Hôm nay,  

Tin Nhắn Đe Dọa Nhắm Vào Nhóm Thiểu Số Sau Bầu Cử: Tàn Bạo Nhưng Liệu Có Phạm Pháp?

13/12/202400:00:00(Xem: 2021)

Capture
Trong những ngày sau bầu cử, có tới 500,000 người trên khắp Hoa Kỳ, bao gồm cả trẻ em, đã nhận được tin nhắn văn bản ẩn danh có nội dung thù ghét, xúc phạm.
(Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

Sau cuộc bầu cử tổng thống, FBI và cảnh sát ở nhiều bang trên khắp Hoa Kỳ đang ráo riết điều tra một làn sóng tin nhắn và email đầy thù ghét nhằm vào các nhóm thiểu số. Những tin nhắn này được gửi ẩn danh với số lượng có thể lên tới 500,000 tin, mang nội dung đa dạng nhưng đều chứa thông điệp đe dọa đáng sợ. Một số tin nhắn gọi người nhận là “được chọn làm nô lệ” và ra lệnh cho họ đến đồn điền hái bông. Những tin khác đe dọa rằng họ sẽ bị bắt đưa đi trục xuất hoặc chuyển đến các trại cải tạo.
 
Các tin nhắn này không nêu rõ chi tiết về thời gian, địa điểm, hay cách thức thực hiện lời đe dọa. Một số tin nhắn gọi đích danh người nhận, trong khi nhiều tin khác lại không chứa bất kỳ thông tin cá nhân nào của người nhận. Nhìn chung, các nhóm có vẻ bị nhắm tới là người gốc da đen, di dân nhập cư, và cộng đồng LGBTQ. Tuy nhiên, cũng có thể những tin nhắn này được gửi ngẫu nhiên đến mọi người.
 
Các chuyên gia công nghệ thông tin tin rằng thủ phạm sẽ sớm bị lôi ra ánh sáng, nhưng vấn đề cần quan tâm hơn là liệu những kẻ này có thể bị truy tố hay không. Theo Daniel Hall, giáo sư Khoa học Chính trị, Tư pháp và Nghiên cứu Cộng đồng, từ Đại học Miami, việc truy tố những kẻ này không hề dễ dàng. Tu chính án Thứ nhất (First Amendment) của Hiến pháp Hoa Kỳ thường bảo vệ quyền tự do ngôn luận, kể cả khi đó là những lời lẽ cay nghiệt, độc mồm độc miệng.
 
Sức mạnh của tự do ngôn luận
 
Tối Cao Pháp Viện (TCPV) đã nhiều lần khẳng định rằng ngôn luận không thể bị trừng phạt chỉ vì nó gây khó chịu hoặc được cho là mang tính xúc phạm. Trong vụ kiện Texas v. Johnson năm 1989, liên quan đến việc đốt quốc kỳ Hoa Kỳ, các thẩm phán phán quyết rằng: “Nếu lấy một nguyên tắc làm nền tảng cho Tu chính án Thứ nhất, thì đó chính là việc chính phủ không được phép cấm đoán việc thể hiện một ý tưởng chỉ vì xã hội không đồng tình hoặc cảm thấy ý tưởng đó xúc phạm.
 
Phán quyết này được củng cố thêm trong vụ kiện Snyder v. Phelps năm 2010, khi những người biểu tình chống LGBTQ cầm biểu ngữ sặc mùi sân hận tại tang lễ của những quân nhân đã hy sinh. Dù vậy, tòa án vẫn bảo vệ quyền tự do ngôn luận và nhấn mạnh rằng: “Lời nói có sức mạnh, có thể thúc đẩy hành động, mang đến niềm vui hoặc gieo rắc đau buồn. Nhưng dù có gây tổn thương thế nào, như trong trường hợp này, chúng ta không thể phản ứng với nỗi đau đó bằng cách trừng phạt người nói. Bởi vì Hoa Kỳ, quốc gia của chúng ta, đã chọn con đường khác với điều đó – bảo vệ tự do ngôn luận, dù đó là những lời nói gây tổn thương.
 
Ranh giới của tự do ngôn luận
 
TCPV luôn thận trọng khi xác định những ngoại lệ cho quyền tự do ngôn luận, vì quyền này có ý nghĩa sống còn đối với nền dân chủ và quyền tự do cá nhân. Dù vậy, trong một số tình huống, một số loại ngôn luận có thể bị coi là bất hợp pháp.
 
Một trong những ngoại lệ này là khái niệm “mối đe dọa thực sự”. Trong vụ kiện Counterman v. Colorado năm 2023, TCPV phán quyết rằng một lời nói có thể được coi là “mối đe dọa thực sự” nếu người nói vừa có biểu hiện muốn thực hiện hành vi bạo lực, vừa cố tình phớt lờ “nguy cơ rằng thông điệp của họ sẽ bị coi là đe dọa bạo lực.
 
Thí dụ, trong vụ kiện Counterman v. Colorado, một người liên tục gửi các tin nhắn đe dọa sẽ giết hoặc làm hại người yêu cũ. Đây được xem là một mối đe dọa thực sự bởi người gửi không chỉ thể hiện ý định bạo lực mà còn cố tình phớt lờ hậu quả mà các tin nhắn của mình có thể gây ra.
 
Tuy nhiên, tiêu chuẩn này còn mới và chưa được áp dụng rộng rãi, nên rất khó dự đoán cách các tòa án sẽ giải quyết những trường hợp tương tự. Chẳng hạn như một tin nhắn nói rằng người nhận “được chọn làm nô lệ” có thể không phù hợp tiêu chuẩn từ vụ Counterman. Tình trạng “nô lệ” đã không còn tồn tại hơn 150 năm, khiến lời đe dọa lao động cưỡng bức thiếu tính khả thi. Thêm vào đó, sự ẩn danh của người gửi càng làm giảm đi tính nghiêm trọng của mối đe dọa. Vì được gửi hàng loạt và không có thông tin cá nhân hóa, các tin nhắn có thể sẽ được xem như thư rác hoặc trò trêu ghẹo thay vì một mối đe dọa nghiêm trọng.
 
Ngoài ra, TCPV cũng công nhận một số ngoại lệ khác như: những lời lẽ xúi giục người khác phạm tội hoặc “những lời lẽ khiêu khích, gây hấn” (fighting words), kiếm chuyện trực tiếp. Tuy nhiên, những tin nhắn tháng 11 không thuộc bất kỳ ngoại lệ nào. Chúng không có mục đích kêu gọi hành động bạo lực, không chứa những từ ngữ có thể gây ra phản ứng bạo lực. Ngoài ra, chúng cũng không phải là “ngôn từ gây hấn, kiếm chuyện” vì không được nói trong tình huống giao tiếp trực tiếp.
 
Câu hỏi đặt ra là: những tin nhắn này có vi phạm pháp luật không, và nếu có thì cụ thể là luật nào?
 
Nhiều viên chức thực thi pháp luật đã bày tỏ sự phẫn nộ và cam kết sẽ điều tra, nhưng chưa chỉ rõ là luật nào bị vi phạm. Chỉ có Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Ohio Dave Yost trực tiếp đề cập đến việc các tin nhắn thù ghét có thể bị xem là phạm pháp. Yost đã lên tiếng trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) vào ngày 7 tháng 11, khi ông bắt đầu mở cuộc điều tra về các tin nhắn thù ghét mà một số người dân Ohio đã nhận được. Ông khẳng định: “Không ai có quyền Tu chính án thứ nhất đối với điện thoại của người khác, và tự do ngôn luận không bảo vệ hành vi quấy rối qua điện thoại.
 
Yost có thể đang nói đến một luật của Ohio được ban hành năm 2011, trong đó quy định các hành vi sử dụng công nghệ viễn thông để gửi những nội dung mang tính “hăm he, đe nẹt, dọa dẫm, cưỡng ép hoặc tục tĩu với ý đồ lạm dụng, hăm dọa hay quấy rối người nhận.
 
Tuy nhiên, giữa luật quấy rối qua điện thoại và Tu chính án Thứ nhất vẫn chưa được phân biệt, xác định rõ ràng. Luật pháp thay đổi tùy theo từng bang, nhưng quấy rối hoặc rình mò (stalking) bất hợp pháp thường liên quan đến các hành động cụ thể như như việc liên tục đến nhà hoặc nơi làm việc của ai đó mà họ không muốn. Hoặc nếu ai đó liên tục rình mò, theo dõi người khác với mục đích khiến họ sợ hãi hoặc bị tổn thương tinh thần, đó cũng được xem là quấy rối.
 
Vậy liệu việc gửi tin nhắn hoặc email có thể được coi là “hành vi” thay vì “ngôn luận” hay không? Vấn đề pháp lý này chưa có phương thức giải quyết rõ ràng. Và khi luật pháp còn mơ hồ, các chiến lược pháp lý mới có thể sẽ tạo ra tiền lệ pháp lý mới.
 
Nếu tòa án quyết định rằng việc gửi những tin nhắn thù hận trong tháng 11 là “hành vi” quấy rối, chứ không phải “ngôn luận” được bảo vệ theo Tu chính án Thứ nhất, thì các luật chống quấy rối có thể được sử dụng để truy tố thủ phạm.
 
Tự hành động
 
Không dùng đến luật hình sự thì người dân cũng sẽ không phải “bó tay” trước những thông điệp xấu xa như vậy. Các hãng viễn thông có quyền chặn tin nhắn hoặc cuộc gọi, cả trước khi khách hàng nhận được lẫn sau khi khách hàng yêu cầu. Sau làn sóng tin nhắn thù ghét vào tháng 11, nhiều công ty đã chặn tài khoản của những người gửi các tin nhắn này.
 
Nếu đã bị chặn rồi mà vẫn tiếp tục gửi những tin nhắn tương tự, hành vi đó có thể được xem là quấy rối. Trong trường hợp này, tòa án có thể quyết định đây là hành vi không được bảo vệ bởi Tu chính án Thứ nhất.
 
Tự do ngôn luận ở Hoa Kỳ được bảo vệ rất rộng, là để giúp người dân có thể thoải mái, cởi mở khi nói về chính trị, pháp luật và các vấn đề xã hội, kể cả khi những cuộc thảo luận này có thể gây tranh cãi. Các tin nhắn thù ghét sau bầu cử có thể chưa vượt qua giới hạn của quyền tự do ngôn luận, nhưng cũng đã ở gần sát ranh giới đó.
 
Nhà văn H.L. Mencken từng nói: “Cái khó của việc đấu tranh bảo vệ quyền tự do là ta thường phải bảo vệ luôn những kẻ vô lại. Bởi lẽ, mục tiêu đầu tiên mà các luật lệ hà khắc, áp bức nhắm đến chính là những kẻ vô lại; nhưng nếu muốn ngăn chặn sự áp bức, thì cần phải ngăn chặn ngay từ đầu.
 
Khánh Ân biên dịch
Nguồn: “Threatening texts targeting minorities after election were vile − but they might not be illegal” được đăng trên trang TheConversation.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
04/04/202520:01:00
Nếu có điều gì cần tỉnh thức, thì không phải là sự thức tỉnh từ bên ngoài, mà là sự tự phản tỉnh từ bên trong. Việt Nam cần cải cách, điều đó là không thể chối cãi. Nhưng cải cách phải đến từ nhận thức chủ động chứ không phải do sức ép bên ngoài. Cải cách để xây dựng một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao, để doanh nghiệp bản địa vươn lên, để công nghệ không chỉ là nhập khẩu mà còn là phát minh. Cải cách để người lao động được bảo vệ, để chính sách được thiết kế vì dân chứ không vì nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng điều đó không thể đạt được nếu ta tiếp tục nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất, giữa hành vi của đối phương và mục tiêu của chính mình.
03/04/202512:35:00
Là một quốc gia phụ thuộc vào xuất cảng hàng đứng đầu thế giới, với giá trị khoảng trên 80% GPD của Việt Nam đến từ việc xuất cảng hàng hóa và dịch vụ, trong đó Mỹ là quốc gia xuất cảng hàng đầu với 134 tỉ đô la trong năm qua. Mức áp thuế Trump đưa ra đã không chỉ đẩy Việt Nam mà cả các quốc gia Châu Á khác vào tình thế khó khăn, cả về kỹ nghệ sản xuất lẫn thị trường việc làm. Điều này dường như không còn chọn lựa nào khác hơn nếu họ chuyển hẳn đối tác chiến lược sang Trung Quốc và Châu Âu, theo chân Nhật và Nam Hàn đã tuyên bố.
01/04/202513:54:00
Tòa án ở Paris vừa ra phán quyết rằng bà Marine Le Pen và 24 quan chức đảng Rassemblement National, bị cáo buộc đã sử dụng số tiền dành cho các trợ lý nghị viện Liên minh châu Âu để trả lương cho các nhân viên làm việc cho đảng từ năm 2004 đến năm 2016, vi phạm các quy định của khối 27 quốc gia này. Chánh án cho biết Marine Le Pen là trung tâm của "một hệ thống ngầm" mà đảng của bà sử dụng để bòn rút tiền của quốc hội EU, mặc dù bà nói rằng họ không làm giàu cho bản thân. Phán quyết mô tả hành vi biển thủ là "một sự né tránh dân chủ" đã lừa dối quốc hội và cử tri. Điều này có nghĩa là ngay cả trong trường hợp kháng cáo, lệnh cấm ban đầu vẫn có hiệu lực và Marine Le Pen sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2027. Đây là một đòn giáng mạnh vào hy vọng trở thành tổng thống của nhà lãnh đạo cực hữu này và là một cơn địa chấn đối với nền chính trị Pháp.
29/03/202511:48:00
Các luật sư về di trú đang kêu gọi tất cả mọi người bất kể tình trạng nên thận trọng khi đi du lịch nước ngoài vào thời điểm này. Ngay cả những người có thẻ xanh hoặc là công dân Mỹ cũng nên hoãn mọi chuyến đi cá nhân ra khỏi Hoa Kỳ. Những thay đổi về yêu cầu nhập cảnh khi họ trở lại Mỹ và đề xuất lệnh cấm đi lại nhắm vào 43 quốc gia có thể được thực hiện sớm nhất là vào tuần này có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người kể cả những người sở hữu thẻ xanh và công dân Mỹ đều nên tham khảo ý kiến luật sư trước khi đi du lịch và đó là một cân nhắc hợp lý. Họ cũng nên cân nhắc nhớ lại những lịch sử hoạt động của chính mình và liệu điều đó có khiến họ trở thành mục tiêu khi họ nhập cảnh trở lại Hoa Kỳ hay không. Vấn đề thứ ba là bảo vệ quyền riêng tư của tất cả mọi người trên phương tiện truyền thông xã hội và trên các thiết bị điện tử.
26/03/202523:12:00
Ba ngày trôi qua. Chưa một ai trong nhóm lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm. Hai cuộc điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện không đưa đến kết quả cụ thể. Có vẻ như họ đã thỏa hiệp quy kết cho sự rò rỉ nguy hiểm đến an ninh quốc gia là “một sai lầm vô tình.” Vào chiều thứ Tư, Trump tỏ ý với truyền thông rằng công cụ nhắn tin Signal bằng cách nào đó phải chịu trách nhiệm. “Tôi không biết Signal có hoạt động hay không. Thành thật mà nói, tôi nghĩ Signal có thể bị lỗi,” Trump nói với phóng viên tại Oval Office. Tòa Bạch Ốc sau đó thông báo Elon Musk, người đứng đầu DOGE sẽ “điều tra” Signal vì sao số điện thoại của một ký giả lại nằm trong nhóm “Houthi PC small group.” Công cụ nhắn tin miễn phí Signal bỗng dưng trở thành nghi can số 1.
24/03/202509:43:00
San Jose, CA – Tổ chức Vietnamese American Organization (VAO) mạnh mẽ lên án các hành động trục xuất của ICE nhắm vào những người gốc Việt nhập cư trước năm 1995— đây là những người tỵ nạn có tiền án, họ đã hoàn thành bản án của mình và từng bị ICE giam giữ và được thả ra theo thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Những cá nhân này đã xây dựng lại cuộc sống, lập gia đình và trở thành những thành viên đóng góp cho xã hội. Thế nhưng, ICE lại một lần nữa chia cách họ khỏi cộng đồng và những người thân yêu, hoàn toàn phớt lờ quá trình nỗ lực thay đổi, xây dựng lại cuộc sống, và các nguyên tắc căn bản của công lý.
23/03/202515:19:00
Hình ảnh những đứa trẻ ngồi ngoan ngoãn sau những chiếc bàn học trong Oval Office, nhìn tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh xoá bỏ Bộ Giáo Dục (DOE) là một cú đánh đau điếng vào nền văn minh trăm năm của nước Mỹ. Vở kịch được dàn dựng bởi chính quyền của một quốc gia (từng) hùng mạnh nhất thế giới có vẻ như đã chấm dứt sứ vai trò cốt yếu của giáo dục, từ thời khởi thủy của nền văn minh nhân loại, đã là sứ mệnh hàng đầu trong công cuộc phát triển quốc gia. Sắc lệnh này được những người quan tâm ví như “Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho” – một công cuộc thống nhất tư tưởng và quyền lực sau khi chinh phục các nước chư hầu. Nhưng Donald Trump thật sự có khả năng ‘đốt sách” không? Hay đây là một trong những cách ông ta dùng để loại bỏ những chính sách mà Trump và đồng minh gọi là “woke”?
21/03/202523:07:00
Gần đây tôi nhận thấy trên Facebook nhiều người Việt nêu câu hỏi trên đây. $5,000 làm được rất nhiều việc như tổ chức một chuyến đi Âu Châu, thay mái nhà mới, mua một máy truyền hình tối tân, hay một chiếc xe cũ. Do đó, mong đợi có tiền là lý do chính đáng, nhất là một khoản tiền không nhỏ trên trời rơi xuống.
21/03/202505:16:00
Chúng tôi nhận các báo cáo về những vụ bắt giữ trong quá trình trình diện thường kỳ với cảnh sát di trú từ các thành viên trong cộng đồng nói tiếng Việt, Lào và Cambodia. Sự việc này xảy ra với những người di cư đến Hoa Kỳ trước năm 1995 đã nhận lệnh trục xuất và bắt buộc phải trình diện với cảnh sát quản lý di trú theo thường kỳ.
19/03/202513:46:00
Cốt tủy của liệu pháp nhận thức là bạn không cần phải tin vào suy nghĩ của bạn. Liệu pháp nhận thức hoạt động bằng cách giúp mọi người nhận ra những suy nghĩ phản tác dụng, phi logic, để tháo gỡ những bóp méo nhận thức và để làm việc với các sự kiện trong cuộc sống hoặc với các suy nghĩ của chính họ để phát triển các chiến lược dẫn đến một góc nhìn cân bằng và thực tiễn hơn.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.