Hôm nay,  

Đôi khi chỉ có thảm kịch

02/11/202312:11:00(Xem: 1016)
The War_ann phong
The War - Ann Phong


Chiến tranh là địa ngục. Luôn luôn. Và đó là một loại địa ngục đặc biệt khi nó bẫy những thường dân vô tội, đặc biệt là trẻ em vào.

Bất cứ ai có tâm trí và lương tâm đều phải đối mặt với những gì đang xảy ra trên dải Gaza và những gì đã xảy ra vào ngày 7 tháng 10 tại Do Thái bằng một con tim nhói đau. Những câu chuyện. Những bức ảnh. Sự chồng chất của mất mát và thống khổ. Không thể kham nổi.

Mọi bản năng của con người thông thường chúng ta đều mong muốn cuộc đổ máu chấm dứt. Ngay lập tức. Hòa bình luôn được ưu tiên.

Những tình cảm này lẽ ra không mang điều kiện gì nhưng thật đáng buồn là thế giới bất toàn và méo mó của chúng ta bị đày đọa bởi lịch sử, bất công và hận thù, đôi khi tạo ra những tình huống chỉ có bi kịch. Không phải mọi vấn đề đều có câu trả lời dễ dàng, hoặc thậm chí là có được câu trả lời.

Nó là vậy với câu chuyện huyền thoại nút thắt Gordian tại Trung Đông. Từ hàng ngàn năm qua, khu vực này rối bời với chiến tranh điêu tàn trong tham vọng và hận thù. Nó từng là ngã tư của các lục địa, là cái nôi của tôn giáo và mồ chôn của những đế chế muốn xưng hùng. Đây là những yếu tố tạo ra xung đột.

Bước lên vùng đất này là bước qua hàng hàng lớp lớp của những nền văn minh đã biến mất từ ​​lâu và phần lớn bị quên lãng. Những tàn tích dạy những bài học xương máu về sự ngạo mạn, khúc khải hoàn và tàn bại. Chúng là những câu chuyện đan chéo mà thường khởi đầu và kết thúc bằng chiến tranh. Bạn không thể kể một câu chuyện về Trung Đông mà không kể đến những gì xảy ra trước đó. Lịch sử luôn dự phần.

Trong cuộc xung đột hiện tại này, một lần nữa chúng ta có thể nghe âm vọng thét gào của quá khứ. Chúng ta bắt đầu từ đâu? Đó là một câu mơ hồ dễ hỏi, nhưng sự lựa chọn của mỗi người sẽ định hình mọi điều tiếp theo. Chúng ta có bắt đầu từ hàng thế kỷ trước không? Hoặc gần đây hơn? Chúng ta có nhắc đến diệt chủng Holocaust không? Phân vùng lãnh thổ? Nhà nước Palestine? Những thỏa thuận hòa bình bị thất bại? Các vùng định cư? Những vụ ám sát? Vai trò của các quốc gia Ả Rập? Iran? Hezbollah? Những thất bại của chính phủ Do Thái? Chủ nghĩa bài Do Thái? Tiêu chuẩn kép? Và cứ tiếp tục như vậy.

Dù chúng ta chọn thứ tự nào thì luôn có điều gì đó quan trọng vượt ngoài tầm nhìn của chúng ta. Nhưng có thể chắc chắn rằng bất kỳ giai đoạn nào chúng ta chọn nhắm vào đều sẽ bao gồm xung đột và chết chóc. Và chúng ta có thể đoan chắc gấp đôi là, nó sẽ được nhìn qua những lăng kính hoàn toàn khác nhau, tùy thuộc vào người chúng ta hỏi.

Hãy thận trọng với bất cứ ai nói về Trung Đông một cách tuyệt đối, đặc biệt với niềm tin xác quyết của họ. “Nên làm những gì?” là một câu hỏi gợi lên sự tự suy gẫm chứ không phải những giáo điều khoa trương. Những nhà lãnh đạo quân sự và chính trị tài ba nhất cố gắng thách thức những định kiến và thành kiến của chính họ. Họ liên tục tự hỏi: “Mình còn đang thiếu điều gì?”.


Chúng ta có thể nói một cách dứt khoát rằng, không quốc gia nào chấp nhận những tên khủng bố sát nhân trong biên giới của mình. Và chúng ta biết rằng sự dã man của Hamas không thể được  phép tiếp tục nếu chúng ta muốn có một thế giới hòa bình. Chúng ta cũng biết rằng, việc Do Thái cố gắng loại trừ Hamas bằng bom và xe tăng trong chiến tranh đô thị có nghĩa là mức độ tử vong, đặc biệt là dân thường là khủng khiếp và sẽ càng tồi tệ hơn. Họ là những người dân không có nơi nào để trốn chạy. Sự mất mát này là sự đau đớn về mặt đạo đức. Nó cũng có thể gây bất ổn hơn cho khu vực bằng cách châm ngòi cho các cuộc chiến tranh mới và vòng xoay trả thù.

Đối với những người nói rằng Do Thái nên dừng lại, chúng ta nên hỏi điều đó có ý nghĩa gì đối với Hamas. Anh có thể nói là một quốc gia có quyền tự vệ nhưng lại nói rằng họ không thể làm những gì mà họ tin là cần thiết để bảo vệ người dân của mình khỏi bị khủng bố? Đối với những người cho rằng Do Thái cứ tiếp tục đánh tới, chúng ta nên hỏi điều đó có ý nghĩa gì đối với tất cả những người dân bị kẹt tại Gaza. Còn cuộc sống của họ thì sao? Anh có thể nói rằng anh đang chống khủng bố để rồi có nguy cơ kích động sự cực đoan hơn từ nhiều người bằng cách sát hại những người thân yêu của họ không?

Chúng ta có thể mất đi sự hiểu biết trọn vẹn về sự khủng khiếp của một cuộc chiến một khi nó nhòa dần trong sử sách. Tính thời cuộc và sự khủng khiếp có thể bị bôi sạch theo thời gian. Tử vong chỉ là những con số tròn trịa và người ta thường chú ý nhiều hơn đến tầm ảnh hưởng của địa chính trị hơn là các chi tiết trên chiến trường. Một vài thế hệ trôi qua, chúng ta mãi mãi mất hẳn nhận thức về việc sống qua các cuộc chiến tranh trong quá khứ là như thế nào. Mà ngay cả những cuộc chiến mà chúng ta xem lại, như cuộc chiến chống lại Đức Quốc Xã cũng dẫn đến những cái chết hàng loạt của dân thường. Cũng như các cuộc chiến tiêu diệt Al Qaeda và ISIS. Những cuộc chiến được gọi là “cần thiết” vẫn đầy rẫy thảm kịch.

Ngoài ra còn những bài học từ những chiến trường như Afghanistan và Iraq, chưa kể đến Việt Nam, những nơi mà  chúng ta có thể thấy rằng quyết định tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện xem ra lại phản tác dụng cho nền an ninh Hoa Kỳ.

Điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng trong thời điểm mà chẳng có lựa chọn nào là tốt cả là, những nhà lãnh đạo nên hiểu rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới xung đột mà sự thỏa hiệp là khó khăn nhưng cuối cùng lại là điều cần thiết. Sự sáng suốt đòi hỏi phải liên tục tái thẩm định và điều chỉnh chiến lược của mình nhằm phục vụ các mục tiêu dài hạn. Chiến dịch quân sự kết thúc. Khi chấm dứt, tổn thất sẽ là bao nhiêu? Điều gì sẽ xảy ra kế tiếp? Điều gì còn lại? Điều gì sẽ mãi mãi thay đổi? Hiện chưa thể biết được câu trả lời cho những câu hỏi này, nhưng chúng sẽ là cách để đánh giá thời kỳ này.

Những cuộc chiến tranh diễn ra ở thì hiện tại nhưng hệ lụy của chúng chỉ nằm ở tương lai. Trong lúc này, thường thì chỉ có thảm kịch.

Dan Rather/ Nhã Duy chuyển dịch

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
06/12/202310:13:00
Nội dung bài phỏng vấn ông dưới đây được tôi thực hiện, ngay sau khi ông Kissinger tạ thế, là nhắm làm sáng tỏ một thắc mắc của lịch sử rằng “Có phải VNCH đã bị Mỹ bỏ rơi để thất thủ năm 1975"...
03/12/202310:17:00
Giữa rừng già vô minh, Thầy Tuệ Sỹ đã hiện ra trước mắt chúng con như một con voi đầu đàn, với trí tuệ và định lực cực kỳ hy hữu, đã làm sáng thêm ngọn đèn Chánh Pháp cho mọi người cùng nhìn rõ lối đi, và Thầy đã băng băng bước tới, đã dọn lối vượt qua cánh rừng vô minh cho các thế hệ Phật tử đi sau.
20/11/202309:20:00
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng – phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời hoặc do Thần Linh...
17/11/202300:00:00
Oksana nói cô ấy đã tạm dừng cuộc sống của mình. Covid-19 đã cướp đi mẹ cô và chồng cô vào hai năm trước. Đạn pháo của quân Nga đã cướp đi cha cô và con trai lớn của cô vào mùa xuân năm nay. “Bây giờ tôi đắm mình vào công việc,” cô nói, ở độ sâu 480 mét dưới vùng ngoại ô Ternivka, một thị trấn ở miền đông Ukraine. Lòng trắng của mắt cô phát sáng trong bóng tối xung quanh. Trở lại Bakhmut, nơi diễn ra một trong những trận chiến tàn khốc nhất của chiến tranh, Oksana, một phụ nữ 49 tuổi, là giáo viên dạy múa tại một trường nội trú dành cho trẻ em nghèo khó. Ngày nay, khi ngôi nhà cũ và quê hương của cô đã bị phá hủy, trường học nơi cô dạy đã đóng cửa và những người thân nhất của cô đã chết, Oksana trở thành một thợ mỏ than.
15/11/202309:17:00
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không? Thực tế thường không đơn giản, vì luôn luôn là có một lộ trình Giới, Định, Huệ. Tuy nhiên, trong Kinh Phật cho thấy có những cơ duyên lớn, trong nhiều trường hợp, Đức Phật trả lời khi được hỏi đạo, và người hỏi ngay sau đó là trở thành bậc A la hán.
14/11/202320:44:00
Hamas không thể là tiếng nói đại diện cho người dân Palestine. Hamas cố tình đặt các cơ sở quân sự trong và bên dưới các bệnh viện và trại tị nạn vì họ đang cố gắng tối đa hóa chứ không phải giảm thiểu tác động đối với thường dân Palestine vì mục đích tuyên truyền của chính họ. Cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza thật đau lòng - và mỗi cái chết đồng nghĩa với việc tay Hamas vấy thêm máu. Vì vậy, chính quyền Biden đã đúng khi không tìm kiếm một lệnh ngưng bắn toàn diện vào thời điểm này, điều này sẽ tạo cơ hội cho Hamas tái vũ trang và kéo dài chu kỳ bạo lực.
10/11/202300:00:00
Gần đây, thỉnh thoảng tôi thức giấc nửa đêm. Nằm trong giường ấm êm chờ giấc ngủ trở lại cũng được thôi nhưng tôi cứ phải tung chăn mền, mở laptop xem chuyện đó đây trên internet. Từ tin tức chiến tranh Israel-Palestine đến hình ảnh quần áo hóa trang Halloween. Nhưng có tin nhỏ này làm tôi chú ý: Một cuộc thăm dò*, trong đó 1,000 người Mỹ trưởng thành tham dự, cho thấy 92% thích hẹn hò với những người đã hay đang được điều trị tâm lý.
03/11/202300:00:00
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
30/10/202317:23:00
Phật Tánh? Xin nói rằng, tôi không biết. Tôi không thể trả lời câu hỏi có Phật Tánh hay không, và nếu có, thì là như thế nào. Bài viết này không nhằm trả lời những câu hỏi tương tự, mà chỉ là một khảo sát từ cương vị một người học Phật, chưa học tới đâu và cũng chưa tu tới đâu. Bài viết này là một lời thú nhận, rằng không biết chắc có bao nhiêu phần đúng, nhưng hy vọng sẽ phần nào giúp được một số độc giả để dùng làm viên gạch dò đường qua sông. Xin mời độc giả khảo sát, nghi vấn từng câu, từng chữ trong bài này, và rồi nên dựa vào Kinh Phật để đối chiếu.
20/10/202300:00:00
Nếu những người Mỹ như Enrique Tarrio hay Vivek Ramaswamy gồng sức lên để, nói theo Đỗ Hữu Vị, khẳng định mình như một thứ công dân đang gánh vác gấp hai thì, ngược lại, cũng có những Việt mà nhẹ tênh, lợt lạt như thể là thứ Việt một nửa, Việt một phần năm, Việt một phần mười và, thậm chí, là “vô Việt”, “bất Việt”. Mà từ tố “bất/vô” này cũng có những căn cơ quốc tế nữa đấy. Nếu người Mỹ hay Úc gọi những hành vi không phù hợp với tính cách quốc gia là un-American hay un-Australian thì chúng ta sẽ gọi thứ hạng tương tự của mình là gì nếu không là “bất Việt” theo cách nói “bất nhã”, “bất bình thường”; hay “vô Việt”, theo cách nói “vô văn hóa”, “vô giáo dục”, “vô luân”, “vô hậu”, “vô đạo” hay “vô tổ quốc”?