Hôm nay,  

Điều Gì Ám Ảnh Donald Trump Trong Chặng Cuối Cuộc Đua?

04/11/202423:25:00(Xem: 1761)

 

trump
Ảnh minh họa ghép.

 


Nếu mãi cho đến tận hôm nay, Donald Trump vẫn không thừa nhận mình đã thua đối thủ Joe Biden trong cuộc tranh cử 2020, thì sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trump loan báo “Tôi là người chiến thắng” TRONG ngày mai. Cả hai bên, Dân chủ và Cộng hòa đều chuẩn bị cho một hồi kịch “màn hai cảnh cũ” hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Có một điều cần lưu ý, đó là Donald Trump của những ngày cuối cùng của cuộc đua, đặc biệt là sáng Chủ nhật 3/11 ở Lititz, Pennsylvania. Trump cố gắng tận dụng hết sức có thể toàn bộ thời gian còn lại để tiếp tục chuỗi tấn công kéo dài một thập kỷ của ông ta: đánh vào truyền thông – kẻ thù truyền kiếp của Trump. Cuộc tấn công này chỉ xoay quanh một vấn đề gần như đã ám ảnh Trump ngần ấy thời gian: thất bại trong bầu cử 2020. Việc phải làm người thua cuộc, mang “giấc mộng Nam Kha” rời khỏi tòa nhà màu trắng đã ám ảnh tâm trí của Donald Trump đến mức Trump có thể biến sự thù hận thành tội ác trong bất kỳ suy nghĩ nào chạy ngang qua tâm trí ông ta, mà nội dung đó không xuất hiện trên máy nhắc chữ trước mặt. 

 

Vẫn là một Donald Trump hùng hổ của bốn năm trước khi kêu gọi những kẻ bạo loạn tấn công vào Capitol Hill, nhưng giờ đây, già hơn, khập khiễng hơn, và mất tự chủ hơn. Sự hung hăng chuyển hóa vào một cơ thể già nua, kiệt sức sau những cuộc di chuyển nhiều tiểu bang trong một ngày, suốt nhiều tháng, khiến cho lời nói của Trump trong những ngày cuối trở nên rối loạn hơn. Những lời lảm nhảm lập đi lập lại, những hành động khác thường xảy ra thường xuyên trong các cuộc vận động.

 

Trong gần 1 giờ 30 phút, tại cuộc vận động sáng Chủ nhật, Trump hầu như không nhìn vào máy nhắc chữ. Ông ta liên tục nói về gian lận bầu cử, chỉ trích các cuộc thăm dò gần đây cho thấy Trump đang thất bại, và chỉ trích dữ dội những người Trump gọi là "con đỉa hút máu trong giới truyền thông,” nói rằng ông ta sẽ không quan tâm nếu các cơ quan tin tức giả mạo chịu một viên đạn ám sát thay cho mình.

 

Những tông đồ của Trump ngồi bên dưới bật cười thoải mái, vô tư. Một người trong chiến dịch tranh cử của Trump nói với ký giả Marc A. Puto của The Bulwark, người chuyên thực hiện các phóng sự về MAGA và Donald Trump: “Các nhân viên của ông ta kêu than vì những lời phát biểu ngoài kịch bản đó. Ông ta chỉ nhận ra mình đã mắc sai lầm khi rời sân khấu.”

 

"Tôi có một mảnh kính ở đây, và tôi không có mảnh kính nào ở đó, và tôi có mảnh kính này ở đây", Trump nói, chỉ vào tấm kính cường lực đặc biệt bao quanh bục phát biểu, một thứ đã trở nên quen thuộc kể từ khi Trump “thoát chết” sau hai vụ “được cho” trong cuộc vận động tranh cử ở Butler, PA tháng trước.

 

Trump nói về tấm kính chống đạn và viên đạn đã bắn ông ta nhưng bất thành: “Một tay súng sẽ phải bắn xuyên qua ‘tin tức giả mạo’ và tôi không quan tâm đến điều đó nhiều lắm.”

 

Càng vào những ngày cuối của cuộc tranh cử, sự tàn nhẫn Trump dành cho người không ủng hộ mình càng tăng lên, nâng cấp thành ngôn ngữ của bạo lực. Trump gọi đảng Dân chủ là “nội thù”; đòi tướng Mark Milley phải đối mặt án tử hình; kêu gọi bắn chết ngay tại chỗ những kẻ trộm vặt ở California; đòi chĩa súng vào đầu cựu dân biểu Cộng hòa Liz Cheney.

 

Và cuối cùng, Trump đổ lỗi cho tất cả những gì đang diễn ra, đúng hơn là những gì ông ta đang phải chịu, từ việc ra khỏi Tòa Bạch Ốc đến các cuộc thăm dò bầu cử mới nhất, đều là “do truyền thông giả mà ra.”

 

“CNN và MSNBC quanh co như địa ngục. Nhìn vào CBS. Hãy nhìn những gì CBS đã làm,” Trump nói. “ABC, ABC, tin giả, CBS, ABC, NBC. Đây là, theo ý kiến của tôi, theo ý kiến của tôi, đây là những người tham nhũng nghiêm trọng.”

 

Có lẽ mối thù của Trump đối với truyền thông khó mà xóa bỏ được. Nhưng ngược lại, thì truyền thông đã dành cho Trump rất nhiều ưu ái. Vì nếu không nhờ truyền thông, thì có lẽ Trump đã không có cơ hội làm phình trướng sự ám ảnh bại trận trong cuộc bầu cử 2020. Và đến hôm nay, nó trở thành một u nhọt cho cả nước Mỹ phải gánh vác. Để bây giờ, cả hai đảng, Dân chủ và Cộng hòa đang dồn sức chuẩn bị cả cho kịch bản thất bại lần hai của Donald Trump.

 

Trong bất kỳ cuộc vận động ở tiểu bang nào, Trump cũng hô to “chúng ta đang chiến thắng, và thắng rất lớn.” Không cần biết đó là lời nói dối có chủ ý hay từ căn bệnh ái kỷ, ám ảnh sự thất bại mà ra, nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến những cử tri vốn là tông đồ của Trump. Mặt khác, một số bình luận viên của các đài truyền hình đã cảnh báo “đó là chiến lược của Donald Trump.” 

 

Tờ The Hill hôm nay cho biết đảng Cộng hòa hiện đang sẵn sàng ủng hộ Donald Trump nếu ông ta phản đối kết quả bầu cử năm 2024, khi đã thất bại trước những nỗ lực nhằm lật ngược chiến thắng của Tổng thống Biden tại tòa án và Quốc Hội.

 

Nước chảy thì đá mòn. Những tuyên bố bất di bất dịch của Trump về hệ thống bầu cử quốc gia bị “gian lận” đã dần dần “thấm nhuần” vào tư tưởng các cử tri Cộng hòa trong bốn năm qua. Ngoài ra, các đồng minh của Trump trên khắp nước đã nỗ lực để có thêm ảnh hưởng từ các hội đồng bầu cử cấp tiểu bang và địa phương, những nơi sẽ chịu trách nhiệm kiểm phiếu và xác nhận kết quả.

 

Đảng Cộng hòa ngày càng lạc quan rằng Trump sẽ thắng cử, nhưng họ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến dữ dội nếu Phó Tổng thống Harris được tuyên bố là người chiến thắng. Và ngược lại, đảng Dân chủ cũng như thế. Đối thủ “không cân xứng” với Donald Trump lần này là Kamala Harris, chứ không phải Joe Biden.

 

Trong cuộc phỏng vấn với ABC hôm thứ Tư tuần rồi, bà Harris đã nói: "Nếu ông ấy tự tuyên bố chiến thắng và nếu chúng tôi biết rằng ông ta thực sự đang thao túng báo chí và cố gắng thao túng sự đồng thuận của người dân Mỹ…chúng tôi đã chuẩn bị để đối phó.”

 

Reuters dẫn lời một nhân viên cấp cao của chiến dịch Harris cho biết hôm thứ Sáu rằng họ “hoàn toàn dự đoán được Trump sẽ tự tuyên bố một chiến thắng không đúng luật vào đêm thứ Ba, trước khi tất cả các phiếu bầu được kiểm đếm đầy đủ.”

 

"Ông ta đã làm điều này trước khi nó thất bại. Nếu ông ấy làm lại, nó sẽ thất bại.”

 

Chính Steve Bannon, một đồng minh chủ chốt của Trump, đề nghị Trump nên nhanh chóng tuyên bố chiến thắng.

 

“Ông ta nên đứng lên và nói, 'Này, tôi đã thắng rồi,’” Bannon nói trong cuộc họp báo hôm thứ Ba, ngày được thả khỏi nhà tù liên bang, nơi ông đã thụ án bốn tháng vì bất chấp lệnh triệu tập của Quốc hội về vụ tấn công vào Điện Capitol Hill của Hoa Kỳ vào ngày 6/1/2021.

 

Donald Trump đang bị kẹt trong một cuộc đua “không cân xứng”, với một đối thủ quá cách biệt về kinh nghiệm chính trường và sự ủng hộ của người dân. Cho đến hôm nay, chỉ còn 24 tiếng đồng hồ nữa, Trump vẫn lặn ngụp trong sự ám ảnh của giấc mộng Nam Kha tám năm trước và mang nó vào cho chiến thắng hão huyền của bốn năm sau. Trong khi đó, những nhân vật tinh hoa nhất của nước Mỹ, trong mọi lĩnh vực, chính trị, điện ảnh, ca nhạc, kinh tế, ngân hàng… đang tỏa ra khắp các tiểu bang, kêu gọi những lá phiếu dành cho Kamala Harris. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kết quả bầu cử tại Hoa Kỳ ngày 5/11 vừa qua cho thấy đa số cử tri đã chọn đường hướng chính trị bảo thủ cho nước Mỹ trong bốn năm tới. Ứng viên Cộng hoà, cựu Tổng thống Donald Trump đã chiến thắng với 312 phiếu đại cử tri và 76.7 triệu phiếu phổ thông (50%), trong khi phía Dân chủ Phó Tổng thống Kamala Harris được 226 phiếu đại cử tri và 74.1 triệu phiếu phổ thông (48.3%). Hai tuần sau ngày bầu cử, kết quả cũng cho thấy Đảng Cộng hoà đã chiếm đa số tại Thượng viện và Hạ viện. Như thế, ít nhất trong vòng hai năm từ 2025 đến 2027, lãnh đạo Cộng hoà sẽ đề xuất chương trình nghị sự và ban hành các chính sách từ di dân, y tế, môi sinh, giáo dục, an ninh cho đến đối ngoại. Nếu có thay đổi thì tháng 11-2026 sẽ bầu lại toàn thể 435 dân biểu Hạ viện và một phần ba, tức 33 nghị sĩ, Thượng viện.
Tính đến chiều ngày 16 tháng 11, Derek Trần đã thêm được 1.935 phiếu trong khi Michelle Steel thêm 1.550 phiếu. Đây là lần đầu tiên Derek Trần dẫn đầu, với 36 phiếu hơn đối thủ của Ông, Michelle Steel. Trong số phiếu đếm hôm nay, Derek đã thắng 55,52% so với 48,48%, với 3.485 phiếu bầu đã được kiểm hôm nay. NBC dự đoán còn lại khoảng 33.000 phiếu chưa đếm. Lưu ý: LA chưa cập nhật hôm nay. Không chắc là họ chậm hay không tính.
Đầu năm 2025, nước Mỹ sẽ bước sang giai đoạn của những chính sách mới. Không đồng ý người dân có quyền lên tiếng, qua truyền thông, qua mạng xã hội, hay xuống đường nói lên quan điểm của mình.
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Vài ngày trước đây, Phó Tổng thống Harris đã gửi một tâm thư cho cử tri gốc Việt, nói về các chính sách sẽ theo đuổi nếu thắng cử, như giảm chi phí khởi nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ, giảm chi phí y tế nhất là cho các cụ cao niên, cắt giảm thuế, giúp gia đình có trẻ nhỏ, giúp dân mua nhà lần đầu, sửa đổi chính sách di dân, trừng phạt những kẻ bạo động kỳ thị người gốc Á v.v… Lá thư được phổ biến trên nhật báo Việt Báo ngày 31/10, có đoạn: “Nhân khi chúng ta sắp tưởng niệm 50 năm ngày Sài Gòn thất thủ, hãy cùng nhau suy ngẫm về hành trình phi thường của cộng đồng của các bạn, cộng đồng người Mỹ gốc Việt hải ngoại, hiện đã có hơn hai triệu người. Khả năng phục hồi của các bạn đang tỏa sáng qua những thành công của cộng đồng mà các bạn đã xây dựng được. Câu chuyện của các bạn chính là câu chuyện của nước Mỹ. Từ câu chuyện này, mỗi chúng ta đều phải ý thức được, và đều phải nhớ rằng: tự do là điều mà tất cả chúng ta phải hết sức trân trọng và bảo vệ.”
Tuần trước, các cuộc thăm dò cho thấy cựu Tổng thống Donald Trump đã tạo ra đà gia tăng cử tri ủng hộ, trong khi Phó Tổng Thống Kamala Harris dường như đang chựng lại tại vài tiểu bang tranh chấp. Đồng thời, các trang mạng cá cược hiện nay cũng đang có xu hướng đặt cược cho chiến thắng của Donald Trump đông đảo hơn. Điều này phần nào gây lo ngại cho một nhóm cử tri ủng hộ bà Harris. Rồi ở đôi ngày cuối cùng này, các thăm dò lẫn thị trường cá cược bỗng đảo chiều về phía bà, tâm lý hai bên lại chao động và phấn khích.
Không một tờ báo trăm năm tuổi nào, mang tiếng cây đa cây đề nào của hệ thống truyền thông Mỹ thực hiện một bài điều tra như bài dưới dây: “NHỮNG NHÂN CÔNG BỊ LỪA DỐI VÀ ĐE DỌA TRONG HÀNH ĐỘNG ‘BÁN PHIẾU’ CỦA ELON MUSK” – trừ WIRED, một tạp chí trực tuyến có ấn bản hàng tháng, ra mắt đầu tiên vào năm 1993. “Tôi đã bị sốc và không thể tin được,” một trong những người nhận công việc gõ cửa từng nhà ở Michigan để kêu gọi bỏ phiếu cho Trump, nói với Jake Lahut, cộng tác viên của WIRED. Jake Lahut đã đi theo nhóm “công nhân bị lừa dối” và thực hiện phóng sự này. Đây là một trong nhóm người được trả tiền để đáp chuyến bay từ tiểu bang của họ đến Michigan, một trong những tiểu bang chiến trường, thay mặt tổ chức America PAC của Elon Musk, đến từng nhà vận động ký vào thỉnh nguyện thư – một hình thức kêu gọi ủng hộ Donald Trump. Những nhân công này không chỉ được trả tiền lương, vé máy bay, mà cả chi phí ăn, ở. Đương nhiên, công ty ký hợp đồng với họ không thể là Tesla hay Spac
Công chúng Hoa Kỳ đang rất lo ngại về việc trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, AI) có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc bầu cử năm 2024. Theo cuộc thăm dò dư luận của Pew Research Center tháng 9 năm 2024, hơn một nửa người dân Hoa Kỳ lo ngại rằng AI sẽ được sử dụng để tạo ra và phát tán thông tin sai lạc trong chiến dịch bầu cử. Nghiên cứu mới của Barbara A. Trish, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Grinnell College, có thể phần nào xoa dịu những mối lo ngại này. Dù công nghệ này có khả năng thao túng cử tri hay lan truyền thông tin sai sự thật trên quy mô lớn, phần lớn những cách mà AI được sử dụng trong kỳ bầu cử hiện nay không có gì mới lạ.
Lời Tòa Soạn: Chỉ còn 5 ngày nữa là đến Ngày bầu cử 2024, với sự ủng hộ toàn phần của ban biên tập và tờ Việt Báo dành cho Phó Tổng Thống / ứng cử viên Kamala Harris, chúng tôi trân trọng và vinh dự đăng bài viết của Phó Tổng Thống Kamala Harris gửi đến cộng đồng cử tri người Mỹ gốc Việt trên số báo thứ Sáu trước Ngày bầu cử, với hy vọng và cầu nguyện Xin cho Ý Dân được nên.
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.