bill Bar nghe chuyện cũng phải phục lăn kềnh. Lâu nay đã thi triển muôn ngàn mưu sâu, kế độc để bênh Trump, mà vẫn thua miếng võ “sửa Hiến pháp” rất tân kỳ, vừa bênh vực vừa nịnh nọt Trump, hết sức cao siêu.

Nhưng coi bộ cụ Biden cũng không thấy “chuyện bất thường”. Sợ cụ cũng “ngây thơ” không kém Ngài Garland.

Ta chưa tuyệt vọng. Vì sau cụ Biden là các cố vấn, là những nhà lãnh đạo sáng giá của đảng Dân chủ? Trong đó rất nhiều vị là những luật gia bằng cấp cùng mình?

Đến đây, Kiều mỗ đành báo tin buồn cho bạn đọc. Từ khi Ngài Garland ra tay sửa Hiến pháp để bảo vệ Trump, không thấy các nhà lãnh đạo của đảng Dân chủ – không một vị nào – khiếu nại, phản đối, hay hèn nhất là “chỉ trích” một câu nào. Thế mới rợn người!

Can đảm nhất là ông Adam Schiff, thì lâu lâu cũng chỉ rên rỉ rất khẽ “Bộ Tư pháp làm việc chậm quá!”

Khi ông Trump xuất hiện trên chính trường, nước Mỹ dứt khoát chia đôi: Người yêu chàng và người chống chàng. Sau 4 năm chấp chính, số yêu chàng tăng vọt lên 11 triệu, nhưng số chống chàng còn tăng nhiều hơn, đủ 81 triệu bầu cho cụ Biden. Người chống chàng tất nhiên đã trông cậy Tân Tổng thống Biden sẽ bắt kẻ làm bậy phải đền tội.

Nghĩa là họ trao cho đảng Dân chủ một lá cờ.

Nhưng đảng ta lại chẳng biết đường phất! Nói nôm na là cơm dâng tận miệng mà không biết đường nhai. Chỉ vì cụ Tổng thống dốt thuật Tướng mệnh, chọn lầm một quan Tư pháp đa cảm, đa sầu.

Thành ra, dưới sự lãnh đạo của đảng Dân chủ, dân Mỹ được nhiều phúc lợi. Nhưng riêng khoản “Pháp luật nghiêm minh” thì chàng khổng lồ Mỹ còn lâu mới theo kịp chú bé Nam Hàn.

Kiều Phong

Tham khảo: YouTube:

The Missteps of Attorney General Merrick Garland.

 https://youtu.be/yGBYICP9_iE

 

Ý kiến bạn đọc
11/01/202504:39:12
Khách
Ước gì Ông Biden chọn và bà Michelle Obama nhận lời ...phụ trách Bộ Tư pháp...để có kẻ vô pháp vô thiên biết "bu mày là ai"!
11/01/202504:31:44
Khách
Trump làm những gì luật (chưa )cấm; lách những gì luật ( đang) cấm và phớt lờ những gì ( thậm chí không có thể) phớt lờ.Thậm chí sử dụng tiền (ngu) bá tánh để nuôi (mập) một đám nha trảo (thừa mưu sĩ/ thiếu liêm sĩ)để vừa bảo vệ Trump ,vừa sách nhiều ( kiện) những ai Trump cần thị oai.
Ông Garland nên sớm viết hồi ký (nhớ hỏi Nhạc sĩ Tô Hải để sử dụng tựa hồi ký của ông ta).Quyển hồi ký của ông Garland xứng đáng hơn để mang cái tựa ấy( hình như "tôi là một thằng...gì đó")
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.