Hôm nay,  

Lập Trường Của Tim Walz Đối Với TQ: Cứng Rắn Hơn Nhiều Người Vẫn Tưởng!

20/09/202400:11:00(Xem: 567)

Hình Tim Walz trên X
Ứng viên Phó Tổng thống của Đảng Dân chủ Tim Walz không “thân thiết” với TQ như nhiều người vẫn tưởng. Quan điểm của ông về TQ phức tạp hơn, tinh tế hơn.  (Nguồn: Chụp lại từ trang Tim Walz trên mạng xã hội X)

Chỉ vài giờ sau khi Tim Walz được tuyên bố là ứng viên Phó Tổng thống của Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa đã nhanh chóng tung ra hàng loạt những chỉ trích, buộc tội ông qua lại thân thiết với Trung Quốc.
 
Richard Grenell, cựu Đại sứ tại Đức (được Donald Trump bổ nhiệm), đăng trên mạng xã hội X (tên cũ là Twitter) rằng: “Trung Cộng chắc mừng rơn luôn. Không ai thân thiết với Trung Quốc hơn nhà Marxist Walz.
 
TNS Đảng Cộng hòa Tom Cotton cũng “xách mé,” đòi Walz giải thích về “mối quan hệ lạ kỳ suốt 35 năm với Cộng Sản Trung Quốc.
 
MAGA War Room, một tài khoản ủng hộ Trump trên X, đã rất chịu khó đào lại một đoạn clip từ năm 2016, trong đó Walz nói với trang thông tin chính sách nông nghiệp Agri-Pulse, rằng Hoa Kỳ và TQ không cần phải coi nhau là kẻ địch.
 
Nhưng thực tế thì sao? Khi rà soát lại các bằng chứng cụ thể về mối quan hệ của Walz với Trung Quốc, lại chẳng có được bao nhiêu bằng chứng thuyết phục cho thấy ứng viên Phó Tổng thống của Đảng Dân chủ thân thiết với TQ như Đảng Cộng hòa đã cáo buộc.
 
Lịch sử mối quan hệ giữa Walz và Trung Quốc
 
Mối quan hệ cá nhân của Walz với Trung Quốc đã bắt đầu từ hàng thập niên trước. Bắt đầu từ năm 1989, khi vừa mới tốt nghiệp đại học, Walz tham gia một chương trình tình nguyện của Đại học Harvard. Ông được gửi đến Trường Trung học số 1 Phật Sơn (Foshan No 1 High School) ở miền Nam TQ, để giảng dạy môn lịch sử Hoa Kỳ và môn tiếng Anh.
 
Sau đó, Walz cùng vợ mình, Gwen, thành lập một công ty chuyên tổ chức các chuyến du hành học ngoại khóa đến TQ vào mùa hè hàng năm. Dự án này hoạt động được hơn mười năm, và theo ước tính của chính bản thân Walz, trong thời gian đó, ông đã đi đi về về giữa Hoa Kỳ và TQ khoảng 30 lần.
 
Nhưng dù là vậy, trái ngược với những chỉ trích cho rằng Walz mềm mỏng với TQ, ứng viên Phó Tổng thống của Đảng Dân chủ thực ra lại có quan điểm rất cứng rắn đối với Bắc Kinh, đặc biệt là về vấn đề nhân quyền.
 
Là một nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ, Walz đã từng gặp lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng của Hong Kong (Hồng Kông) Joshua Wong (trước khi bị bỏ tù). Cả hai đều nằm trong danh sách “kẻ thù số một” của chính phủ Trung Quốc.
 
Nếu điểm lại lịch sử làm việc của Walz trong Quốc hội Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ khó mà tìm ra chỗ nào vừa mắt. Walz đã dành hơn một thập niên làm việc trong Ủy ban Quốc hội về Trung Quốc (Congressional Executive Commission on China, CECC), cơ quan chuyên giám sát các hành vi vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh.
 
Năm 2016 (cùng năm gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma), Walz cũng đã mời Thủ Tướng Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay đến văn phòng của mình để gặp một nhóm học sinh trung học ở Minnesota.
 
Về vấn đề Hồng Kông
 
Walz tích cực ủng hộ Đạo luật Dân Chủ và Nhân Quyền Hồng Kông (Hong Kong Human Rights and Democracy Act, HKHRDA), một đạo luật của Hoa Kỳ nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các viên chức Trung Quốc và Hồng Kông liên quan đến những vi phạm nhân quyền trong các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở thành phố này.
 
Jeffrey Ngo, một nhà hoạt động dân chủ hiện đang sống tại Hoa Kỳ, đã ca ngợi những cống hiến của Walz trong việc thông qua đạo luật này vào năm 2019. Sau khi Walz được chọn làm ứng viên Phó Tổng thống của Đảng Dân chủ, Ngo đăng trên X: “Chúng tôi đã gõ cửa từng nhà khi #HKHRDA chưa được ủng hộ. Chỉ có Walz mở cửa cho chúng tôi.”
 
Ngo cũng ca ngợi Walz là “vị dân biểu duy nhất của Đảng Dân chủ trong Hạ Viện sẵn lòng tiếp tục đồng bảo trợ dự luật.” Người đồng bảo trợ còn lại là DB Đảng Cộng hòa Chris Smith.
 
Phản ứng của TQ
 
Việc Tim Walz được chọn vào liên danh tranh cử của Đảng Dân chủ đã thu hút rất nhiều sự chú ý trên các trang mạng xã hội TQ. Walz từng nói rằng quyết định dạy học tại Trung Quốc là “một trong những điều tuyệt vời nhất” mà ông từng làm, và một số bình luận trên mạng tỏ ra hy vọng rằng nếu Walz chiến thắng, có thể điều này sẽ mang lại tín hiệu tốt cho mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc.
 
Một người dùng trên trang mạng xã hội Weibo (TQ) nhận xét rằng “nền tảng độc đáo của Walz giúp ông có cái nhìn thực tế về Trung Quốc” và có thể “thúc đẩy giao lưu văn hóa trong thời điểm mà quan hệ giữa hai quốc gia đang rất căng thẳng.
 
Tuy nhiên, một số người khác tỏ ra hoài nghi rằng đây chỉ là kỳ vọng xa vời. Một số người còn nhắc lại việc Walz đã từng giảng dạy tại TQ Trung Quốc vào năm 1989, năm xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn. Điều này đã khiến một số người nhấn mạnh rằng sự kết nối của Walz với chính quyền Bắc Kinh trong giai đoạn nhạy cảm này làm dấy lên nghi ngờ về quan điểm thực sự của ông đối với Trung Quốc.
 
Cho đến nay, sự kiện Thiên An Môn vẫn là chủ đề cấm kị tại Trung Quốc, người dân muốn nhắc tới chỉ có thể nói ẩn ý như kiểu “ai biết thì hiểu.” Một người dùng khác cho rằng những người nước ngoài từng sống ở Trung Quốc vào “thời đó” mới chính là “những người chống đối Trung Quốc cứng cựa nhất.
 
Về phần Walz, ông nhiều lần công khai bày tỏ nỗi kinh hoàng tột độ trước cách mà chính phủ Trung Quốc dập tắt các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn. Năm 2009, tròn 20 năm xảy ra sự kiện này, Walz đã đồng bảo trợ một nghị quyết tại Quốc hội Hoa Kỳ.
 
Gwen, vợ Walz, kể rằng sự kiện Thiên An Môn đã có ảnh hưởng sâu sắc đến chồng mình đến mức ông đã chọn ngày 4/6 – ngày Bắc Kinh điều quân đến quảng trường Thiên An Môn – để làm ngày cưới của họ vào 5 năm sau đó. Gwen nói: “Anh ấy muốn chọn một ngày mà mình sẽ không bao giờ quên được.
 
Những thời kỳ khác nhau
 
Trong hơn hai thập niên sau sự kiện Thiên An Môn, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với TQ được xây dựng dựa trên sự đồng thuận mạnh mẽ của lưỡng đảng, rằng duy trì quan hệ thương mại và hợp tác với TQ là điều tốt.
 
Vậy nên không có gì lạ khi Walz cũng có những quan điểm phù hợp với sự đồng thuận này.
 
Ngược lại, thì Donald Trump, mấy bộ vest ông mặc, mấy cái cà vạt ông thắt… mang thương hiệu riêng ông, lại được sản xuất tại TQ. Cựu Tổng thống cùng con gái Ivanka đã ghi danh hàng chục thương hiệu tại TQ.
 
Thay vì nói Walz thân thiết với TQ, thì phải nói rằng Walz không hoàn toàn ủng hộ TQ mà có quan điểm phức tạp hơn, tinh tế hơn. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của đối thoại và hợp tác trong các vấn đề như thương mại và biến đổi khí hậu, nhưng vẫn chỉ trích Bắc Kinh thẳng thắn và mạnh mẽ khi nói về nhân quyền.
 
Ngay từ khi trở về Nebraska sau một năm giảng dạy tại Trung Quốc, Walz đã thể hiện rõ quan điểm của mình. Ông nói với một tờ báo địa phương rằng người Trung Quốc có thể đạt được rất nhiều thành tựu, “nếu họ được lãnh đạo đúng đắn.

Nguyên Hòa biên dịch
Nguồn: “Walz has history with China - it's more hawkish than critics claim” được đăng trên trang BBC.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những kết quả thăm dò gần đây thường làm cho người xem hoang mang, lẫn lộn. Phe theo Trump làm các thăm dò riêng, kết quả, Trump thắng. Phe theo Harris làm các thăm dò riêng, kết quả, Harris thắng. Các bản thăm dò của một số các cơ quan được xem là trung lập? (Có không? – Không, luôn nghiêng về một bên) cho thấy hai ứng cử viên song song lấp ló, bên tám lạng bên nửa cân. Điểm nhấn khôi hài trong lần tranh cử này là: Ai thua? Người quan tâm chính trị ít suy nghĩ về ai thắng mà chú trọng hơn, ai thua? Nếu bà Harris thua, chắc là không có chuyện gì bất ngờ xảy ra. Mọi chuyển giao quyền lực sẽ êm thắm và ông Trump sẽ trở về tòa Bạch Ốc với nhiều câu hỏi nhưng que cera cera. Còn nếu ông Trump thua, không phải sẽ có nhiều câu hỏi, mà có lẽ sẽ có nhiều hành động. Vì lịch sử đã minh bạch chứng tỏ khi Donald Trump thua cho Joe Biden năm 2020, đã tạo ra cuộc hỗn loạn, gần như muốn chỉnh lý trong ngày 6 tháng 1 năm 2021. Vì vậy nếu Trump thua, liệu lịch sử lại cháy một lần nữa?
Ở khu vực Quận Cam, hai Địa Hạt Quốc Hội Liên Bang 45th và 47th được xem là “địa hạt chiến trường”, có thể quyết định đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ sẽ nắm quyền kiểm soát Hạ Viện sau kỳ bầu cử tháng 11 tới đây. Nếu như ở Địa Hạt 45th là cuộc chạy đua quyết liệt giữa hai ứng cử viên Derek Tran (Dân Chủ) và người đương nhiệm Michelle Steel (Cộng Hòa), thì ở Địa Hạt 47th sẽ là cuộc cạnh tranh ngang sức giữa hai ứng cử viên Dave Min (Dân Chủ) và Scott Baugh (Cộng Hòa). Vào thời điểm cuộc vận động tranh cử bước vào tháng cuối cùng, ứng cử viên Dave Min đã dành cho Việt Báo một cuộc phỏng vấn ngắn, để gởi đến cử tri gốc Việt những thông điệp tranh cử quan trọng của mình.
Khi được hỏi ông có ủng hộ việc trục xuất hàng loạt những người nhập cư không có giấy tờ không? Hùng Cao đã hai lần không trả lời câu hỏi mà chỉ nói loanh quanh rằng "Nếu bạn đến đây bất hợp pháp, bạn cần phải rời đi, đặc biệt nếu bạn là một tội phạm bạo lực. Chúng tôi phát hiện ra vào tuần trước, có 13,000 kẻ giết người bị kết án và 16,000 kẻ hiếp dâm bị kết án đã bị họ theo dõi. Điều đó không thể chấp nhận được. Chúng ta cần bảo vệ người Mỹ mỗi ngày và đó là điều tôi đã làm."
Mỗi bốn năm, khi bỏ phiếu bầu cho một ứng cử viên tổng thống là người dân Mỹ lại tham gia vào một cuộc bầu cử gián tiếp. Nhưng tại sao rõ ràng là mình bỏ phiếu cho tên ứng cử viên mà lại gọi là bầu gián tiếp? Câu trả lời nằm trong ba chữ đơn giản: Đại cử tri. Thật ra ở Mỹ, khi đi bầu tổng thống, chúng ta không trực tiếp bỏ phiếu cho ứng cử viên, mà là bầu cho một nhóm 538 “Đại cử tri”. Đại cử tri mới chính là những người chính thức bỏ phiếu cho các ứng cử viên. Ứng cử viên nào được tối thiểu 270 phiếu của Đại cử tri sẽ là người đắc cử. Nhóm Đại cử tri này, được gọi là Cử tri đoàn (Electoral College), tức một thể chế với một quy trình, hay mô hình, được dùng cho cuộc bầu cử tổng thống mỗi bốn năm. Mô hình bầu cử tổng thống này được nêu lên trong Hiến pháp Hoa Kỳ và tiếp tục được điều chỉnh kể từ khi được Quốc hội thông qua lần đầu tiên vào năm 1787.
50 năm trước, Gerald Ford biết rất rõ rằng Richard Nixon có thể bị truy tố vì những tội danh đã phạm phải khi còn là Tổng thống Hoa Kỳ. Đó là lý do Ford ban hành “lệnh ân xá toàn diện, tự do và tuyệt đối” cho người tiền nhiệm của mình. Trước ngày 1/7/2024, các cựu tổng thống hoàn toàn vẫn có thể bị truy tố đối với các cáo buộc hình sự - chỉ đến khi 6 thành viên của TCPV đưa ra phán quyết trong vụ Trump v. Hoa Kỳ, tình hình mới hoàn toàn thay đổi. Trở lại năm 1974, khi Nixon từ chức và đối mặt với nguy cơ bị truy tố vì các tội danh liên quan đến vụ án Watergate, các dân cử Đảng Cộng Hòa đã dựa vào Hiến pháp để giải quyết tình huống này. Theo Điều II, Mục 4 của Hiến pháp Hoa Kỳ, cựu tổng thống không được miễn trừ trách nhiệm hình sự mà vẫn phải chịu trách nhiệm. Dù đã bị luận tội, kết tội và bãi nhiệm, thì một cựu tổng thống “vẫn phải chịu trách nhiệm, bị truy tố, đưa ra xét xử và bị trừng phạt theo luật pháp.”
Dân biểu Michelle Steel, người từ lâu tự nhận mình là người ủng hộ nhân quyền tại Việt Nam, đang phải đối mặt với sự chỉ trích vì đã KHÔNG ký một lá thư lưỡng đảng lên án các hành vi vi phạm nhân quyền liên quan đến thảm họa môi trường liên quan đến công ty Thép Formosa Hà Tĩnh năm 2016.
Đêm 19 Tháng Chín, ở vùng ngoại ô Michigan, khi còn đúng 47 ngày nữa, nước Mỹ sẽ có tổng thống thứ 47, “Nữ hoàng talkshow” Oprah Winfrey đã thêm một lần chứng minh sức mạnh huyền thoại của bà trong thế giới truyền thông. Nếu gọi đó là một “talkshow” của Oprah Winfrey cũng đúng, mà nếu xem đó là một buổi vận động tranh cử của Phó Tổng Thống Kamala Harris cũng không sai. Hoặc hàm ý hơn một chút, thì đó là “buổi công chứng” của Harris đối với các cử tri. Vì một tiếng 45 phút của sự kiện mang tên “Đoàn kết vì nước Mỹ” (United for America) bao hàm cả ba điều đó, từ nội dung đến phong cách tổ chức.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Quá rõ ràng, Trung Quốc (TQ) là một chủ đề rất quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới. Cả hai liên danh tranh cử - Đảng Dân chủ do Phó Tổng thống Kamala Harris lãnh đạo và Đảng Cộng hòa do cựu Tổng thống Donald Trump dẫn dắt - đều xoáy vào cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc trong suốt chiến dịch tranh cử, dù Harris ít nói về vấn đề này hơn một chút. Nhìn chung, quan điểm và lập trường của cả hai bên có nhiều khác biệt, nhưng cũng có một số điểm tương đồng.
Đầu tuần qua, khoảng ba mươi viên chức bầu cử ở cả cấp tiểu bang và địa phương đã bày tỏ những mối lo ngại nghiêm trọng về quá trình phân phối của Bưu điện Hoa Kỳ (U.S. Postal Service, USPS) với hàng triệu phiếu bầu cho cuộc bầu cử Tổng thống 2024, theo Reuters.