Ông Tô Lâm, TBT-ĐCSVN-hôm 21-10-2024 phát biểu tại Quốc Hội: Thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn “ trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay. Và chính ông nói lên quyết tâm giải quyết “điểm nghẽn của điểm nghẽn” bằng cách thay đổi tầm nhìn về Thể chế, nói cách khác là phải thay đổi Thể chế. TBT Tô Lâm dư biết rằng thay đổi thể chế có nghĩa là thay dổi chính sách quản lý nhà nước, chính trị, kinh tế. Điều đó có nghĩa là thay đổi thay đổi chế độ hiện hành.
Trong buổi thuyết trình tại đại học Columbia hôm 21-9-2024, ông Tô Lâm phát biểu: ”con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời ra khỏi xu thế chung của thế giới và nền văn minh nhân loại. Chúng tôi không thể thực hiện các mục tiêu cao cả kể trên nếu thiếu sự đoàn kết quốc tế trong sáng, sự ủng hộ quí báu và hợp tác hiệu quả của cộng đồng quốc tế. Sự thành công của chúng tôi là sự thành công của các bạn. Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập toàn diện sâu rộng. Việt Nam sẽ là điểm đến, ổn định, tin cậy và hấp dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài...”
Ngoài ra ông Tô Lâm còn tuyên bố Viêt Nam hôm nay có nền Đôc Lập,Tự chủ chinh trị, có nền ngoai giao đa phương hóa,đa diện hóa...
Cảm nhận được tư tưởng của TBT Tô Lâm hôm đầu tháng 11-2024, các ông GS Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chí , GS Nguyễn Đình Cống... và đại diện các tổ chức Xã Hội Dân Sự ở trong nước đã thu thập chữ ký gửi bản kiến nghị lên lãnh đao VN nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”- có nghĩa là tháo bỏ Thể chế hiện hành...
Từ năm 2010 Cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng lên tiếng: “Việt Nam cần những bước đột phá ấn tượng, phải đổi mới từ căn bản, nghĩa là đổi mới thể chế. Đổi mới thể chế là một thách thức lớn cần phải vượt qua chính mình cần sự hy sinh quyền lợi cá nhân, gia đình. Đổi mới thể chế cần phải có trí tuệ, có quyết tâm chính trị và lòng khát khao với dân tộc đất nước.” (*)
Theo sử liệu, ngày 10 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã bổ nhiệm ông Tô Lâm làm Bộ Trưởng bộ Công An. Trước đó năm 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã bổ nhiệm ông Tô Lâm lên làm làm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An Ninh. Sau đó Ông Nguyễn tấn Dũng chấm dứt sư nghiêp 30 năm của mình ở Tổng Cục An Ninh...
Ông Tô Lâm, ông Phạm Minh Chính (đương nhiệm Chủ Tich nước) và ông Phan Văn Giang (đương nhiêm bộ trưởng bộ quốc phòng) đã là đệ tử của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, còn trụ lại và phát triển đến tận hôm nay.
Khi ông Tô Lâm lên làm TBT-ĐCSVN, tháng 8-2024 báo chí ghi nhận cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiên cận kề ông Tô Lâm 2 lần trong 3 ngày, điều đó chỉ dấu cho thấy tầm ảnh hưởng của chính sách thay đổi thể chế hiện hành vẫn còn là trọng tâm hành động của ông Tô Lâm khi nắm được quyền TBT -ĐCSVN. Nhưng dữ liệu này được tìm thấy trên trang mang VoatiengViệt-
Lần 1 - hôm 15-4-2024 tai buổi họp các nhà cựu lãnh đạo VN tại Hà Nội
- Lần 2- hôm 17-4-2024 tai buổi họp sự kiên về công an tại Saigon
Xuyên qua tất cả sự kiện và sử liệu kể trên, ai cũng thấy rõ chính sách thay đổi thể chế của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang thực sự phủ bóng chính sách giải quyết cho bằng được “Điểm nghẽn của điểm nghẽn” của ông Tô Lâm...
Tôi viết bài này dưới ánh sáng của hơn triệu bóng đèn bao phủ thắp sáng Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn-Notre-dame Cathedral de Saigon, lòng tràn đầy hy vọng ông Tô Lâm có đầy đủ khả năng và trí tuệ, có quyết tâm chính trị sẽ thay đổi thể chế hiện hành mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước như ông đã từng khát khao./.
Đào Như
Dec 10-2924
(*)-Việt Nam từ mô hinh nhà nước quản lý toàn diện đến mô hình nhà nước kiến tạo phát triển...Bài viết của cùng tác giả Đào Như
r
Tôi viét bài này dưới ánh sáng của hơn một trêu bóng đèn bao phủ và thắp sáng Nhà Thờ Đức Bà-Saigon-Notre dame Cathedral đe Saigon