Hôm nay,  

AI Có Thể Bị Lợi Dụng Để Tác Động Đến Bầu Cử Như Thế Nào?

01/11/202400:00:00(Xem: 675)

Ai bau cu
Việc quan tâm đến những nguy cơ mà AI có thể mang đến cho các kỳ bầu cử là cần thiết, nhưng nếu lo ngại quá mức, điều đó có thể dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn. (Nguồn: pixabay.com)

Công chúng Hoa Kỳ đang rất lo ngại về việc trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, AI) có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc bầu cử năm 2024.
 
Theo cuộc thăm dò dư luận của Pew Research Center tháng 9 năm 2024, hơn một nửa người dân Hoa Kỳ lo ngại rằng AI sẽ được sử dụng để tạo ra và phát tán thông tin sai lạc trong chiến dịch bầu cử.
 
Nghiên cứu mới của Barbara A. Trish, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Grinnell College, có thể phần nào xoa dịu những mối lo ngại này. Dù công nghệ này có khả năng thao túng cử tri hay lan truyền thông tin sai sự thật trên quy mô lớn, phần lớn những cách mà AI được sử dụng trong kỳ bầu cử hiện nay không có gì mới lạ.
 
Nghiên cứu chỉ ra bốn vai trò mà AI đang hoặc có thể đảm nhận trong chiến dịch bầu cử năm 2024.
 
1. Tìm kiếm thông tin cử tri
 
Sự ra mắt của ChatGPT vào năm 2022 đã khiến công chúng nhận thức rõ hơn về cả cơ hội và nguy cơ mà AI tổng quát (generative AI) mang lại. Công nghệ này có thể tạo ra văn bản (viết nội dung) theo yêu cầu, chẳng hạn như làm thơ, trả lời những câu hỏi liên quan đến lịch sử, và giúp người dùng tìm kiếm thông tin về bầu cử dễ dàng hơn.
 
Thay vì tìm kiếm thông tin về bỏ phiếu trên Google, nhiều người có thể sử dụng AI tổng quát để hỏi. Chẳng hạn, họ có thể hỏi: “Tình hình lạm phát từ năm 2020 đến nay thế nào rồi?” hoặc “Ai đang tranh cử ghế TNS Texas?
 
Một số nền tảng AI, như chatbot Gemini của Google, sẽ từ chối trả lời các câu hỏi về ứng viên và bầu cử, trong khi một số khác như AI Llama của Facebook lại có thể trả lời – và đưa ra câu trả lời chính xác.
 
Nhưng AI cũng có thể tạo ra thông tin sai lạc. Trong một số trường hợp, AI đưa ra kết quả hoàn toàn sai và không hề có cơ sở, nhưng lại có vẻ rất hợp lý. Hiện tượng này gọi là “ảo giác AI.
 
Thí dụ, theo một phúc trình từ CBS News vào tháng 6 năm 2024, ChatGPT đã đưa ra thông tin sai hoặc không đầy đủ về cách bỏ phiếu ở các bang đang trong vòng cân nhắc (battleground states), và không tuân theo quy định hướng dẫn người dùng đến CanIVote.org, một trang web đáng tin cậy về thông tin bầu cử.
 
Vì vậy, mọi người cần kiểm tra lại những thông tin từ AI.  Một điểm cần chú ý là hiện nay, chatbot Gemini của Google tự động trả lời các câu hỏi tìm kiếm trên Google ở đầu mỗi trang kết quả; có nghĩa là quý vị có thể đang vô tình sử dụng AI mà không nhận ra.
 
2. Deepfakes (giả tạo)
 
Deepfakes là những hình ảnh, âm thanh và clip được tạo ra bởi AI và được thiết kế trông giống như thật, dù đó hoàn toàn là ‘đồ giả.’ Về cơ bản, đây là phiên bản tinh vi hơn của cheapfake – những hình ảnh đã qua chỉnh sửa bằng công cụ cơ bản như Photoshop.
 
Deepfakes có thể lừa gạt cử tri. Trước cuộc bầu cử sơ bộ tháng 1 năm 2024 tại bang New Hampshire, một cuộc gọi tự động do AI giả giọng Joe Biden đã khuyên các cử tri Dân chủ nên giữ phiếu bầu của mình cho đến tháng 11. Sau sự việc này, Cơ quan Truyền thông Liên bang (FCC) đã ban hành quy định rằng các cuộc gọi tự động do AI tạo ra cũng phải tuân theo các quy định giống như các cuộc gọi tự động thông thường. AI không được phép được tự động gọi đến số điện thoại của người dùng mà không có sự cho phép trước của người nhận.
 
FCC đã phạt nhà tư vấn đứng sau cuộc gọi giả mạo ở New Hampshire 6 triệu MK, nhưng lại không phải vì tội lừa gạt cử tri mà vì vi phạm quy định cung cấp thông tin số gọi đến không chính xác.
 
Deepfakes có thể được sử dụng để lan truyền thông tin sai lạc, nhưng cũng đang trở thành một công cụ sáng tạo cho các nhà quảng cáo chính trị. Một trong những thí dụ đầu tiên mà deepfake được sử dụng để thuyết phục cử tri là một quảng cáo trong cuộc tranh cử thị trưởng năm 2022 ở Shreveport, Louisiana. Quảng cáo này mô tả thị trưởng đương nhiệm của Shreveport như một học sinh kém bị gọi lên văn phòng hiệu trưởng. Trong quảng cáo có ghi chú rằng đây là một deepfake, nhưng thông tin này rất dễ bị bỏ qua.
 
Dự án AI Elections của tạp chí Wired đang theo dõi việc sử dụng AI trong kỳ bầu cử 2024, và nhận thấy rằng deepfakes chưa tràn lan trong các quảng cáo mà cử tri thường thấy. Tuy nhiên, chúng đã được các ứng viên từ nhiều đảng phái chính trị khác nhau sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có cả việc lừa dối cử tri.
 
Cựu Tổng thống Donald Trump từng ám chỉ bên phía đảng Dân chủ sử dụng deepfake khi đặt câu hỏi về số lượng người tham gia các sự kiện tranh cử của Phó Tổng thống Kamala Harris. Với những cáo buộc như vậy, Trump muốn tận dụng “lợi ích của dối trá” (liar's dividend), tức là tạo ra cơ hội để gieo rắc nghi ngờ về sự thật, làm người ta tin rằng thông tin chân thực có thể chỉ là tin giả.
 
Chiến thuật hạ bệ uy tín đối thủ chính trị như thế này không phải là điều gì mới mẻ, và đã được Trump sử dụng từ lâu, bắt đầu từ thuyết âm mưu “birther” vào năm 2008, góp phần lan truyền tin đồn sai lệch rằng giấy khai sinh của ứng viên Barack Obama là giả.
 
3. Chiến lược phá rối
 
Nhiều người lo ngại những kẻ không chấp nhận kết quả bầu cử có thể lợi dụng AI trong cuộc bầu cử năm nay để khiến các viên chức bầu cử bận rộn với hàng loạt yêu cầu vô nghĩa. Chẳng hạn, nhóm True the Vote đã nộp hàng trăm ngàn khiếu nại về cử tri trong suốt một thập niên qua, và nếu được trang bị AI, chiến dịch khiếu nại của họ sẽ càng dữ dội hơn.
 
Những khiếu nại ồ ạt và tới tấp có thể khiến các viên chức bầu cử ‘bù đầu’ và khó mà làm thêm những việc quan trọng khác, gây ảnh hưởng đến quyền bầu cử của cử tri hợp pháp và làm gián đoạn quá trình bầu cử. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy điều này đang xảy ra.
 
4. Can thiệp bầu cử từ nước ngoài
 
Việc Nga ‘nhúng tay’ vào cuộc bầu cử năm 2016 đã cho thấy mối đe dọa từ sự can thiệp của nước ngoài vào chính trị Hoa Kỳ, đặc biệt với mục tiêu làm giảm uy tín của các nền dân chủ phương Tây.
 
Vào tháng 7, Bộ Tư pháp đã tịch thu hai tên miền (domain names) và kiểm tra gần 1,000 tài khoản mà các nhóm người Nga sử dụng cho một “trại bot mạng xã hội” (social media bot farm), tương tự như chiến dịch tác động đến hàng triệu người dùng Facebook trong cuộc bầu cử năm 2020.
 
Có một số bằng chứng cho thấy TQ cũng đang sử dụng AI để lan truyền thông tin sai lạc về Hoa Kỳ. Một bài đăng trên mạng xã hội đã chuyển dịch sai ý một bài phát biểu của Biden, làm người ta hiểu lầm là ông đang có ẩn ý tục tĩu, bậy bạ.
 
Dù AI có thể tiếp tay cho những hành vi sai trái nhằm can thiệp bầu cử, nhưng cũng không phải đợi đến khi có AI mới phát sinh những âm mưu kiểu này. Vào năm 1940, Anh đã sử dụng các chiến lược tương tự để ảnh hưởng đến chính trị Hoa Kỳ với mục tiêu thuyết phục Hoa Kỳ tham gia Thế Chiến II.
 
Một trong những mục tiêu bị nhắm đến là Hamilton Fish, một DB Cộng hòa nổi tiếng theo chủ nghĩa biệt lập. Anh đã tung ra một bức ảnh chụp Fish cùng thủ lãnh của một nhóm ủng hộ Đức quốc xã ở Hoa Kỳ (mà không rõ là chụp khi nào, ở đâu, sự kiện nào), và tô vẽ thêm như thể Fish như một người ủng hộ và theo phe Đức quốc xã.
 
Có thể kiểm soát AI không?
 
Dù biết là khi đã muốn làm chuyện xấu thì không cần phải chờ đến khi có công nghệ mới, nhưng kẻ gian có thể tận dụng AI để phá hoại quá trình bầu cử, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Chính phủ liên bang đang nỗ lực điều chỉnh quy định sử dụng AI trong bầu cử, nhưng cũng vấp phải nhiều khó khăn trở ngại như nhiều đề nghị khác liên quan đến các chiến dịch chính trị.
 
Trong khi đó, một số bang đã chủ động hơn, hiện có 19 bang đã cấm hoặc hạn chế việc sử dụng deepfake trong các chiến dịch chính trị. Một số nền tảng như Gemini của Google cũng đã có các biện pháp tự điều chỉnh, từ chối trả lời các câu hỏi về bầu cử và nhân vật chính trị. Sự quan tâm của công chúng đối với AI có thể giúp tạo ra một hàng rào bảo vệ cho tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử
 
Nhưng nếu lo ngại quá mức, hiện tượng được Nate Persily từ Đại học Stanford gọi là “chứng sợ AI” (AI panic), có thể sẽ khiến mọi người mất lòng tin vào các cuộc bầu cử.

Cung Đô biên dịch
Nguồn: “4 ways AI can be used and abused in the 2024 election, from deepfakes to foreign interference” được đăng trên trang TheConversation.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kết quả bầu cử tại Hoa Kỳ ngày 5/11 vừa qua cho thấy đa số cử tri đã chọn đường hướng chính trị bảo thủ cho nước Mỹ trong bốn năm tới. Ứng viên Cộng hoà, cựu Tổng thống Donald Trump đã chiến thắng với 312 phiếu đại cử tri và 76.7 triệu phiếu phổ thông (50%), trong khi phía Dân chủ Phó Tổng thống Kamala Harris được 226 phiếu đại cử tri và 74.1 triệu phiếu phổ thông (48.3%). Hai tuần sau ngày bầu cử, kết quả cũng cho thấy Đảng Cộng hoà đã chiếm đa số tại Thượng viện và Hạ viện. Như thế, ít nhất trong vòng hai năm từ 2025 đến 2027, lãnh đạo Cộng hoà sẽ đề xuất chương trình nghị sự và ban hành các chính sách từ di dân, y tế, môi sinh, giáo dục, an ninh cho đến đối ngoại. Nếu có thay đổi thì tháng 11-2026 sẽ bầu lại toàn thể 435 dân biểu Hạ viện và một phần ba, tức 33 nghị sĩ, Thượng viện.
Tính đến chiều ngày 16 tháng 11, Derek Trần đã thêm được 1.935 phiếu trong khi Michelle Steel thêm 1.550 phiếu. Đây là lần đầu tiên Derek Trần dẫn đầu, với 36 phiếu hơn đối thủ của Ông, Michelle Steel. Trong số phiếu đếm hôm nay, Derek đã thắng 55,52% so với 48,48%, với 3.485 phiếu bầu đã được kiểm hôm nay. NBC dự đoán còn lại khoảng 33.000 phiếu chưa đếm. Lưu ý: LA chưa cập nhật hôm nay. Không chắc là họ chậm hay không tính.
Đầu năm 2025, nước Mỹ sẽ bước sang giai đoạn của những chính sách mới. Không đồng ý người dân có quyền lên tiếng, qua truyền thông, qua mạng xã hội, hay xuống đường nói lên quan điểm của mình.
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Vài ngày trước đây, Phó Tổng thống Harris đã gửi một tâm thư cho cử tri gốc Việt, nói về các chính sách sẽ theo đuổi nếu thắng cử, như giảm chi phí khởi nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ, giảm chi phí y tế nhất là cho các cụ cao niên, cắt giảm thuế, giúp gia đình có trẻ nhỏ, giúp dân mua nhà lần đầu, sửa đổi chính sách di dân, trừng phạt những kẻ bạo động kỳ thị người gốc Á v.v… Lá thư được phổ biến trên nhật báo Việt Báo ngày 31/10, có đoạn: “Nhân khi chúng ta sắp tưởng niệm 50 năm ngày Sài Gòn thất thủ, hãy cùng nhau suy ngẫm về hành trình phi thường của cộng đồng của các bạn, cộng đồng người Mỹ gốc Việt hải ngoại, hiện đã có hơn hai triệu người. Khả năng phục hồi của các bạn đang tỏa sáng qua những thành công của cộng đồng mà các bạn đã xây dựng được. Câu chuyện của các bạn chính là câu chuyện của nước Mỹ. Từ câu chuyện này, mỗi chúng ta đều phải ý thức được, và đều phải nhớ rằng: tự do là điều mà tất cả chúng ta phải hết sức trân trọng và bảo vệ.”
Nếu mãi cho đến tận hôm nay, Donald Trump vẫn không thừa nhận mình đã thua đối thủ Joe Biden trong cuộc tranh cử 2020, thì sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trump loan báo “Tôi là người chiến thắng” TRONG ngày mai. Cả hai bên, Dân chủ và Cộng hòa đều chuẩn bị cho một hồi kịch “màn hai cảnh cũ” hoàn toàn có thể xảy ra. Có một điều cần lưu ý, đó là Donald Trump của những ngày cuối cùng của cuộc đua, đặc biệt là sáng Chủ nhật 3/11 ở Lititz, Pennsylvania. Trump cố gắng tận dụng hết sức có thể toàn bộ thời gian còn lại để tiếp tục chuỗi tấn công kéo dài một thập kỷ của ông ta: đánh vào truyền thông – kẻ thù truyền kiếp của Trump.
Tuần trước, các cuộc thăm dò cho thấy cựu Tổng thống Donald Trump đã tạo ra đà gia tăng cử tri ủng hộ, trong khi Phó Tổng Thống Kamala Harris dường như đang chựng lại tại vài tiểu bang tranh chấp. Đồng thời, các trang mạng cá cược hiện nay cũng đang có xu hướng đặt cược cho chiến thắng của Donald Trump đông đảo hơn. Điều này phần nào gây lo ngại cho một nhóm cử tri ủng hộ bà Harris. Rồi ở đôi ngày cuối cùng này, các thăm dò lẫn thị trường cá cược bỗng đảo chiều về phía bà, tâm lý hai bên lại chao động và phấn khích.
Không một tờ báo trăm năm tuổi nào, mang tiếng cây đa cây đề nào của hệ thống truyền thông Mỹ thực hiện một bài điều tra như bài dưới dây: “NHỮNG NHÂN CÔNG BỊ LỪA DỐI VÀ ĐE DỌA TRONG HÀNH ĐỘNG ‘BÁN PHIẾU’ CỦA ELON MUSK” – trừ WIRED, một tạp chí trực tuyến có ấn bản hàng tháng, ra mắt đầu tiên vào năm 1993. “Tôi đã bị sốc và không thể tin được,” một trong những người nhận công việc gõ cửa từng nhà ở Michigan để kêu gọi bỏ phiếu cho Trump, nói với Jake Lahut, cộng tác viên của WIRED. Jake Lahut đã đi theo nhóm “công nhân bị lừa dối” và thực hiện phóng sự này. Đây là một trong nhóm người được trả tiền để đáp chuyến bay từ tiểu bang của họ đến Michigan, một trong những tiểu bang chiến trường, thay mặt tổ chức America PAC của Elon Musk, đến từng nhà vận động ký vào thỉnh nguyện thư – một hình thức kêu gọi ủng hộ Donald Trump. Những nhân công này không chỉ được trả tiền lương, vé máy bay, mà cả chi phí ăn, ở. Đương nhiên, công ty ký hợp đồng với họ không thể là Tesla hay Spac
Lời Tòa Soạn: Chỉ còn 5 ngày nữa là đến Ngày bầu cử 2024, với sự ủng hộ toàn phần của ban biên tập và tờ Việt Báo dành cho Phó Tổng Thống / ứng cử viên Kamala Harris, chúng tôi trân trọng và vinh dự đăng bài viết của Phó Tổng Thống Kamala Harris gửi đến cộng đồng cử tri người Mỹ gốc Việt trên số báo thứ Sáu trước Ngày bầu cử, với hy vọng và cầu nguyện Xin cho Ý Dân được nên.
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.