Hôm nay,  

Tuổi già

04/05/202322:06:00(Xem: 1256)
Tùy bút

daonhu
Ảnh tác giả.

 

(Gửi ông bạn già Phạm Hữu Đạo)

 

Nhiều lúc nghĩ cũng lạ, cái ý nghĩ về tuổi già cứ đeo đẳng mãi trong trí mình không sao quên nó đi được. Nghĩ cũng tại mình. Tuổi tác là vấn đề thuộc thời gian. Sống lâu lên lão làng.  Đó là tự nhiên. Mỗi tuổi đều có những khó khăn riêng, cũng như những bịnh tật. Bà nhà tôi thường bảo nhỏ: hơi đâu mà ông để ý đến chuyên tuổi tác, già nua. Sống khỏe mạnh qua ngày nào mừng ngày đó. Gần 90 rồi mà còn được thấy các con cháu mạnh khỏe, ăn học nên người, xây dựng gia đình, là mừng rồi. Thế là mình được an ủi quá rồi. Hơi đâu mà ông lo chuyện bao đồng, văn chương, chữ nghĩa, thi phú, chính trị, chính em... Các bà ai cũng vậy, thương chồng, muốn chồng được nghỉ ngơi vui sống với tháng ngày còn lại. Nghĩ mà thương các bà. Nhưng biết làm sao bây giờ. Cứ đến 9, 10 giờ tối là buồn ngủ đến híp cả mắt, nhưng ngủ đến nửa khuya thường thức giấc đến hai ba bận. Những lúc đó làm sao cầm lòng cho được. Cứ mỗi lần thức giấc là nhớ đến những chặng đường xưa, bạn bè xưa. những năm tháng chiến tranh khói lửa. Quê nhà thì xa vời vợi. Còn đâu ngày trở về. Già quá rồi! Không biết làm gì để lấp đầy quãng đường còn lại.
     Người xưa thường bảo vợ chồng là duyên nợ. Có lẽ ý tưởng đó đến từ kinh nghiệm sống hơn là tư duy, triết lý. Hai vợ chồng sống với nhau không có nghĩa là ở chung mà là sống chung với nhau với đầy đủ ý nghĩa yêu thương, trách nhiệm đùm bọc lẫn nhau.  Thường là các bà sống lâu và khỏe hơn chồng. Giúp đỡ chồng trong tuổi già. Bà nhà tôi chăm sóc tôi từng bữa ăn, từng giấc ngủ, từng viên thuốc. Về già các bà thường phải chấp nhận những nụ hôn của ông chồng già đầy mũi dãi. Nhưng sau cái hôn ướt át đó (theo nghĩa đen của nó) các cụ không quên xin lỗi vợ làm cho các bà cảm động. Ôi trái tim của các bà thật độ lượng chẳng những cho con cháu mà cả cho chồng lúc về già.  
     Ở đâu cũng vậy, bất cứ xóm làng nào, tỉnh thành nào, Tàu, Tây, Nhật, Mỹ... bà góa bao giờ cũng nhiều hơn đàn ông góa vợ. Các ông thường tái hôn nhiều hơn các bà. Phải chăng đàn ông thường yêu cuồng nhưng cũng quên vội? Những chuyện tréo cẳng ngỗng như vậy, người đời vẫn coi đó là bình thường. Phải chăng vợ chồng già phải biết nâng đỡ cho nhau, lỡ khi tối lửa tắt đèn...
     Mới hôm nào, đến 10 giờ tối thấy bà nhà tôi vẫn còn đọc sách, tôi đến khép cái mành mành kín lại. Bà hỏi, ông làm gì vậy? Tôi cười, em không thấy trăng đang nhìn trộm em sao? Bà nheo mắt nhìn tôi. Đôi mắt bà vẫn còn có đuôi…

Đào Như

(May 3-2023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ...
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Một buổi trưa chan hòa ánh nắng trong vắt như thủy tinh của một ngày nắng ấm cuối đông, chớm bước sang xuân. Cảnh vật như bừng sáng dậy sau những ngày u ám. Tôi và Thi ngồi bên nhau tại một nơi vắng vẻ trong khu vườn sau nhà, dưới tàn cây mít, gần bên chiếc cầu ao soi bóng lung linh trên mặt nước đang gợn sóng lăn tăn...
Tôi có một người anh cá tính hoang nghịch trổ trời mà lên. Từ nhỏ, thích trèo cây trong vườn. Có bữa leo phải cành ổi giòn bị gãy, thế là anh rớt xuống nghe uỵch một cái như trái mít rụng. Anh đau điếng cảm giác rêm ram cả mạnh sườn...
Hồi ở trại tỵ nạn Thailand, tôi có lúc đã quay cuồng “chạy sô” đi học 4 thứ tiếng.
Thơ của hai thi sĩ Thy An & Lê Minh Hiền
Nhận được bài thơ của người bạn Phạm Xuân Tích, tôi thấy bài thơ của ông bạn khá độc đáo và lý thú, tôi mạo muội viết lại sao y bản chính – cả hai bản tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt cũng của ông ấy, để hầu các vị đọc cho vui...
Mấy hôm nay có những cơn mưa kèm theo gió mạnh buổi chiều kéo dài đến khuya, báo hiệu sắp hết mùa Hè. Tôi lại nhớ tuổi trẻ của mình những năm đầu “lập nghiệp” vào mùa tựu trường...
Nói về "giàu nghèo" là nói về một vấn đề rất tế nhị bởi vì nó đụng đến đồng tiền. Mà đồng tiền luôn luôn có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu. Nhưng đó là điều cần phải làm vì mấy ai có thể nói mình biết quản lý tốt đồng tiền...
Tôi trôi tuổi ấu thơ, từ quê hương cùng khổ, rau dưa khoai sắn / Tôi trôi từ chợ quán rường, cái đình làng, ngôi trường tiểu học, áo lấm lem màu mực tím mẹ mới mua, cùng cây viết lá tre, trang giấy tự túc, vàng khè, không trông rõ chữ...
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.