Hôm nay,  

Chuyện kể cho K & T

13/11/202317:38:00(Xem: 430)
Tùy bút

boat-people 2

“Chuyện kể cho K & T” là những câu chuyện của người mẹ kể cho hai con, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên bên ngoài tổ quốc. Là tiếng ầu ơ bên nôi ấm khi ngoài trời tuyết đang rơi. Là tiếng lòng của hàng triệu con người bị bứt rời khỏi mảnh đất thương yêu, khỏi căn nhà yêu dấu. Là suy tư của cả một thế hệ muốn truyền đạt lại cho các con nguồn gốc của chúng. Là những gì đã xảy ra trong cuộc đời, trong hành trình gian nan của người Việt tị nạn. Là những câu chuyện của sự sống còn, là sức mạnh đương đầu với nghịch cảnh, là tất cả, tất cả những gì đã hình thành nên một cộng đồng từ cách sống, cách hành xử, cách biết ơn, cách trả ơn…
   Đó là những câu chuyện của những con người bình thường bị cuốn đi trong một cơn lốc. Một cuộc di cư vĩ đại, có máu, nước mắt, và ước mơ!
    Ngày 30/4/75, miền Nam Việt Nam mất vào tay cộng sản, hàng triệu con người bị đánh giạt ra khỏi đất nước mình. Thế nhưng, cuộc chiến đã không ngừng lại ở đó như cái nhìn của thế giới. Người Việt tị nạn vẫn hiện hữu cho lý tưởng Tự Do trên quê hương mình, dù đã cách xa hàng mấy đại dương. Cộng đồng người Việt hải ngoại là một cộng đồng đã không ngừng vươn lên, không ngừng yêu thương, không ngừng tranh đấu để mà gìn giữ nguồn cội và hình thành nên một thế hệ trẻ với ý thức sẽ góp tay xây dựng lại Việt Nam, một nơi chốn mà cha mẹ họ mang nặng món nợ máu xương với những người đã ngã xuống.
    Như những phụ nữ Ukraine lưu vong, khi được hỏi họ sẽ chọn học gì để ổn định cuộc sống. Thật bất ngờ! Câu trả lời của họ là “học gỡ mìn”. Chia sẻ với các nhà báo, những phụ nữ này nói rằng  Nga đã phát động cuộc chiến ở Crimea vào năm 2014. Theo ước tính của chính phủ họ, khi  chiến tranh chấm dứt, phải mất 20 năm mới gỡ được hết bom mìn do cả hai phía cài đặt trên khắp đất nước Ukraine xinh đẹp. Học gỡ mìn sẽ là môn học duy nhất mà họ chọn. Ôi! đẹp làm sao những phụ nữ dũng cảm. Những giấc mơ hồng Ukraine.
    Chúng ta cũng từng có những ước mơ tương tự như thế. Dù năm tháng trôi đi, không ai có thể quên được bao ước vọng những ngày đầu tị nạn. Nhớ những hy sinh vô bờ bến của một lớp người. Những mái ấm chỉ còn lại người mẹ đơn độc và các con. Những người đàn ông đã rời mái nhà, rời tình yêu của họ cho món nợ với quê hương, với đồng đội ở quê nhà. Ngày ấy, người ra đi không mong cầu sẽ có người biết đến mình. Ngoài một số ít những cái tên quen thuộc được nhắc nhở như Trần văn Bá, Mai Văn Hạnh, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Võ Hoàng... còn có hàng trăm nấm mồ hoang vu ở vùng rừng núi Thái Lan. Chim ở đó, nắng ở đó còn nhớ bóng dáng họ, lá rừng ở đó còn ủ ấp hình hài, xương thịt họ. Ôi! những người con của đất mẹ. Những giấc mơ xanh Việt Nam.
    Ru Mi, nhà huyền môn người Ba Tư bảo rằng: “Khi ánh sáng ở trong tim, bạn sẽ tìm thấy đường về nhà”. Mỗi người Việt tị nạn là một câu chuyện để kể. Mỗi câu chuyện đều dẫn lối chúng ta trở về với mái nhà của chính mình, với lý tưởng tự do. Và dường như khi con người có đủ thành tâm, khi tha thiết, sắt son với một điều gì, chúng ta có thể biến những điều không thể trở thành có thể. Đó là câu chuyện về lá cờ của miền nam tự do.
    Vào lúc 11 giờ 30 sáng ngày 30/4/75,  quân đội bắc Việt cho hạ lá cờ màu vàng ba sọc đỏ trên nóc Dinh Độc Lập xuống để thay bằng lá cờ của “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam”. Cùng lúc ấy, nhiều người dân miền nam cũng lặng lẽ đem cờ vàng ra đốt cùng những bộ quân phục của người thân trong gia đình. Nước mắt thầm lặng của họ và những đám khói dang dở trên lối đi tưởng đã là dấu chấm hết cho lá cờ ấy. Thế nhưng mười năm sau, lá cờ ấy lại xuất hiện trên một bản vẽ của cậu bé gốc Việt tại một lớp tiểu học ở Hoa Kỳ.
    Cô giáo của em, một giáo viên trẻ người Mỹ, trao lại bức vẽ cho cậu bé, cô dịu dàng giải thích: “Em vẽ sai rồi, về nhà vẽ lại đi, đây không phải là lá cờ Việt Nam”.
    Hãy tưởng tượng đến đôi mắt ngơ ngác của cậu bé. Có thể cả thế giới đã quên rồi lá cờ ấy, nhưng riêng đối với em, từ thuở còn ngồi trong xe đẩy em đã thấy lá cờ ấy tung bay rợp phố trong các cuộc xuống đường cùng ba mẹ.Và lá cờ ấy, chính là lá cờ của đất nước nơi ba mẹ được sinh ra như đầu đề của bài tập về nhà: “em hãy vẽ lá cờ quốc gia, nơi ba mẹ của em sinh ra”.
    Rồi đến khi cậu bé vẽ lại bức vẽ bằng cờ đỏ sao vàng theo lời cô giáo thì mẹ em không đồng ý. Bà quả quyết với em rằng chỉ có cờ vàng mới là lá cờ của người Việt, mới là biểu tượng của người Việt Nam. Lạ lùng làm sao, như một câu châm ngôn Hãy vươn đến bầu trời, dù không thể hái được vì sao sáng nhất nhưng ít ra, bạn cũng có thể đứng giữa muôn vàn tinh tú để thắp sáng ước mơ của bạn”. Người Việt tị nạn đã thắp sáng lý tưởng tự do của mình. Họ đã làm được điều họ muốn là lên tiếng cho một miền nam bị bức tử. Và nước Mỹ đã lắng nghe họ, tiếng nói của những người Việt Nam yêu chuộng tự do.
    Dù cộng sản đã nhuộm đỏ quê hương, nhưng chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ thực sự chiếm được niềm tin yêu của người dân cả hai miền, nếu không muốn nói là ngược lại. Và lá cờ đỏ sao vàng dù được thế giới công nhận nhưng vẫn hoàn toàn vắng bóng ở những nơi có mặt người Việt hải ngoại. Một dạo ở trong nước, có một số bạn trẻ miền bắc đã lén lút treo cờ vàng. Họ không có món nợ máu xương với cuộc chiến quá khứ, theo tôi, họ chỉ muốn thể hiện lòng yêu mến về một chính thể tự do đã từng hiện diện trên quê hương mình. Tôi ước mong một ngày nào đó, người Việt trong và ngoài nước cùng có chung một biểu tượng. Khi ấy, màu cờ sắc áo không còn quan trọng nữa như suy tư của Hoàng Anh, một bạn trẻ trong nước, nói với phóng viên của Cali Today:
    “… Nếu có một ngày nào đó chế độ VNCH có thể trở lại trên quê hương Việt Nam thì đó thực sự là điều rất tuyệt vời, còn nếu không thì bất kỳ một Đảng phái nào mang lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho Quốc gia và dân tộc Việt Nam tôi cũng sẽ hết lòng yêu mến”.
    Trong rất nhiều năm sau này, với những nỗ lực không ngừng của người Việt tị nạn, Nghị Quyết Cờ Vàng ra đời như một tuyên ngôn tự do. Lá cờ của miền nam tự do, ngày nay không những được công nhận trên nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ mà còn lan sang đến các quốc gia khác như Canada và Australia.
 
***
 
Suốt hai năm trong đại dịch Covid, con đường Bolsa, đại lộ Trần Hưng Đạo vắng tanh. Không ai còn được nhìn thấy màu cờ vàng rợp phố cùng những buổi xuống đường để phản đối những đàn áp ở quê nhà. Chạnh nghĩ, mai này khi chúng ta không còn hiện diện nơi đây. Khi bóng dáng chúng ta chỉ là bụi mờ trên những con phố ở Bolsa, ở Tuly, ở BellAir… thế hệ mai sau sẽ biết gì về những điều từng xảy ra nơi này, vì sao lại có ngôi tượng Đức Thánh Trần và đại lộ mang tên ngài?
    Mỗi chúng ta đều có một câu chuyện để kể. Và mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa, một lời nhắn nhủ cho các thế hệ tương lai. Xin hãy góp những câu chuyện của bạn với chúng tôi, như góp một đoá hồng tươi thắm dưới chân tượng đài người mẹ Tự Do. Những đoá hồng mà suốt nửa thế kỷ qua, chúng ta đã cùng nhau đặt trên cái nền gạch được xây nên bởi tình yêu và lòng biết ơn.
 

Nguyệt Quỳnh

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tòa liên bang Bắc California bác đơn bà Mai-Trang Thi Nguyen kiện chính phủ Mỹ viện trợ Israel chiếm đóng Đất Thánh. Thẩm phán Virginia DeMarchi của tòa Sơ thẩm liên bang đã bác đơn của bà Nguyen kiện chính phủ Mỹ vì đã ủng hộ chính phủ phân biệt chủng tộc của Israel bằng cách gửi cho họ ít nhất 3 tỷ đô la viện trợ quân sự mỗi năm."
San Jose: cảnh sát thi hành lệnh bắt giữ khoảng 34 người tại nơi cư trú. Ba nghi phạm chính – được xác định là Thụy Phạm, 51 tuổi, Xuân Nguyên, 46 tuổi và Vũ Nguyên, 37 tuổi, đều là cư dân San Jose – đã bị bắt giữ liên quan đến hoạt động sòng bạc. Cảnh sát cho biết Phạm và Xuân Nguyên đang lẩn trốn trong tầng hầm của nơi cư trú. Ngoài ra còn có bảy cá nhân khác có mặt tại nơi cư trú trong vụ phá sản đã bị bắt giữ vì nhiều lệnh truy nã trọng tội và tội nhẹ.
Bổ sung cùng với các Phúc lợi Hàng tạp hóa dành cho Chương trình Hỗ trợ Đặc biệt dành cho Bệnh Mạn tính SSBCI
Nói chuyện với Rachel Maddow của MSNBC hôm thứ Hai, cựu Dân Biểu Liz Cheney (R-WY) tiết lộ rằng cô đã bí mật lắng nghe các luật sư của Donald Trump khi họ lên kế hoạch vào ngày 6 tháng 1/2021. Một trong những đoạn trích trong cuốn sách mới của cô, xuất bản hôm thứ Ba, là chiến dịch tranh cử của Trump đã tổ chức một cuộc gọi vào ngày 4 tháng 1/2021, nơi nhóm pháp lý nói với một số người đại diện cho chiến dịch hàng đầu về những gì họ đang lên kế hoạch và những gì họ muốn mọi người nói trên tin tức truyền hình cáp.
Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) Bạch Ốc Shalanda Young hôm thứ Hai 4/12/2023 cảnh báo rằng ngân quỹ để Hoa Kỳ cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine sẽ cạn kiệt trước cuối năm nay.
Tổng Giám đốc Văn phòng Truyền thông Chính phủ ở Gaza nói với Al Jazeera rằng trong 24 giờ qua, hơn 700 người Palestine đã thiệt mạng trong khu vực, làm tăng thêm thương vong về người trong cuộc xung đột đang diễn ra. Ngoài ra, quan chức này tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng đã dẫn đến hơn 1,5 triệu người phải di dời ở Dải Gaza đông dân cư.
rưa vừa xế chiều, tôi đến bờ sông Texas Colorado. Dòng nước mùa thu êm ả nhưng tôi biết nó đã từng cưu mang trận hè “bão nóng” kéo dài nhiều tháng qua, mỗi ngày hơn 100 độ. Chắc rằng, đã có những giọt nước sôi sùng sục rồi bay lên trời. Tôi cũng biết nó sẽ vô cùng lạnh lẽo khi tiết đông sắp đến. Đã có nóng trên 100 độ, tất nhiên sẽ có lạnh dưới 0 độ. Nhưng dù bốc hơi hay đông đá, hình ảnh của đời sống quanh bờ, trên mây, in xuống vẫn không bị ảnh hưởng. Qui luật phản ảnh và phản chiếu khiến tôi nhớ lại Hermann Hess, “Câu Truyện Dòng Sông.” Con người soi mặt để nhìn thấy mình dưới nước, rồi thì sao? Hiểu được đạo lý, rồi thế nào? Mặt dưới nước bốc hơi hay đông đá, mặt trên bờ có gì thay đổi? Huống chi lòng người! Sống để tìm hạnh phúc? Không có đâu. Hạnh là gì? Phúc là ai? Người nào tìm thấy? Hay chỉ thấy ảo ảnh? Cái thứ thấp hơn hạnh phúc là “bình an” mà chưa tìm được, nói chi đến thứ cao vời. Đổ mồ hôi, trẹo xương sống, nhứt đầu, đau tim, làm việc từ trẻ đến già, đã thấy bình an đâu!
Ở Mỹ, khi người ta kết hôn, tài khoản của họ cũng thường được ‘quy về một mối’: phần lớn các cặp vợ chồng đều sẽ gửi toàn bộ thu nhập của mình vào một tài khoản chung. Trong những năm 1970 và 1980, việc tách biệt tài chánh có thể bị coi là điềm xấu cho một mối quan hệ. Nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Tỷ lệ các cặp đôi, dù đã kết hôn hay chưa, giữ ít nhất một phần tài chánh riêng biệt đã tăng lên trong những thập niên gần đây, một phần vì người dân Hoa Kỳ có khuynh hướng kết hôn trễ hơn so với ngày xưa, và khi đó thì họ đã có thói quen tiêu xài của riêng mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.