Hôm nay,  

Vì Sao Nhập Cư Bất Hợp Pháp Đang Là Cục Nghẹn Lớn?

03/11/202300:00:00(Xem: 1395)

nhap cu

Số lượng di dân nhập cư trái phép đang tăng kỷ lục. Đáng chú ý là họ vượt biên cùng với trẻ em và đến từ các quốc gia khó bị trục xuất trở lại, đẩy chính quyền Hoa Kỳ vào thế khó. (Nguồn: pixabay.com)

 
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng.

Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
 
Số lượng người nhập cư trái phép cao kỷ lục không phải là lý do duy nhất khiến các cộng đồng sống gần biên giới gặp khó khăn ở Texas và những chỗ ở xa như Massachusetts chật kín. Trước đây, hầu hết di dân là người trưởng thành, độc thân, đến từ Mexico để tìm việc làm. Nếu bị Tuần tra Biên giới bắt, họ có thể bị trục xuất một cách dễ dàng và nhanh chóng.
 
Giờ đây, tỷ lệ các gia đình có trẻ em gia tăng nhanh chóng, rất khó để trục xuất họ về nước. Sự thay đổi này bắt đầu vào khoảng năm 2014 và bùng nổ trong hai năm qua.
 
Chart 1

Nhiều gia đình cố gắng chạy trốn khỏi bạo lực băng đảng ở Trung Mỹ. Thời gian gần đây, ngày cũng càng có nhiều gia đình tháo chạy khỏi đàn áp chính trị và nghèo đói ở Nam Mỹ.
 
Sau khi vượt biên sang Hoa Kỳ, họ thường đầu hàng viên chức biên phòng đầu tiên mà họ thấy.
 
Bọn buôn người thường khuyến khích người lớn vượt biên cùng con cái, với lý do là họ sẽ nhanh chóng được thả vì Border Patrol sẽ không có chỗ để giam giữ nguyên gia đình quá một hoặc hai ngày. Sau khi được thả ra, họ có thể ở đó nhiều năm mới tới lúc vụ việc của họ được giải quyết, vì các tòa án di trú đang kẹt vô số vụ chưa giải quyết.
 
Ban đầu, một số người ở trong các nơi tạm trú. Nhưng hầu hết cuối cùng đều tìm được việc làm, vì kinh tế Hoa Kỳ đã phục hồi sau Covid-19, thậm chí còn mạnh mẽ hơn so với khu vực Mỹ Latinh và cần nhân sự lao động.
 
Thay đổi tuyến đường

Các tuyến đường di cư đến Hoa Kỳ đã có sự chuyển hướng trong những năm gần đây, đặc biệt là hướng tới Texas. Một số di dân muốn đến đó vì đây là cửa khẩu biên giới gần nhất giữa Trung và Nam Mỹ. Một số khác muốn vào gần với đích đến cuối cùng ở Bờ Đông.

Chart 2
Trước đây, các lực lượng Tuần Tra Biên Giới được xây dựng tập trung nhiều hơn ở Arizona và California, nơi di dân Mexico thường vượt biên nhất. Cơ quan cũng cố gắng nhanh chóng điều động nguồn lực, nhưng những kẻ buôn người quá ranh ma, nhắm vào những điểm mà chúng biết rằng chính quyền Hoa Kỳ ít khả năng bắt giữ di dân nhất.
 
Kết quả là số lượng di dân vượt biên từ Rio Grande vào Texas gia tăng, và các lực lượng Tuần Tra Biên Giới thường phải thả các gia đình vượt biên vào các cộng đồng như Del Rio và Rio Grande Valley.
 
Tuy nhiên, gần đây, số vụ vượt biên cả nhà cũng như những người đến từ các quốc gia khó trục xuất đã tăng nhiều đến mức ngay cả các thành phố biên giới vốn ‘rủng rỉnh’ tài nguyên như El Paso và San Diego cũng phải vật lộn để giải quyết số lượng người tăng lên mỗi ngày.
 
Chart 3
Trục xuất khó khăn
 
Khó trục xuất thì sẽ dẫn đến khó kiểm soát. Vì Mexico và Hoa Kỳ có chung đường biên giới và mối quan hệ cũng bền chặt từ lâu, nên việc trục xuất di dân từ quốc gia này tương đối dễ dàng.
 
Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số lượng lớn di dân vượt biên là đến từ các quốc gia đang có quan hệ căng thẳng với Hoa Kỳ, nên sẽ khó khăn trong việc trục xuất hoặc thậm chí là không thể trục xuất. Thí dụ, kể từ năm 2022, hơn 715,000 người Cuba và Venezuela đã vượt biên ở biên giới Mỹ-Mexico để chạy sang Hoa Kỳ.
 
Gần đây, Venezuela và Cuba đều đã đồng ý nhận lại di dân vượt biên bị trục xuất, nhưng vẫn còn phải chờ xem liệu sự thay đổi này có giảm bớt được tình trạng di dân vượt biên hay không.
 
Các vấn đề kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra cũng đang thúc đẩy làn sóng di cư ngày càng tăng từ các quốc gia Nam Mỹ như Ecuador, Colombia và Peru. Các nước chấp nhận nhận lại người bị trục xuất từ Hoa Kỳ, nhưng sẽ tốn kém với các chuyến bay dài.

Chart 4
Vấn nạn toàn cầu
 
Dòng người di cư đến Hoa Kỳ ngày càng mở rộng ra toàn cầu. Nhiều người xin tị nạn từ những nơi xa xôi như Ấn Độ, Uzbekistan và Mauritania rồi tìm đường đến Mexico để vượt biên sang Hoa Kỳ.
 
Danh sách điểm xuất phát của di dân ngày càng mở rộng, khiến chính phủ Hoa Kỳ khó mà đưa ra chiến lược di cư toàn diện. Di dân có vô vàn lý do để vượt biên sang Mỹ. Hoa Kỳ cũng phải đàm phán thêm các thỏa thuận ngoại giao để đảm bảo được trục xuất di dân vượt biên trái phép.
 
Theo các nhà nghiên cứu và viên chức, chừng nào nhu cầu của Hoa Kỳ đối với lao động tay nghề thấp còn cao, cũng như những khó khăn về chính trị, kinh tế và môi trường ở các nước khác vẫn còn đó, thì người ta sẽ vẫn cứ liều mình vượt biên đến Mỹ.

Cung Đô biên dịch

Nguồn: “Illegal Immigration Is a Bigger Problem Than Ever. These Five Charts Explain Why” được đăng trên trang WSJ.com.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
20/11/202309:20:00
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng – phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời hoặc do Thần Linh...
17/11/202300:00:00
Oksana nói cô ấy đã tạm dừng cuộc sống của mình. Covid-19 đã cướp đi mẹ cô và chồng cô vào hai năm trước. Đạn pháo của quân Nga đã cướp đi cha cô và con trai lớn của cô vào mùa xuân năm nay. “Bây giờ tôi đắm mình vào công việc,” cô nói, ở độ sâu 480 mét dưới vùng ngoại ô Ternivka, một thị trấn ở miền đông Ukraine. Lòng trắng của mắt cô phát sáng trong bóng tối xung quanh. Trở lại Bakhmut, nơi diễn ra một trong những trận chiến tàn khốc nhất của chiến tranh, Oksana, một phụ nữ 49 tuổi, là giáo viên dạy múa tại một trường nội trú dành cho trẻ em nghèo khó. Ngày nay, khi ngôi nhà cũ và quê hương của cô đã bị phá hủy, trường học nơi cô dạy đã đóng cửa và những người thân nhất của cô đã chết, Oksana trở thành một thợ mỏ than.
15/11/202309:17:00
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không? Thực tế thường không đơn giản, vì luôn luôn là có một lộ trình Giới, Định, Huệ. Tuy nhiên, trong Kinh Phật cho thấy có những cơ duyên lớn, trong nhiều trường hợp, Đức Phật trả lời khi được hỏi đạo, và người hỏi ngay sau đó là trở thành bậc A la hán.
14/11/202320:44:00
Hamas không thể là tiếng nói đại diện cho người dân Palestine. Hamas cố tình đặt các cơ sở quân sự trong và bên dưới các bệnh viện và trại tị nạn vì họ đang cố gắng tối đa hóa chứ không phải giảm thiểu tác động đối với thường dân Palestine vì mục đích tuyên truyền của chính họ. Cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza thật đau lòng - và mỗi cái chết đồng nghĩa với việc tay Hamas vấy thêm máu. Vì vậy, chính quyền Biden đã đúng khi không tìm kiếm một lệnh ngưng bắn toàn diện vào thời điểm này, điều này sẽ tạo cơ hội cho Hamas tái vũ trang và kéo dài chu kỳ bạo lực.
10/11/202300:00:00
Gần đây, thỉnh thoảng tôi thức giấc nửa đêm. Nằm trong giường ấm êm chờ giấc ngủ trở lại cũng được thôi nhưng tôi cứ phải tung chăn mền, mở laptop xem chuyện đó đây trên internet. Từ tin tức chiến tranh Israel-Palestine đến hình ảnh quần áo hóa trang Halloween. Nhưng có tin nhỏ này làm tôi chú ý: Một cuộc thăm dò*, trong đó 1,000 người Mỹ trưởng thành tham dự, cho thấy 92% thích hẹn hò với những người đã hay đang được điều trị tâm lý.
02/11/202312:11:00
Trong cuộc xung đột hiện tại này, một lần nữa chúng ta có thể nghe âm vọng thét gào của quá khứ. Chúng ta bắt đầu từ đâu? Đó là một câu mơ hồ dễ hỏi, nhưng sự lựa chọn của mỗi người sẽ định hình mọi điều tiếp theo. Chúng ta có bắt đầu từ hàng thế kỷ trước không? Hoặc gần đây hơn? Chúng ta có nhắc đến diệt chủng Holocaust không? Phân vùng lãnh thổ? Nhà nước Palestine? Những thỏa thuận hòa bình bị thất bại? Các vùng định cư? Những vụ ám sát? Vai trò của các quốc gia Ả Rập? Iran? Hezbollah? Những thất bại của chính phủ Do Thái? Chủ nghĩa bài Do Thái? Tiêu chuẩn kép? Và cứ tiếp tục như vậy.
30/10/202317:23:00
Phật Tánh? Xin nói rằng, tôi không biết. Tôi không thể trả lời câu hỏi có Phật Tánh hay không, và nếu có, thì là như thế nào. Bài viết này không nhằm trả lời những câu hỏi tương tự, mà chỉ là một khảo sát từ cương vị một người học Phật, chưa học tới đâu và cũng chưa tu tới đâu. Bài viết này là một lời thú nhận, rằng không biết chắc có bao nhiêu phần đúng, nhưng hy vọng sẽ phần nào giúp được một số độc giả để dùng làm viên gạch dò đường qua sông. Xin mời độc giả khảo sát, nghi vấn từng câu, từng chữ trong bài này, và rồi nên dựa vào Kinh Phật để đối chiếu.
20/10/202300:00:00
Nếu những người Mỹ như Enrique Tarrio hay Vivek Ramaswamy gồng sức lên để, nói theo Đỗ Hữu Vị, khẳng định mình như một thứ công dân đang gánh vác gấp hai thì, ngược lại, cũng có những Việt mà nhẹ tênh, lợt lạt như thể là thứ Việt một nửa, Việt một phần năm, Việt một phần mười và, thậm chí, là “vô Việt”, “bất Việt”. Mà từ tố “bất/vô” này cũng có những căn cơ quốc tế nữa đấy. Nếu người Mỹ hay Úc gọi những hành vi không phù hợp với tính cách quốc gia là un-American hay un-Australian thì chúng ta sẽ gọi thứ hạng tương tự của mình là gì nếu không là “bất Việt” theo cách nói “bất nhã”, “bất bình thường”; hay “vô Việt”, theo cách nói “vô văn hóa”, “vô giáo dục”, “vô luân”, “vô hậu”, “vô đạo” hay “vô tổ quốc”?
14/10/202311:47:00
Ai cũng biết chính trị gia hay nói dối, nhất là những lời họ nói trong thời gian vận động bầu cử. Những lời tuyên bố của họ, không có non và biển làm chứng, rất dễ theo bèo giạt hoa trôi. Đôi khi đó là những lời hứa lèo, đôi khi là những lời hứa sảng. Hứa lèo là khi không có thực tâm. Hứa sảng là khi không nắm được mọi dữ kiện liên quan, tới chừng được sự cố vấn (chỉ dạy?) của cấp dưới, mới nhận ra lời hứa đó không thể nào thực hiện vì không có lợi cho quốc gia hay… chính mình...
06/10/202300:00:00
Trong những tranh cãi liên quan tới việc giảng dạy về chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ, có một câu trong các tiêu chuẩn học thuật được điều chỉnh lại ở Florida đã dấy lên sự phẫn nộ khắp nơi: “Giảng dạy về việc cách thức người nô lệ phát triển các kỹ năng như thế nào, và các kỹ năng này giúp đem lại lợi ích của chính bản thân họ, trong một số trường hợp.” Liệu câu này có phải là sự “tuyên truyền” như Phó Tổng thống Kamala Harris đã tuyên bố, “một nỗ lực nhằm châm ngòi chia rẽ chúng ta” hay không? Hay đó là một quan điểm hợp lý khi thảo luận về một chủ đề khó nói?