Hôm nay,  

UAV và Drones Trong Chiến Tranh Hiện Đại

06/10/202300:00:00(Xem: 912)
 
blog_drone-vs-uav2
Hình minh họa
 
Cuộc chiến vô lý và tàn bạo mà Putin gây ra ở Ukriane đã bước sang ngày 561, có không biết bao nhiêu tang thương đổ nát và chết chóc trên xứ sở Hoa Dương. Cuộc chiến này hậu quả của những toan tính sai làm, những hoang tưởng của tay độc tài ngước Nga, y muốn tái lập một đế quốc và y là một Sa Hoàng đỏ.
   
Chúng ta tạm gác qua những vấn đề về lý luận chính trị hay công lý, đạo đức, bây giờ xem xét những khía cạnh khoa học kỹ thuật và công nghệ được áp dụng như thế nào và hiệu quả ra sao trong cuộc chiến này. Cuộc chiến đang giằng co, kéo dài nó bộc lộ nhiều điểm mà ai cũng có thể thấy. Đây không chỉ là chiến tranh thông thường, nó còn là cuộc chiến về mặt kỹ thuật và công nghệ. Cả hai bên đều đang vận dụng tối đa những khả năng mà mình có được. Sau khi tấn công bằng bộ binh, xe tăng, thiết giáp… bây giờ là tấn công và phòng thủ bằng UAV (Unnamed Aerial Vehicle) hay Autonomous Drones, những chiếc máy bay không người lái tự động đang dồn dập tấn công đối phương và đối phương tận dụng những phương tiện tối tân khác để chống lại UAV và Drones.
   
Mới đây nhất, Norway đã viện trợ cho Ukraine 1000 Nano Black Hornet Drone, những máy bay không người lái điều khiển từ xa này nhỏ xíu như ngón tay, giống như đồ chơi nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc thu thập thông tin, xác định vị trí đối phương, tìm những mục tiêu di động, phát hiện mìn. Những UAV nhỏ xíu mỗi cái nặng chừng 0,1 pound, dài 7 inches và bay với tốc độ 10 mét/ giây. Những UAV tí hon này vô cùng thuận tiện hoạt động ở địa hình đô thị, dễ xâm nhập vào nơi hiểm hóc, việc này có ý nghĩa rất lớn, giảm thiểu sự nguy hiểm cho quân báo, tình báo. Những UAV và Drone này có hệ thống truyền nhiệt và truy tìm hình ảnh rất chính xác, giúp cho quân đội Ukraine tấn công rất hiệu quả.
   
Trước đó Mỹ cũng đã thông qua Oslo để viện trợ 300 UAV khác cho Ukriane, những UAV này của hãng công nghệ Teledyne FLIR. Những UAV này giúp quân đội Ukriane phản công có hiệu quả, ngày càng đẩy quân Nga vào thế thụ động. Thật tình mà nói thì lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần gan dạ dũng cảm không thôi thì chưa đủ, nếu chỉ có thế thì Ukriane đã bị thua từ lâu. Nhờ khí tài hiện đại, nhờ công nghệ kỹ thuật tân tiến của Mỹ và phương tây viện trợ mà Ukriane mới đứng vững, hy vọng sẽ phản công thành công. UAV, Starlinks, tên lửa NASAMS, tên lửa Javelin, cluster bomb… và nhiều khí cụ điều khiển bởi con người và AI đã giúp Ukraine tồn tại và ngày càng đi gần đến thành công.
   

Chiến trận ngày xưa đi đầu là kỵ binh, tượng binh. Thời kỳ cận đại thì xe tăng, thiết giáp. Từ thế chiến thứ nhất đến đầu những năm 2000 thì không quân là chủ đạo. Không quân bỏ bom dọn sạch mọi kháng cự, mọi chướng ngại để bộ binh tiến lên. Ngày nay thì không quân tiến hơn một bậc nữa, những máy bay không người lái cỡ lớn có thể mang vài trăm ký thuốc nổ được điều khiển lao thẳng vào mục tiêu của đối phương, việc này y hệt như Kamikaze của Nhật Bản năm xưa, có điều là hôm nay không còn tốn nhân mạng để làm cảm tử thần phong. Máy bay không người lái được điều khiển từ xa để lao vào mục tiêu hoặc chỉ bỏ bom rồi quay lại. Những máy bay không người lá hạng nhỏ thì do thám có khả năng tàng hình, có trang bị quang điện và hồng ngoại để săn tìm thông tin và vị trí của đối phương. Đối phương phải căng mình ra chống đỡ UAV bằng tên lửa đối không, các loại vũ khí săn và tìm diệt UAV, thậm chí dùng cả bắn tỉa để diệt UAV. Cuộc chiến do quân Nga gây ra ở Ukriane hiện nay đang là cuộc chiến UAV, thật sự là thế! UAV của Nga tấn công công sở, trường học, bệnh viện, shopping, nhà thờ, đường xá, kho bãi...Và Ukriane cũng đang dùng UAV phản công, tấn công thẳng vào thủ đô của Nga. Các phương tiện lá chắn của Nga cũng được nâng cấp liên tục, Ukriane thì được Mỹ và phương tây giúp đỡ nâng cấp phương tiện, cung cấp vũ khí và hậu cần mới, đào tạo người sử dụng… Trong cuộc chiến kỹ thuật cao, cuộc chiến UAV này thì quân Nga khó có thể sánh bằng. Quân Nga có sự trợ giúp của Trung Cộng, Iran. Cứ nhìn vài mươi năm trước, khi Trung Cộng là một quốc gia nghèo đói, lạc hậu… nhưng giờ đây nên khoa học kỹ thuật cao của họ cũng không thua kém gì Âu -Mỹ. Từ một kẻ vô danh ở lĩnh vực hàng không vũ trụ nay cũng đưa được người lên mặt trăng, chế tạo được phi thuyền, có hàng không mẫu hạm, có vũ khí nguyên tử, máy bay không người lái… Iran bị thế giới tẩy chay, cô lập, ấy vậy mà họ cũng nghiên cứu chế ra được UAV. UAV của Iran đã và đang gây ra chết chóc, tàn phá trên khắp Ukriane. Cuộc chiến về UAV, về khoa học công nghệ, về kỹ thuật tự động… càng ngày càng quyết liệt, việc áp dụng những kỹ thuật hiện đại vào chiến tranh cũng quyết định thành bại của quân đội trên chiến trường.
   
Chiến tranh ngày nay khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, AI… sẽ quyết định phần thắng thua trên chiến trường. Cách đây vài thập niên, chúng ta xem những bộ phim đại loại như :James Bond”, Fast & Furious… chúng ta thấy có những thứ vũ khí và phương tiện cực kỳ hiện đại tối tân, nó tối tân đến độ  mà chúng ta cứ nghĩ là sản phẩm tượng tượng. Ngay nay thì những sản phẩm ấy đã trở thành hiện thực cả rồi. Điện thoại thông minh cũng là một phần trong mảng kỹ thuật cao ấy, điện thoại thông minh giờ như vật bất ly thân, nhưng điện thoại thông minh cũng là vật hại chủ, chỉ cần chủ nhân của nó mở lên thì GPS của đối phương lập tức biết vị trí của hắn ta và thế là UAV hạ sát ngay lập tức.
   
Chiến tranh ngày xưa người ta huấn luyện và dùng bồ câu đưa thư hay nhắn tin, đối phương thì lại huấn luyện chim đại bàng, chim cắt để bắt bồ câu đưa thư. Ta có thể xem những chú chim bồ câu, đại bàng hay chim cắt ấy là những UAV sơ khai vậy!
   
Chiến tranh hiện đại với trí thông minh nhân tạo, người ta chế ra robot để phục vụ trong quân đội. Những con chó robot đi rà mìn và phục vụ nhiều việc khác ở trong doanh trại. Ngoài UAV hay flycam ra, những canoe hay xe tí hon mang thuốc nổ được điều khiển từ xa để lao vào mục tiêu của đối phương đều dùng đến những con chip , bio. Công nghệ chế tạo chip không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế và sản xuất dân dụng, nó còn quyết định đến thắng thua trên chiến trường. Cuộc chiến hôm nay thắng hay bại không quá lệ thuộc vào lực lượng bộ binh nữa mà còn lệ thuộc vào UAV, AI, Digital, lasers và những phương tiện kỹ thuật tân tiến khác.
 
Tiểu Lục Thần Phong
 
Chú thích:
 
Chúng ta cần phân biệt rõ một chút về sự khác biệt giữa UAV (Unnamed Aerial Vehicle) và Autonomous Drones. UAV là loại máy bay không người lái nhưng được con người điều khiển bay từ xa.  Autonomous Drones cũng là máy bay không người lái nhưng không cần con người điều khiển vì nó bay theo lập trình sẵn và bộ cảm biến trên thân.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
San Jose: cảnh sát thi hành lệnh bắt giữ khoảng 34 người tại nơi cư trú. Ba nghi phạm chính – được xác định là Thụy Phạm, 51 tuổi, Xuân Nguyên, 46 tuổi và Vũ Nguyên, 37 tuổi, đều là cư dân San Jose – đã bị bắt giữ liên quan đến hoạt động sòng bạc. Cảnh sát cho biết Phạm và Xuân Nguyên đang lẩn trốn trong tầng hầm của nơi cư trú. Ngoài ra còn có bảy cá nhân khác có mặt tại nơi cư trú trong vụ phá sản đã bị bắt giữ vì nhiều lệnh truy nã trọng tội và tội nhẹ.
Bổ sung cùng với các Phúc lợi Hàng tạp hóa dành cho Chương trình Hỗ trợ Đặc biệt dành cho Bệnh Mạn tính SSBCI
Nói chuyện với Rachel Maddow của MSNBC hôm thứ Hai, cựu Dân Biểu Liz Cheney (R-WY) tiết lộ rằng cô đã bí mật lắng nghe các luật sư của Donald Trump khi họ lên kế hoạch vào ngày 6 tháng 1/2021. Một trong những đoạn trích trong cuốn sách mới của cô, xuất bản hôm thứ Ba, là chiến dịch tranh cử của Trump đã tổ chức một cuộc gọi vào ngày 4 tháng 1/2021, nơi nhóm pháp lý nói với một số người đại diện cho chiến dịch hàng đầu về những gì họ đang lên kế hoạch và những gì họ muốn mọi người nói trên tin tức truyền hình cáp.
Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) Bạch Ốc Shalanda Young hôm thứ Hai 4/12/2023 cảnh báo rằng ngân quỹ để Hoa Kỳ cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine sẽ cạn kiệt trước cuối năm nay.
Tổng Giám đốc Văn phòng Truyền thông Chính phủ ở Gaza nói với Al Jazeera rằng trong 24 giờ qua, hơn 700 người Palestine đã thiệt mạng trong khu vực, làm tăng thêm thương vong về người trong cuộc xung đột đang diễn ra. Ngoài ra, quan chức này tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng đã dẫn đến hơn 1,5 triệu người phải di dời ở Dải Gaza đông dân cư.
rưa vừa xế chiều, tôi đến bờ sông Texas Colorado. Dòng nước mùa thu êm ả nhưng tôi biết nó đã từng cưu mang trận hè “bão nóng” kéo dài nhiều tháng qua, mỗi ngày hơn 100 độ. Chắc rằng, đã có những giọt nước sôi sùng sục rồi bay lên trời. Tôi cũng biết nó sẽ vô cùng lạnh lẽo khi tiết đông sắp đến. Đã có nóng trên 100 độ, tất nhiên sẽ có lạnh dưới 0 độ. Nhưng dù bốc hơi hay đông đá, hình ảnh của đời sống quanh bờ, trên mây, in xuống vẫn không bị ảnh hưởng. Qui luật phản ảnh và phản chiếu khiến tôi nhớ lại Hermann Hess, “Câu Truyện Dòng Sông.” Con người soi mặt để nhìn thấy mình dưới nước, rồi thì sao? Hiểu được đạo lý, rồi thế nào? Mặt dưới nước bốc hơi hay đông đá, mặt trên bờ có gì thay đổi? Huống chi lòng người! Sống để tìm hạnh phúc? Không có đâu. Hạnh là gì? Phúc là ai? Người nào tìm thấy? Hay chỉ thấy ảo ảnh? Cái thứ thấp hơn hạnh phúc là “bình an” mà chưa tìm được, nói chi đến thứ cao vời. Đổ mồ hôi, trẹo xương sống, nhứt đầu, đau tim, làm việc từ trẻ đến già, đã thấy bình an đâu!
Ở Mỹ, khi người ta kết hôn, tài khoản của họ cũng thường được ‘quy về một mối’: phần lớn các cặp vợ chồng đều sẽ gửi toàn bộ thu nhập của mình vào một tài khoản chung. Trong những năm 1970 và 1980, việc tách biệt tài chánh có thể bị coi là điềm xấu cho một mối quan hệ. Nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Tỷ lệ các cặp đôi, dù đã kết hôn hay chưa, giữ ít nhất một phần tài chánh riêng biệt đã tăng lên trong những thập niên gần đây, một phần vì người dân Hoa Kỳ có khuynh hướng kết hôn trễ hơn so với ngày xưa, và khi đó thì họ đã có thói quen tiêu xài của riêng mình.
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng các hạt bụi ô nhiễm không khí từ những nhà máy điện đốt than đá có hại cho sức khỏe con người nhiều hơn so với những gì các khoa học gia từng nhận định, và có khả năng gây ra nguy cơ chết sớm cao gấp đôi so với các hạt bụi ô nhiễm không khí từ nguồn khác. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, nhóm của Giảng sư Lucas Henneman từ George Mason University đã lập bản đồ cách khí thải của các nhà máy điện than ở Hoa Kỳ di chuyển trong khí quyển, sau đó liên kết lượng khí thải của từng nhà máy với các trường hợp tử vong của những người trên 65 tuổi tham gia Medicare.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.