Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Trước mắt và sau lưng ông Tô Lâm

13/08/202420:37:00(Xem: 984)

vn court

Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và  hoài nghi  trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.”
    Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm.
    Ông Tô Lâm, một Đại tướng Công an chuyên về an ninh nội bộ còn nghi ngờ cả các nước và Tổ chức quốc tế có quan hệ với Việt Nam. Ông nói bâng quơ rằng rằng các lực lượng này đang “ráo riết tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, thâm độc; triệt để lợi dụng hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng để thâm nhập nội bộ, thúc đẩy các yếu tố “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ bên trong.” (báo ĐCSVN, ngày 04/08/2024)
    Đây là “tố cáo” mạnh nhất của một tân Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước đối với các quốc gia có quan hệ ngoại giao và kinh tế với Việt Nam. Tuy nhiên, tướng Tô Lâm không dám chỉ đích danh nước nào đã thực hiện kế hoạch “diễn biền hòa bình” chống đảng CSVN.
    Đáng chú ý là trong tuyên bố này, ông Tô Lâm còn cáo buộc nước ngoài đã “thúc đẩy các yếu tố “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ bên trong.”
    Nên biết “các yếu tố” của tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đã và đang xẩy ra trong nội bộ đảng, Công an và Quân đội. Lý do của xoay chiều này là do chính đảng viên đã quay lưng chống lại Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh và đường lối cầm quyền của đảng.
    Những đảng viên “chệch hướng” này cho rằng Chủ nghĩa Cộng sản không đem lại cơm no áo ấm và thịnh vượng cho đất nước. Họ đã trưng dẫn thất bại và tan rã của Nga và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu từ 1988 đến 1991 cho thấy Chủ nghĩa Cộng sản đã lỗi thời.

TÌM TÒI CÁI KHÔNG CÓ

Vậy mà, ông Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn tiếp tục “Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… và không ngừng tìm tòi, mở ra triển vọng mới to lớn để phát triển con người và xã hội.”
    Nhưng tìm tòi cái gì? Chính ông cựu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (24/10/2013)
    Thế là ông Tô Lâm lôi dân ra làm “bình phong” che đậy thất bại của đảng trong công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng và chống tham nhũng. Ông nói huyên thuyên: “Kiên định lập trường, quan điểm và thực hành “dân là gốc”, “Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới”; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của đổi mới, phát triển, được sống hạnh phúc trong môi trường an ninh, an toàn, không ai bị bỏ lại phía sau.”


    Ông còn rêu rao chủ trương được gọi là “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.”
    Đúng ra là “của Đảng, do Đảng và vì Đảng”. Nhân dân chỉ là “hình nộm” của chiêu bài mỵ dân, cầu tài. Nhân dân cũng chỉ là cái bóng mờ sau lưng đảng, không làm gì có chuyện “quan hệ máu thịt giữa Đảng và Nhân dân”, hay như câu tuyên truyền “cán bộ đi trước, làng nước theo sau”. Có chăng là “cán bộ ăn trước, làng nước theo sau hốt rác”.

CHỈNH ĐỐN MỆT NGHỈ

Cuối cùng, Tổng Bí thư Tô Lâm lại ca bài “xây dựng, chỉnh đốn đảng” và “chống tham nhũng”  với lời hứa “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng với phương châm “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai”.
    Nhân dân đã nghe những lới hứa tương tự từ miệng các Tổng Bí thư tiền nhiệm, kể cả ông Nguyễn Phú Trọng. Cũng chính ông Trọng từng  than phiền chống nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu vì “những kẻ tham nhũng cứ trơ ra”.
    Dù vậy, thêm lần nữa, ông Tô Lâm vẫn hứa bừa “xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”.

10 CĂN BỆNH NGHIÊM TRỌNG

Cả hai tiêu chuẩn “đạo dức” và “văn minh” đã được nói nhiều trong nhiều năm, nhưng thực tế của tình hình suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là thành phần lãnh đạo, đã làm cho đảng mất uy tín trong nhân dân và lạc hậu hơn bao giờ hết.
    Đáng chú ý là trong khi Tổng Bí thư Tô Lâm “say sưa” với bài viết để giới thiệu mình thì báo điện tử của Trung ương đảng đã nêu ra công khái 10 chứng bệnh “chữa hoài không hết” của cán bộ, đảng viên.
    Đó là các chứng bệnh: Quan liêu, tham lam, lười biếng,  kiêu ngạo,  hiếu danh, tham danh, trục lợi,  địa vị quyền hành, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại.
    Ngoài ra còn có bệnh cận thị: “Không trông xa thấy rộng. Những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chút những việc vụn vặt.”
    Cuối cùng là 3 chứng bệnh: Tỵ nạnh, xu nịnh a dua: “Những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu. Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi”. Thêm váo đó là “bệnh kéo bè kéo cánh: Ai hợp với mình thì dù xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đạy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người ta xuống.”
    Với 10 chứng bệnh nghiêm trọng do ông Nguyễn Phú Trọng để lại, liệu tân Tổng Bí thư Tô Lâm có khả năng “thanh toán”, hay ông cũng sẽ bị “các thế lực nội thù” đánh gục như bao nhiêu người đi trước?

Phạm Trần

(08/024)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.