Đời sống

Đối kháng giữa nông nghiệp và kỹ nghệ ngày trước, hay đối kháng giữa kỹ nghệ và tín liệu ngày nay đang trải qua những cuộc đụng độ gay gắt, sinh tử, mất còn giữa hai thành phần cấp tiến và bảo thủ đang xảy ra hay diễn ra ở khắp nơi, khắp các lãnh vực mà chủ yếu là tổ chức lãnh đạo chính trị. Những đấu tranh thay đổi quan trọng trong xã hội chỉ nhằm bảo vệ tài sản của tầng lớp đang nắm giữ đặc quyền đặc lợi.

Đối kháng giữa nông nghiệp và kỹ nghệ ngày trước, hay đối kháng giữa kỹ nghệ và tín liệu ngày nay đang trải qua những cuộc đụng độ gay gắt, sinh tử, mất còn giữa hai thành phần cấp tiến và bảo thủ đang xảy ra hay diễn ra ở khắp nơi, khắp các lãnh vực mà chủ yếu là tổ chức lãnh đạo chính trị. Những đấu tranh thay đổi quan trọng trong xã hội chỉ nhằm bảo vệ tài sản của tầng lớp đang nắm giữ đặc quyền đặc lợi.
Hoa Kỳ và các quốc gia kỹ nghệ hóa đã từng chịu đau khổ và chua xót chứng kiến những va chạm đẫm máu giữa hai thành phần kỹ nghệ thương mại do phe cấp tiến chủ trương đối với khối lãnh chúa chủ đất do phe bảo thủ định đoạt ở Hoa Kỳ, ở Châu Âu hay ở Trung Quốc. Nhiều công nhân bị lôi cuốn đi làm công nhân trong những xí nghiệp kỹ nghệ mà giới bảo thủ kết án cho đó là “cơ sở ma quỷ!”
Ngày nay sự chống đối thời đại tín liệu của phe bảo thủ Hoa Kỳ nhằm bảo tồn và bảo toàn thời đại kỹ nghệ với số tài sản đặc ân của họ còn mang nhiều hình thức bạo lực hơn. Cũng như những chống đối, tranh chấp biên giới, phong trào quốc gia nổi lên giữa hai thời đại văn minh nông nghiệp và kỹ nghệ đã tạo ra những việc bế quan tỏa cảng của các nước nông nghiệp.
Hiện tượng này đang còn lập lại cho bất cứ nước nào muốn kỹ nghệ hóa. Vì quốc gia kỹ nghệ tự làm mòn biên cương lãnh thổ, cũng như xâm nhập lãnh thổ. Các xâm nhập khoa học kỹ thuật, văn hóa tôn giáo cũng làm lu mờ biên cương chính trị của các nước.
Kỹ nghệ bành trướng thị trường quốc gia, kéo theo chủ nghĩa quốc gia, và chiến tranh thống nhất quốc gia xảy ra tại Đức, Ý và nhiều nơi trên thế giới. Sức mạnh kỹ nghệ của dân Châu Âu cần thị trường nguyên liệu rẻ ở những nơi xa xôi, do đó sức mạnh kỹ nghệ tạo ra chiến tranh và xâm chiếm các nước ở trong thời đại bộ lạc hay làng nước nông nghiệp Châu Á, Châu Phi.
Những nhân tài của thời đại kỹ nghệ đã chiến thắng trong việc tranh đoạt quyền hành ở trong nước cũng như đã chiến thắng trong những cuộc tranh đấu ở các nơi khác trên thế giới. Quốc gia kỹ nghệ có nền kinh tế và xã hội phức tạp hơn nên cần liên lạc với các nước bên ngoài nhiều hơn qua các hiệp ước quốc tế.
Do đó khối hiệp ước quốc tế gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Quốc gia kỹ nghệ tiến đến nền kỹ thuật cao nhờ sự liên lạc tối tân. Một lần nữa, kỹ thuật cao lại làm mềm, làm mỏng biên giới quốc gia.
Trong nước phải chịu những cải cách kinh tế, bằng cách phải đập phá một số kỹ nghệ cũ để tân tạo xí nhiệp mới. Nhưng các cơ sở và máy móc cũ này lại được trở thành mới mẻ đối với các nước chậm tiến.
Trở ngại của các tổ chức kỹ nghệ thời nay
Ngày nay các công ty kỹ nghệ cũ trở thành to lớn như con khủng long chậm chạp và tê liệt tại Hoa Kỳ cũng như nhiều nước Châu Âu, Châu Úc. Những xí nghiệp không thông minh sẽ bị đào thải. Phe cấp tiến phải đặt lại vấn đề cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ nền tảng, cũng như thị trường của công ty.
Trong thời đại kỹ nghệ thì quốc gia có nhiều hệ thống tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, kinh doanh, thương mại, tài chánh, nghề nghiệp, công xưởng, đoàn thể đạt tầm vóc quốc gia. Và vào thời đại hậu kỹ nghệ như hiện nay thì con người tạo ra nhiều hệ thống cấp quốc tế. Rõ ràng là qua các hiệp ước quân sự hay kinh tế, nhiều hệ thống phát sinh như đợt sóng thủy triều chuyển đổi xã hội nhân loại tiến sang Thời Đại Tín Liệu.
Như đợt sóng kỹ nghệ bắt đầu thực hành tại Hoa Kỳ vào khoảng năm 1650, thì đợt sóng thứ ba lại khởi sự chuyển đổi thời đại kỹ nghệ tiến sang thời đại tín liệu từ năm 1953 khi Hoa Kỳ phát minh ra máy điện toán. Vào thập niên này, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại ghi nhận là giới công nhân lao động trí óc nhiều hơn công nhân lao động chân tay như tại Hoa Kỳ.
Biểu tượng thời đại là máy điện toán, máy này đã làm cho tiền bạc chuyển ngân nhanh như tốc độ ánh sáng, đó cũng là điều mà các nhà kinh tế học thuở trước khó lường về vận tốc thời đại nhanh như chớp được xảy ra. Thứ đến là các cấu trúc tổ chức chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, giáo dục, xã hội… cải hóa và mang chiều hướng lưỡng hệ hay đa nguyên, tức có tính bình đẳng, bình quyền, bình nhiệm để thiết lập thể chế chính trị mới: Tân Dân Chủ (New Democracy) giúp cho con người thực hiện tư cách làm người hơn, toàn vẹn hơn, hạnh phúc hơn.
Nếu như công nhân, đất đai, nguyên liệu, vật liệu, tài liệu là yếu tố sản xuất của thời đại kỹ nghệ, thì Kiến Thức bao gồm dữ kiện, thông tin, thông tuệ về hình ảnh, biểu tượng, văn hóa, lý thuyết, khả năng trải qua giáo dục học đường và kinh nhiệm sống là yếu tố sản xuất của thời đại tín liệu. Thế kỷ của kiến thức, của tri thức, của trí tuệ thời đại, cho nên nhu cầu chính trị xã hội cũng cần có con người thông tuệ.
Nhìn vào thời đại tín liệu ở Hoa Kỳ, những hệ thống toàn cầu đang mọc lên như nấm, những Hội Thể Thao, Khoa Học, Tín Ngưỡng, Tôn Giáo Mới cũng đạt mức toàn cầu. Một số khám phá mới cũng tạo ra những tổ chức mới như: Bảo vệ môi sinh là vấn đề của toàn cầu, và giới truyền thông đã tạo thành ngôi làng thế giới.
Tóm lại qua các thời đại, cơ cấu tổ chức càng ngày càng phức tạp, hệ thống tổ chức để điều hành, để quản trị một xã hội, một quốc gia, một vùng hay toàn thế giới càng ngày càng nhiều. Vận tốc của thời đại càng nhanh bao nhiêu thì nguy cơ chiến tranh của nhân loại bùng nổ, tàn phá của chiến trận trong thời đại sau bộc phát với vận tốc cực kỳ nguy hiểm hơn thời đại trước, và ảnh hưởng dây chuyền trên toàn thế giới, nếu phe tuyên chiến hay lâm chiến có đồng minh hay người ủng hộ khắp thế giới.
– Phạm Văn Bản
Gửi ý kiến của bạn