Tìm hiểu
Mẫu hoàng băng hà, 8 tháng sau, Thái tử Charles mới lên ngôi. Thật ra thời gian chờ đợi để làm vua thì phải nói Thái tử Charles là người chờ đợi lâu nhất thế giới. Và khi lên ngôi, ông cũng là ông vua già nhất thế giới. Ông kiên nhẫn chờ đợi lâu như vậy mà không thấy sốt ruột phải chăng vì đức tánh phớt tỉnh Ăng-lê cố hữu vốn là dân tộc tánh của người Anh?
Lễ lên ngôi được tổ chức theo truyền thống trong Tu viện Westminster ở London. Cùng lúc, Hoàng tử William cũng sẽ thụ lễ tấn phong người sẽ làm vua kế nghiệp vua cha. Bà Camilla, 75 tuổi, vợ Thái tử Charles, được lên ngôi Hoàng hậu.
Theo báo chí Pháp thì lễ lên ngôi của vua Charles được sửa soạn không thật sự hào hứng lắm, mức tốn kém dự chi được giới hạn tối đa vì tình trạng lạm phát đang gây nhiều khó khăn cho dân chúng nhưng xong lễ, chi phí lại tăng gần 100%, thành gần 100€ triệu, do phải tốn kém nhiều cho vấn đề giữ an ninh. Có nhiều vụ bắt bớ người biểu tình chống chế độ hoàng gia.
Xong lễ tôn giáo, Charles chính thức trở thành Vua Charles III, xuất hiện trước đông đảo dân chúng ngưỡng mộ tụ tập trước Điện Westminster chờ xem vua mới và trước hàng trăm triệu khán giả của các đài TV trên khắp thế giới. Vua Charles mặc sơ-mi lụa trắng, khoác áo măng-tô bằng lụa điểm những hoa bằng vàng nhuyễn, bên ngoài thêm một áo choàng nhà vua bằng loại vải dệt bằng những sợi chỉ bằng vàng. Nhưng khi ông bước qua khỏi ngưỡng cửa Tu viện thì ông lại khoác lên người chiếc áo choàng biểu hiệu Quốc gia của ông nội George VI để lại.
Vua Charles nhận vương miện nặng hơn 2kg, bảo vật này được sử dụng từ năm 1661 và lưu truyền cho tới ngày nay. Đội xong vương miện lên đầu Thái tử Charles, Giám mục Justin Welby của Canterbury tuyên bố « God Save The King! » Kèn liền trỗi lên. Những phát súng thần công trên đất liền hoặc trên chiến hạm Royal Navy ở ngoài khơi bắn lên chào mừng nước Anh có vua mới.
Vua Charles không chỉ là vua của Hoàng gia Anh mà còn là vua của 14 nước trong Commonwealth, từ Canada tới Australia qua Jamaica.
Vua Charles rời Cung điện Buckingham, lên xe song mã, dạo một vòng thủ đô London dưới trời mưa, trước đông đảo dân chúng đứng chờ chào mừng vua mới. Nhưng cũng có nhiều tiếng la lớn khi xe của vua chạy ngang qua « Not my king ! » Điều này chưa từng xảy ra với Nữ Hoàng Elizabeth II trước kia. Có 2300 quan khách tới dự lễ lên ngôi của Charles trong đó có ông Tổng thống Macron của Pháp và bà Jill Biden, Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ, vợ của ông Tổng thống Biden.
Hoàng tử William được tấn phong Thái tử, trong lúc đó, Hoàng tử Harry tham dự lễ nhưng đứng ở hàng thứ ba và không có một vai trò chính thức nào hết, hậu quả do năm 2020, ông bỏ xứ, qua California sống với vợ, còn có nhiều lời công kích Hoàng gia. Hồi ký của ông phát hành khắp thế giới, hứa hẹn nhiều tiết lộ long trời lở đất. Gần đây ông tuyên bố là mẹ của ông, Hoàng hậu Diana, không chết, bà đang ẩn mình ở một nơi nào đó kín đáo. Ông quả quyết đó là sự thật mà ông biết được!
Cũng trong lúc lễ diễn ra tại London, thì ở Tiểu bang Queensland của Tây Úc, ông Simon Dorante-Day, 55 tuổi, kỹ sư điện, tự nhận là con của Thái tử Charles lúc 17 tuổi và bà Camilla, 18 tuổi, sinh ông ra ở Anh, nhưng lại bỏ rơi và ông được gia đình ông bà Winifred và Ernest, làm việc cho Hoàng gia, nhận nuôi và sau đó, đem về Úc.
Ông viết thư gởi tới Điện Buckingham bày tỏ trường hợp của ông nhưng đều bị bỏ qua. Tức giận, ông kiện Hoàng gia và yêu cầu thử DNA để xác nhận liên hệ huyết thống của ông. Ông còn khẳng định sẽ không chịu thua vụ này, nhất là khi ông coi thấy cảnh huy hoàng của lễ lên ngôi của vua cha và lễ tấn phong Thái tử William mà ông thêm tủi thân!
Biểu tình chống Đế quốc
Để giữ an ninh buổi lễ, chính phủ Anh đã huy động 11 000 cảnh sát. Có hơn 50 vụ cảnh sát can thiệp và 20 người bị bắt trước khi lễ bắt đầu, trong đó có 6 người chống Đế quốc, những người khác tranh đấu môi trường. Họ tính sẽ lợi dụng cuộc diễn hành của nhà vua sẽ nhập vào đoàn và phản đối. Khi cảnh sát bắt những người biểu tình, những người đứng coi lễ bảo nhau « Chuyện cảnh sát bắt người biểu tình như vậy phải xảy ra ở Moscow, Thiên An-môn hay Hà Nội mới phải chớ » .
Tới trưa, tại Công trường Trafalgar, lời « God Save The King! » của vị Giám mục vẫn vang lên đều đều trong máy phóng thanh. Dân chúng tụ tập khá đông và chia ra làm 2 phe chống nhau. Phe bảo hoàng la lên những khẩu hiệu ủng hộ Hoàng gia và hoan nghênh lễ, phe chống đối thì đả đảo. Đứng không xa nhau nhưng họ chỉ chống nhau bằng mồm, không có ẩu đả xảy ra.
Ngoài ra, những người hâm mộ Hoàng gia, đã không ngại mưa gió, căng lều ngủ trước Điện Buckingham để sáng ra có chỗ tốt đứng coi cho rõ nhà vua đi ra trên xe song mã.
Theo ước tính của giới quan sát thì phần lớn dân chúng Anh không nhiệt tình với Hoàng gia và không hồ hởi với buổi lễ cho lắm.
Sau lễ lên ngôi là những bữa tiệc tùng linh đình, những buổi hòa nhạc ở Điện Windsor. Nhân cơ hội vui lớn này, dân chúng Anh sẽ tổ chức « bữa ăn láng giềng » trong khu phố. Tập tục đẹp này cũng có ở Pháp hằng năm vào các ngày 24, 39 tháng 5 hoặc vào ngày 2 tháng 6 hằng năm.
Vài điều về vua Charles III và Hoàng gia ít người biết
Trước ngày vua Charles đăng quang, một hồ sơ bí mật về đời tư của vua Charles (05.05.2023 |v.v.v kla/tv//25977) được phổ biến kín nhưng rộng rãi trong đó dĩ nhiên có nhiều chuyện không mấy gì hay ho cho nhà vua, như bóng đen liên quan tới cái chết của Hoàng hậu Diana, những liên hệ thầm kín của vua Charles với những thành phần bất hảo đầy tai tiếng... Những cáo buộc này nhằm tố cáo ông vua bất xứng, so với các tiên vương. Gần đây là mẫu hoàng Elizabeth II.
Nhưng về đời sống vật chất, vua Charles vẫn sống như ông vua. Tài sản riêng là phần của ông được Hoàng gia chia cho, nay ông còn thừa hưởng thêm phần của Nữ hoàng Elizabeth để lại. Thông thường ông phải trả thuế thừa hưởng tài sản như mọi công dân Anh nhưng ông lại không phải chịu thuế nhờ ở sự thỏa thuận của chính phủ John Major năm 1993. Được một tài sản kếch xù mà không bị sứt mẻ một đồng xu! Khi người giàu lại giàu thêm là vậy!
Chúng ta thử nhìn vội qua tài sản của vua Charles III hay của Đế quốc Anh sau khi Nữ hoàng băng hà.
Vua Charles hiện nay là chủ địa ốc lớn nhất thế giới. Thật vậy, Hoàng gia Anh làm chủ 2500 triệu mẫu đất đai ở Úc, Tân Tây Lan, Bắc Ireland, Canada, Anh và cả đảo Malouines. Tất cả phần đất đai này của Hoàng gia bằng 1/6 diện tích trái đất. Vua Charles còn làm chủ những công quốc và những cơ ngơi ở Lancaster và ở Cornouailles, đó là những khu tài sản cao giá nhất của Thủ đô. Ông còn sở hữu hơn 300 dinh thự, cả lâu đài như điện Buckingham Palace, Windsor Castle, Kensington Palace, St James Palace, Balmoral Castle ở Ecosse và Sandringham trên đảo Norfolk. Hoàng gia còn làm chủ gần hết tài nguyên dưới biển và phân nửa duyên hải bao quanh nước Anh. Giá trị phần này được ước tính lên tới 100 tỷ Mỹ kim.
Tập đoàn địa ốc Hoàng gia là một trong những cơ sở lớn nhất thế giới quản lý bất động sản của Hoàng gia và mỗi năm trích ra 25% tiền lời đưa vào quỹ riêng của nhà vua. Năm 2020, công ty làm ăn lời được 420 triệu euros (€). Hoàng gia chia được 100 triệu €. Về đá quý, Hoàng gia có một bộ sưu tập đá quý lớn nhất thế giới gồm 23 578 viên. Có những viên to lớn nhất thế giới trị giá 440 triệu € như viên Cullinan I và không dưới 1 tỷ € như viên Koh-i-Noor (bị tranh chấp chủ quyền).
Nhật báo The Sun tháng 02/2021 cho biết, dựa theo sự tiết lộ của tờ The Guardian, đề che giấu tài sản với mọi người, Nữ Hoàng đã yêu cầu chính phủ sửa đổi một dự luật liên hệ. Cứ theo dòng lịch sử Đế quốc Anh thì sự giàu có của Hoàng gia mà ngày nay vua Charles III thừa hưởng là do công ơn của các tiên vương thu đạt suốt thời gian dài trong các cuộc chinh phục các nước trên thế giới bằng võ lực và đổ máu. Ngoài ra, vào thế kỷ XVII và XVIII, các tiên vương của vua Charles còn bắt dân các nước bị chiếm làm nô lệ đem bán. Một tài liệu năm 1689 ghi rõ xí nghiệp Royal African Company chuyên buôn bán nô lệ và những cổ phần của xí nghiệp đã chuyển lại cho vua William III thừa hưởng. Theo báo cáo của sử gia David Richardson, tàu bè của Hoàng gia Anh chở qua Mỹ ít lắm 3, 4 triệu nô lệ là dân Phi châu.
Vì nguồn gốc giàu có của Hoàng gia núp dưới nhiều mảng đen nên phe chống đối trong dân chúng mới lên tiếng phê phán cảnh đăng quang huy hoàng của vua Charles.
Nhưng có điều đáng để ý hơn hết và rất thú vị, không phải sự giàu có, mà vua Charles III hiện nay là một chức sắc cao cấp của « Thợ Hồ » (La Franc-maçonnerie), thừa hưởng từ nhiều thế kỷ qua mà gần đây, Nữ hoàng Elizabeth II, không chỉ là là chức sắc cao cấp của Thợ Hồ, mà bà còn chủ trì « l'Ordre de la Jarretière » (được coi là quý phái nhất của Anh) của Thợ Hồ thế giới.Từ năm rồi 2022, vua Charles III thay mẹ, chủ trì l'Ordre de la Jarretière. Bộ phận này chỉ huy phần còn lại của Thợ Hồ thông qua những Grandes Loges của Anh và dùng nó để xâm nhập vào các từng lớp xã hội. Với tư cách đặc biệt đó, vua Charles có thể ban phát tước quý tộc cho thường dân và cho quân nhân xứng đáng.
-- Nguyễn thị Cỏ May
Gửi ý kiến của bạn