Hôm nay,  

Lạm bàn về giọng nói

30/10/202318:00:00(Xem: 652)
minh hoa. Lam ban ve giong noi 1

Hôm qua đọc một status của người bạn FB, anh ta làm giám đốc một ngân hàng ở Huế có chuyến công tác ở Sài Gòn mấy ngày. Anh viết rằng: “Lúc đi trong một khu phố, mình nói chuyện với mấy người dân họ cứ tròn xoe mắt lên nhìn mình rồi lắc đầu bảo: ‘Hổng hiểu’. Mình cũng từng tự hào về giọng Huế của mình nhưng đi địa phương khác thì đôi khi cứ phải chấp nhận như nước sông Hương thượng nguồn khác nước sông khi trôi về biển”.
    Còn tôi với phận “dân nhập cư” chưa lâu nên khi giao tiếp với người bản xứ thì phải nói thật chậm, có khi còn phải nói theo giọng của người SG (không được nhiều, nhưng được chút nào hay chút nấy, miễn sao cho họ dễ hiểu, khỏi hỏi tới hỏi lui hoặc là căng mắt lên nhìn như người từ hành tinh khác tới là được). Có lần nhà thơ LP ở Tiền Giang gọi điện thăm tôi, sau một hồi hỏi thăm sức khỏe, chuyện viết lách xong, ảnh phàn nàn rằng: “Vân Khánh ở SG lâu năm rồi nên nói giọng Sài Gòn nhẹ lắm. BH nói giọng Huế rặt, đậm chất miền Trung còn nặng!” Tôi nói: “Vậy mà bạn bè tui chưa ai chê tui ‘noái’ giọng nặng hết nghe ‘ôn’. Ai cũng hiểu chỉ mình ông hổng hiểu là sao ta? Ha ha…! Mà sao anh lại đem ca sĩ Vân Khánh ra so, người ta là ca sĩ mà!”
    Tôi nghĩ bụng “Trời đất ơi! Mình là người Việt, nói Tiếng Việt mà đi khác vùng miền đã khó nghe rồi huống chi ra nước ngoài. Ngôn ngữ bất đồng sẽ khó khăn biết bao! BH cũng có học tiếng Anh và thi xong 3 bằng A, B, C (hồi thập niên 90) mà khi qua Singapore, người ta nói 10 câu, may ra mình chỉ hiểu có 3 câu. Đi bệnh viện có từ chuyên môn nhiều cần phải có phiên dịch. Còn đi ra ngoài như đi chợ, siêu thị, thì nói được câu nào thì nói, câu nào không nói được thì dịch trên điện thoại, chứ biết sao giờ.
    Trở lại chuyện người Việt nói tiếng Việt. Đối với tôi (người miền Trung) thì người Bắc hay Nam nói tiếng phổ thông tôi đều hiểu cả, cũng nghe được, dễ hiểu không có gì trở ngại. Nhưng chồng tôi có lần đi ăn giỗ nhà người em ở một làng ven biển trù phú. Ảnh về kể với tôi rằng, người em và người trong nhà cô ấy nói thì anh hiểu còn mấy người bà con của cô em nói thì anh không hiểu gì cả: Anh thấy họ cười thì anh cười theo, thấy họ vỗ tay thì anh vỗ tay thôi chứ anh không hiểu mô tê chi hết!
    Hiện nay ở một số làng quê, dân gian, nhất là mấy mệ già vẫn còn dùng nhiều từ địa phương. Theo cô Bạch Nhạn (lúc học ngữ văn, chúng tôi may mắn được học với cô ở phân môn này) cho biết đó là từ Việt cổ. Ví dụ: đầu gối (trục cúi); đầu  (trốôc); v.v…
    Những tài liệu dân tộc học, ngôn ngữ học cũng cho chúng ta biết: Tổ tiên người Việt Nam đã hiện diện hàng thiên niên kỷ trên lãnh thổ Bắc phần Việt Nam, rồi mở cõi di dân đến Trung phần và toàn lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Là một dân tộc có gốc nguồn xa xưa nhất. Tiếng nói của người Việt đã được hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm, đã hình thành được một ngữ hệ dân tộc và phát triển qua các giai đoạn Tiếng Việt cổ đại, trung đại, hiện đại là tiếng Việt phổ thông (mà người Việt chúng ta đang dùng). Để đáp ứng với nhu cầu diễn đạt và ngày càng phong phú.
    Ví dụ: “Tlâu ăn giữa vạc ló lỗ đã ngụy chưa tề” (trâu ăn giữa vạt lúa trổ đã ngụy chưa kìa.) Hay là "Mặt blời đã lặn ngang tầm bụi tle" ( mặt trời đã lặn ngang tầm bụi tre).
    Trong ca dao, dân ca: Trăm năm dầu lỗi hẹn hò, Cây đa bến cộ con đò khác đưa.
Cây đa bến cộ còn lưa, Con đò còn đó người đưa đâu rồi. Cây đa, có nơi gọi là cây da, bến cộ là bến cũ, còn lưa là còn lại. Và còn nhiều nữa, thú thật thống kê ra một bản dài đằng đẳng.
    Vừa rồi, tôi được mời về làng ăn giỗ. Gặp một cô giáo người địa phương, dạy địa phương thuộc một tỉnh miền Trung. Cô tự hào bảo: “Ai nói chi thì nói chơ tau dạy học trò là cứ con ja (tạm ghi chứ không tìm ra phụ âm để ghi chữ này) (con gà), cái jáo (cái gáo múc nước) đau trôốc (đau đầu)…”
    Tôi không nói gì, vì người ta hội ngộ đang vui không lẽ mình ngồi cãi, nhưng ra về cứ ám ảnh mãi. Ôi cô không dạy tiếng phổ thông làm sao các em làm tập làm văn và còn đi thi lên các bậc học cao hơn. Đồng ý là quê hương như một cái nôi, nhưng trưởng thành thì bước ra khỏi nôi rồi còn tỏa ra muôn phương nữa chứ. Quê hương đâu có đủ chỗ mà ôm ấp tất cả mọi đứa con của mình. Dạy cho trò đi ra chứ không phải dạy cho trò ở mãi một chỗ trong xóm mình cô ạ. Sẽ thiệt thòi cho các em khi phải học cô giáo bảo thủ như vậy. Nhưng tin rằng các em dù học trong nhà trường vốn liếng ít ỏi vậy thì phải tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu để trưởng thành để “vỗ cánh” bay khắp phương trời để học hành tiếp và mưu sinh.
    Như vậy tóm lại là để cho việc giao tiếp thuận lợi thì cứ ăn cơm vùng nào nói tiếng vùng đó. Trừ trường hợp khi mình đã cũ (lớn tuổi, giọng cứng đi rồi) thì cố gắng nói chậm và bằng tiếng phổ thông để ít mất thì giờ cho việc làm ăn, giao dịch đạt hiệu quả nhất có thể.
    Hiện nay lớp trẻ có những bạn để thích nghi đã bắt nhịp cuộc sống cũng như giọng nói rất nhanh. Có lần lên bệnh viện ĐHYD TP HCM, có nữ bác sĩ khi nói chuyện với đồng nghiệp thì nói giọng SG, y hệt như người SG, khi khám cho tôi, nhìn thẻ bảo hiểm có ghi rõ hộ khẩu thường trú, nữ bác sỹ quay qua nói giọng Huế với tôi. Và nhiều nữa, ra chợ, vào nhà hàng, lên khu vui chơi, gặp nhân viên họ hướng dẫn bằng giọng SG, nhưng khi nghe mình nói giọng miền Trung, họ quay lại nói bằng giọng miền Trung ngay lập tức với mình. Đó là những người miền Trung sinh sống và lập nghiệp tại SG. Qua đó thấy sự thích nghi là cần thiết. Và cũng qua đây mong mấy bạn ở quê nhà đừng tỏ ra khó chịu khi một ai đó trở về từ Hà Nội, Sài Gòn hay nơi nào trên trái đất sau bao năm tháng bôn ba mưu sinh, họ nói quen giọng pha pha chút nơi họ cư ngụ chứ không nói giọng nguyên chất như thuở ở quê nhà. Thì đừng bảo: “Bạn nớ mới lên Hà Nội (hay Sài Gòn) mấy bữa mà chừ léo giọng đi rồi!” Khổ lắm, nói giọng mình người ta “hổng hiểu” thông cảm cho người ta! Nói riết thành quen, trở về cố gắng nói lại giọng quê mình được chút nào hay chút đó thôi!
    Ví như khi nghe MC Diệp Chi (quê Nghệ An) nhưng nói giọng Hà Nội cứ tưởng cô là người Hà Nội. Hay như Ốc Thanh Vân cô sinh trưởng ở Hải Phòng, năm 18 tuổi cô vào SG mà với chất giọng đẹp và nói dẻo y hệt SG. Cô thành công với nghề MC, diễn viên.
    Tôi xin kể thêm chuyện này. Nhà văn Trần Kiêm Đoàn (trước 1975 dạy học ở Huế) một lần chấm thi tú tài tại SG. Ông đã chấm bài luận văn của một thí sinh 19/20. Với điểm số tối đa này, theo nguyên tắc trường thi thời đó phải được đem ra hội đồng duyệt xét lại và giám khảo của bài thi phải chịu trách nhiệm trình bày để bảo vệ cho sự đánh giá của mình. “Tôi đã đem hết khả năng ngôn ngữ (rất Huế) của mình để thuyết phục hội đồng về những nét ưu tú trội bật của bài thi. Tôi không bực mình lắm khi điểm bài thi còn lại 17,5/20. Nhưng cảm thấy bị thương tổn khi một đồng nghiệp từ miền Hậu Giang vỗ vai tôi và “khen” rằng: “Tôi nghe anh nói hùng hồn và rất hay, nhưng anh nói cái giọng ngoải làm tôi không hiểu anh nói gì cả”. Nghe bi hài làm sao cũng không nhịn được cười. Thế mới hay, giọng vùng miền mới đi trong nước thôi đã vậy, ra ngoài nước nữa thì phức tạp đến cỡ nào, nên phải học và học cả đời không ngừng nghỉ. Mới thấm thía câu nói của nhà văn Trần Kiêm Đoàn: “Tôi nói tiếng Việt để thương mà nói tiếng Anh để sống”. Đó là câu nói rất hay, rất thực tế của nhà văn Trần Kiêm Đoàn.
 

– Hoàng Thị Bích Hà

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Giám đốc Văn phòng Truyền thông Chính phủ ở Gaza nói với Al Jazeera rằng trong 24 giờ qua, hơn 700 người Palestine đã thiệt mạng trong khu vực, làm tăng thêm thương vong về người trong cuộc xung đột đang diễn ra. Ngoài ra, quan chức này tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng đã dẫn đến hơn 1,5 triệu người phải di dời ở Dải Gaza đông dân cư.
rưa vừa xế chiều, tôi đến bờ sông Texas Colorado. Dòng nước mùa thu êm ả nhưng tôi biết nó đã từng cưu mang trận hè “bão nóng” kéo dài nhiều tháng qua, mỗi ngày hơn 100 độ. Chắc rằng, đã có những giọt nước sôi sùng sục rồi bay lên trời. Tôi cũng biết nó sẽ vô cùng lạnh lẽo khi tiết đông sắp đến. Đã có nóng trên 100 độ, tất nhiên sẽ có lạnh dưới 0 độ. Nhưng dù bốc hơi hay đông đá, hình ảnh của đời sống quanh bờ, trên mây, in xuống vẫn không bị ảnh hưởng. Qui luật phản ảnh và phản chiếu khiến tôi nhớ lại Hermann Hess, “Câu Truyện Dòng Sông.” Con người soi mặt để nhìn thấy mình dưới nước, rồi thì sao? Hiểu được đạo lý, rồi thế nào? Mặt dưới nước bốc hơi hay đông đá, mặt trên bờ có gì thay đổi? Huống chi lòng người! Sống để tìm hạnh phúc? Không có đâu. Hạnh là gì? Phúc là ai? Người nào tìm thấy? Hay chỉ thấy ảo ảnh? Cái thứ thấp hơn hạnh phúc là “bình an” mà chưa tìm được, nói chi đến thứ cao vời. Đổ mồ hôi, trẹo xương sống, nhứt đầu, đau tim, làm việc từ trẻ đến già, đã thấy bình an đâu!
Ở Mỹ, khi người ta kết hôn, tài khoản của họ cũng thường được ‘quy về một mối’: phần lớn các cặp vợ chồng đều sẽ gửi toàn bộ thu nhập của mình vào một tài khoản chung. Trong những năm 1970 và 1980, việc tách biệt tài chánh có thể bị coi là điềm xấu cho một mối quan hệ. Nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Tỷ lệ các cặp đôi, dù đã kết hôn hay chưa, giữ ít nhất một phần tài chánh riêng biệt đã tăng lên trong những thập niên gần đây, một phần vì người dân Hoa Kỳ có khuynh hướng kết hôn trễ hơn so với ngày xưa, và khi đó thì họ đã có thói quen tiêu xài của riêng mình.
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng các hạt bụi ô nhiễm không khí từ những nhà máy điện đốt than đá có hại cho sức khỏe con người nhiều hơn so với những gì các khoa học gia từng nhận định, và có khả năng gây ra nguy cơ chết sớm cao gấp đôi so với các hạt bụi ô nhiễm không khí từ nguồn khác. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, nhóm của Giảng sư Lucas Henneman từ George Mason University đã lập bản đồ cách khí thải của các nhà máy điện than ở Hoa Kỳ di chuyển trong khí quyển, sau đó liên kết lượng khí thải của từng nhà máy với các trường hợp tử vong của những người trên 65 tuổi tham gia Medicare.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn, và chương trình ấy mang theo trong ngày tháng đời binh nghiệp...
Năm nay vùng Đông Bắc Mỹ mùa Đông đến rất sớm, mới 29 tháng 11, ở bang Ohio gió lạnh cắt da chợt tràn về, bông tuyết bay mờ mịt cả bầu trời trắng xóa, mặt đường đóng băng trơn trượt. Cộng đồng người Việt ở đây lạnh hơn nhiều khi được tin nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn vừa ra đi...
Dân Biểu Clay Higgins (R-LA) dường như đã đưa ra lời đe dọa ngầm chống lại Công tố đặc biệt Jack Smith hôm thứ Tư, nói trong một cuộc phỏng vấn trên Newsmax rằng “ông ta [Jack Smith] không còn bao nhiêu ngày nữa” (nguyên văn: ngày của Smith đã được đánh số). Higgins nói như thế khi được hỏi về chuyện Smith đưa ra lệnh đòi Trump nộp thông tin từ tài khoản của Trump trên mạng X, trước đây là Twitter.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.