Hôm nay,  

Trang Thơ

17/05/202308:57:00(Xem: 1981)

altar

NGUYỄN HÀN CHUNG

 

Những người già nhớ mẹ

 

 

Những người già nhớ mẹ

nhiều hơn thời thanh niên

Già hóa thành đứa trẻ

gần như là bé con

cựa cái là nước mắt

tự nhiên lăn thành dòng

Thời thanh niên lăn lộn

ít khi nào thảnh thơi

mẹ trong tim đang ngủ

chỉ chưa thức mà thôi

Khi tuổi già chạm đến

đôi mắt người trong mơ

thế là mẹ thức dậy

thành muôn vàn trang thơ

Đừng trách người trai trẻ

ít nhớ mẹ hơn già

nỗi nhớ cô thành khối

đợi một ngày tan ra

 

 

Cái đàn ông

 

Cái gì quyến rũ quá

cũng ẩn tàng gai chông

cái gì yêu mị quá

con cũng nên đề phòng

 

Mẹ gã ngày xưa dạy

mỗi khi gã thất thần

rứa mà gã quên hết

mỗi khi kề nữ nhân

 

Vì quên lời mẹ dạy

thêm cái cốt lần đân

về quê ôm mộ mẹ

xin mẹ thứ lỗi lầm

 

Chao ôi đôi mắt liếc

và lượn lờ eo hông

những bờ cong cổ tích

làm gã quay mòng mòng
      

Gã rất muốn tỉnh táo

sợ sập hầm mắc chông

nhưng đôi mắt loạn thị

chỉ ngẫm đồi nghĩ sông

 

Gã cứ mê rực rỡ

nuốt yêu mị vào lòng

uổng công mẹ gã dạy

bảo con phải đề phòng

 

Gã trốn lánh phương bắc

lại rơi vào hướng đông

ông trời chơi thật ác

cho gã cái đàn ông!

 

Nhưng thiếu cái quái ác

hường nhan sầu mênh mông!

 

***

 

QUẢNG TÁNH TRẦN CẦM

 

Jeux (Games)_Louis Soutter (1871-1942)
Jeux của Louis Soutter (1871-1942).

 

một ngày suy ngẫm  

 

1.

tôi đứng dưới trời nguyệt thực  

miên man hít thở ảo giác rụng rơi

trước ngưỡng cửa mờ sương

nàng nghiêm mặt khước từ lời van xin

trong phút thảng thốt

con thằn lằn ngóc đầu tặc lưỡi  ̶ ̶ ̶ 

“này này người chết đuối mắc cạn

hạnh phúc nào có thật” ̶ ̶ ̶ 

có đáng tin? 

 

2.

mỗi đêm tôi rón rén

trở về giấc mơ của mình

giấc mơ chưa định dạng

kéo dài hơn ngàn lẻ một đêm

chắp nối như bộ phim nhiều tập

rõ ràng vài tập đang chờ cập nhật

với dữ liệu nhạt nhẽo buồn tẻ

như miếng ăn miệng ăn

sofa ghế bàn giường tủ

sáng chiều ai dẫn chó đi ngoài.

 

3.

bài thơ đến chậm

mắc mưa

ướt nhẹp

nằm bẹp

trên sàn nhà

cảm lạnh

sau cơn mưa

trời lại sáng?  

ai làm mưa khi trời đang nắng?

ai đôi co vì chuyện nắng mưa?

nhằm nhò gì

phải không?

 

4.

đầy cám dỗ cuối tuần

đừng coi thường chiếc xe đạp

dù cũ

vì bạn không bao giờ quên đạp xe

biết đâu là cạm bẫy

cẩn thận khi xe xuống dốc

tôi đã thấy

nhưng nào hay  ̶ ̶ ̶ 

những tháng ngày nông nổi.

 

5.

hôm nay tôi dành cho tôi một ngày tịch lặng  ̶ ̶ ̶ 

ngày suy ngẫm

nhưng sao tôi nghe tiếng hót líu lo

chừng như tiếng loài chim sâu đầu đỏ

mải mê bàn tán chuyện bao đồng.

 

– Quảng Tánh Trần Cầm

 

***

 

THY AN


hoathuytien 

Mùa xuân đâu đó

 

nghiêng vai chiều tắt nắng

gánh một chút tàn phai

lưng đời nghe nặng nhẹ

cơn mưa vội nắng dài

sớm mai ra vườn cỏ

cây lá nhú mầm xanh

nghe mùa xuân đâu đó

bên hiên nhỏ dỗ dành

 

hương tình êm tóc vén

bàn tay thoáng xanh xao

hát vui lời tha thiết

âm thanh vẫn ngọt ngào

em đi qua đồi gió

thanh tân buổi tâm giao

cùng đất trời lồng lộng

nghe như một thuở nào

 

bình yên miền châu thổ

day dứt nắm phù sa

ta trở về rơm rạ

trái tim hiền thiết tha

áo mỏng chiều trôi lạc

bài ca ruộng lúa xa

con sông đời chung thủy

thơ nhỏ xuống sang mùa…

 

– thy an

(Đầu xuân 2023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dịch thơ, nói theo Bùi Giáng, là “điều khảm kha nhất” và đó phải là thơ hay bởi, trừ những ngoại lệ đặc biệt, chẳng dịch giả nào phí thì giờ với thơ dở. [1] Sự “khảm kha”, như thế, phải thuộc về cái nghệ thuật chuyển đạt, sao cho giữ được hồn cốt làm nên cái hay của bài thơ trong một ngôn ngữ khác.
Phòng triển lãm "For Me and You" ở Gallery One trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đa ngành của Ann Phong và Gloria Gem Sánchez trình bày sự giống nhau về ý tưởng của hai họa sĩ Ann Phong và Sanchez khi cả hai đều sử dụng vật liệu hỗn hợp tạo dựng tác phẩm để phản ánh sự suy nghĩ về cách sống, cách quản lý môi trường của chúng ta đồng thời thu hút sự chú ý đến tác động chung của chúng ta đối với hệ sinh thái mà chúng ta đang sinh sống và truyền lại cho các thế hệ tương lai. Triển lãm "For Me And You" tại: Irvine Fine Art Center: 14321 Yale Ave, Irvine, CA 92604. Khai mạc vào thứ Bảy 16 tháng 11, 2024. Từ 2-4 giờ chiều. Cuộc triển lãm kéo dài từ 16 tháng 11, 2024 đến 25 tháng 1, 2025. Ngày giờ mở cửa: Thứ Hai-Thứ Năm 10am-9pm. Thứ Sáu-Thứ Bảy: 10am-5pm. Đóng cửa Chủ Nhật.
Trong thế hệ ca nhạc sĩ trẻ của nền âm nhạc Sài Gòn trước 1975, cặp uyên ương Lê Uyên - Phương có một chỗ đứng đặc biệt, độc nhất. Sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phương kéo dài từ đầu thập niên 1970s ở Miền Nam sang đến tận Hoa Kỳ sau 1975, cho đến khi ông mất vào năm 1999. Nhiều ca khúc Lê Uyên Phương cho đến nay vẫn chưa được chính thức phổ biến, phát hành. Để tưởng nhớ 25 năm ngày mất của người nhạc sĩ tài hoa, ca sĩ Lê Uyên sẽ tổ chức đêm nhạc chủ đề “Lê Uyên Phương 25 Năm Cuộc Đời– Tình Yêu – Âm Nhạc” tại Saigon Grand Center thành phố Fountain Valley vào ngày 7 tháng 12 2024.
Cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ và trên toàn thế giới đang tiến tới một cột mốc quan trọng: 50 năm ly hương kể từ sau biến cố Tháng Tư Đen 1975. Nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật được thực hiện có liên quan đến sự kiện này. Tại đại hội điện ảnh Viet Film Fest 2024 vừa được tổ chức vào đầu tháng 10, bộ phim đoạt giải Trống Đồng dành cho phim dài xuất sắc nhất là New Wave của nữ đạo diễn Elizabeth Ai. Bộ phim tài liệu này ghi nhận lại một hiện tượng âm nhạc quan trọng của thế hệ người Việt trong thập niên 1980s: dòng nhạc new wave. Thế nhưng bộ phim không chỉ dừng lại ở khía cạnh âm nhạc, mà đào sâu hơn vào mâu thuẫn trong những gia đình Việt Nam trong những ngày đầu định cư ở Mỹ.
Thời gian là thứ được người ta ví như vó câu, vụt một cái là biến mất, chẳng bao giờ trở lại, có muốn níu cũng vô ích. Họa sĩ Phan Nguyên không dại chi mà níu, anh ghi lại rồi mặc cho nó sổng ra chạy đi. Tôi muốn nói tới anh, một người đã âm thầm lưu giữ những mảnh vụn thời gian của giới văn học nghệ thuật bằng cách ghi lại trong “Mượn Dấu Thời Gian”, tên tiếng Pháp là “Emprunt Empreinte”. Anh tâm tình: “Là một “sân chơi” rất riêng của Phan Nguyên từ khá lâu với giới văn nghệ sĩ, thân hữu gần xa, trong và ngoài nước, không phân biệt tuổi tác, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến gì cả, miễn là họ đã có những tác phẩm hay, đẹp để lại cho đời và cho thế hệ mai sau, miễn là họ đã đóng góp cái phần tinh túy nhất của con người, của chính mình cho văn học nghệ thuật Việt Nam hay thế giới nói chung”.
Để ta cùng vượt thời gian, không gian. Một trăm năm nữa, nếu có cơ duyên hội ngộ, vẫn chuyện trò tự nhiên, vui vẻ, như từng gặp gỡ tự bao giờ. Vui vẻ, vì cả đời chỉ thích viết văn, làm thơ. Viết văn, trừ trường hợp bất khả kháng, tôi vẫn cố gắng viết vui, cho bạn đọc đỡ nản. Nay tự nhiên lâm cảnh ngặt nghèo, phải đem chuyện vật lý, khoa học, Vũ trụ càn khôn, vừa nhàm chán vừa khó hiểu, ra trình làng… nên càng phải cố viết vui, viết giễu. Để may ra vớt vát được phần nào.
Trong lãnh vực sáng tác từ ngôn ngữ cho đến tác phẩm trực quan, các chuyên gia và các tác giả đang quan tâm đến khả năng sáng tạo của AI, sự hiện diện và tác dụng của trí thông minh nhân tạo sẽ làm thay đổi quan niệm và phương pháp, kỹ thuật và nghệ thuật truyền thống. Các chuyên gia về máy học dự đoán rằng AI sẽ "viết" một cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times vào năm 2049 (Grace và cộng sự, 2018; Hall, 2018). Lãnh vực sáng tạo tính toán đã được xác định là biên giới tiếp theo trong nghiên cứu AI (Colton & Wiggins, 2012) và có ý nghĩa hấp dẫn đối với ngành công nghiệp văn học. Các thuật toán có khả năng tạo ra ngôn ngữ tự nhiên (Gatt & Krahmer, 2018) Các nghiên cứu về sáng tạo tính toán tập trung vào việc xác định các yếu tố cốt lõi của các hình thức sáng tạo (như văn học, nghệ thuật thị giác và âm nhạc) theo góc nhìn thuật toán, với mục đích sao chép hoặc kích thích sự sáng tạo của con người (Turner, 2014; Besold và cộng sự, 2015; Veale và cộng sự, 2019).
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.