Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Lão Tạ

18/02/202312:48:00(Xem: 3057)
Truyện

altar

Mấy nay thiên hạ xì xầm bàn tán về lão Tạ nhưng chẳng ai biết rõ nguồn gốc lão ta. Người thì bảo lão từ phương đông đến, kẻ thì nói lão bên tây qua bởi vì họ thấy phảng phất trong mớ chữ nghĩa của lão có bóng dáng đông lẫn tây. Lắm kẻ còn vẹo mồn nói mân nào cũng có mặt lão, tây đông đề huề, bắc nam lủ khủ, đạo đời nhập nhằng. Tuy nhiên tất cả chỉ là đồn đoán vu vơ, ngay cả cái danh xưng của lão cũng khiến người ta thắc mắc. Họ cứ suy nghĩ linh tinh rồi cho là lão lấy họ làm tên, cũng có thể lão mặc cảm vận đen số đời tàn tạ nên xưng thế, một số ít thì phản bác nói lão ngầm kiêu ngạo, xưng Tạ ý muốn nói rằng ta cũng có trọng lượng chứ chẳng phải tép riu. Ai nói gì thì nói, lão trước sau vẫn im lặng như bị thóc không ừ cũng không cãi. Sở dĩ người ta chú ý đến lão, bàn tán về lão vì gần đây văn đàn xuất hiện nhiều bài viết ký tên Lão Tạ, một cái tên lạ hoắc xưa nay chưa từng thấy hay nghe qua bao giờ, điều này khiến người ta xôn xao tìm hiểu hay tò mò là vậy.

 

Thế rồi năm ấy có một nhóm nhân sĩ đứng ra tổ chức cuộc thi viết văn. Lão Tạ nghe tin lập tức hăm hở nhập cuộc. Lão nhủ thầm: “ đây là cơ hội để thiên hạ biết đến ta, phen này thì cá ra biển lớn, rồng bay lên trời, đại bàng băng sơn. Cuối cùng ta cũng có cơ hội để vẩy mực vung cọ cho thõa chí”. Bình sinh bấy lâu nay lão cũng ấm ức vì chưa được chính danh, chưa được dòng chính thống công nhận, bởi vậy lão quyết phen này cho thiên hạ biết tay. Phải nói là lão phấn khởi, hùng tâm tráng khí, cảm xúc trào dâng như thác đổ triều dâng, lòng lâng lâng phới phới đến nỗi tóc lông dựng đứng cứ như người xưa thường nói: “Khí phát xung quan”. Cảm xúc mạnh mẽ chấn động tâm hồn, thân thể nổi cả da gà, từ khi nghe cái tin có cuộc thi này thì lão như người được bơm thêm máu, tiếp thêm khí lực và lão trở nên sống động hoạt bát khác hẳn với ngày thường. Thú thật mà nói ngoài việc được múa bút ra thì cái giải thưởng kếch xù kia cũng khiến cho lão phấn kích. Lão đinh ninh sẽ đoạt giải cao để có tiền trang trải chi phí, hoặc làm tí việc thiện, trả ơn nghĩa chỗ này chỗ kia… Lão cũng khá cẩn thận khi đặt mục tiêu, lão áp dụng phương sách: “giải pháp hồ thượng đắc hồ trung, giải pháp hồ trung đắc hồ hạ” vì thế nếu không nhất thì nhì, không nhì thì ba, thậm chí khuyến khích cũng đều tốt. Cứ nghĩ đến cái ngày xướng danh bước lên bục nhận thưởng là lão sướng rêm cả người. Lão thỉnh thoảng lại mỉn cười một mình mà tim đập thì thụp, múa máy tay chân, miệng khẽ ngâm thơ ư ử khiến người ngoài đôi lúc ái ngại cho là lão lậm chữ nghĩa quá nên thần kinh không được bình thường. Vợ con lão ta sau khi biết chuyện thì cũng rất lo cho lão, ra sức khuyên giải lão đừng có mơ mộng hão huyền, lỡ không được giải (mà cái phần không được thì lớn lắm) thì sanh phẫn uất dễ khiến thần kinh thất thường. Mặc cho vợ con can gián, lão vững tin chắc như đinh đóng cột, như cua gạch, như bắp rang. Nhất định sẽ thắng trong cuộc thi này!

 

Mấy hôm sau, khi nhận được đầy đủ điều lệ cuộc thi thì lão cười khẩy: “Thế này thì quá dễ đối với ta, tưởng gì chứ đề tài này thì ta có cả một bụng luôn, chữ nghĩa ta có cả bồ, viết theo yêu cầu này thì còn dễ hơn ăn cơm uống nước”. Cuối bảng tin có liêt kê thành phần giám khảo, bất chợt lão run run hai tay, mặt lộ rõ nỗi căng thẳng, bao nhiêu nhiệt huyết tụt xuống đột ngột tựa như người bị hạ huyết áp. Lão lầu bầu trong miệng: “Oan gia ngõ hẹp”. Lão đang như một cái tách thủy tinh nóng bỏng bổng nhiên bị dội một gáo nước lạnh, sự nứt vỡ không thể tránh khỏi. Tuy nhiên lão trấn tĩnh lại và tự nói một mình: “ người công chính không đến nỗi tệ bạc, văn nhân sòng phẳng thù tư việc công không thể nhập nhằng”.

Thế rồi kể từ hôm đó lão dồn hết năng lực và tâm ý vào việc viết. Lão viết miệt mài mỗi ngày, viết cả nơi công sở, hễ trong đầu có ý tứ gì thì, có niệm nào nảy ra thì lập tức viết, viết bất kể mơi chốn và thời gian. Thậm chí nhiều đêm trong mơ lão cũng thấy những nhân vật, nhữngc âu chuyện đầy ắp thế là bật dậy viết lấy viết để chứ sợ để đến sáng thì quên hết. Thực tế đã nhiều lần như thế, lão đã từng nằm mơ thấy chuyện này chuyện kia, thấy những nhân vật đối thoại ồn ào trong cơn mơ. Lão thức dậy nhưng vì lười nên hẹn đến sáng sẽ chép lại, nào ngờ đến sáng thì quên hết ráo, vì thế bây giờ nhân cuộc  thi này, hễ nằm mơ thấy chuyện gì hợp đề tài cuộc thi là lập tức ngồi dậy viết liền.

 

Lão hạ quyết tâm phải thắng bản thân mình, phải thắng cuộc thi này. Cái giải thưởng kia rõ là một động lực rất lớn khiến y tràn trề hy vọng và năng lượng để ngồi dậy viết những giấc mơ. Ngày tháng trôi qua, thời gian lần lượt từ hiện tại kéo vào quá khứ, bản thảo của lão lại dày thêm lên, tâm ý thênh thang, lòng dạ rỗng rang ngập tràn niềm hy vọng chứa chan. Lão thầm mong đến ngày công bố kết quả cuộc thi. Cứ mỗi ngày đầu của tháng mới, ban tổ chức lại liệt kê tên những người gởi bài cũng như tên tác phẩm dự thi, bao giờ tên Lão Tạ cũng xếp hàng dầu và với số tác phẩm tham dự cuộc thi nhiều nhất. Lão hãnh diện ngất trời, thấy đời đẹp như mơ vì vậy thơ cũng viết ra nhiều vô kể, chưa bao giờ mà lão thấy cuộc sống này mới đáng sống như ngày hôm nay. Người có thấp có cao, có quân tử có tầm thường thì văn chương cũng có năm bảy đường, có hay có dở cũng như thợ có khéo có vụng. Lão cứ như thế mà suy tưởng liên miên bất tận. Lão tin chắc sẽ thắng giải tuy nhiên cũng đủ khiêm tốn và cẩn trọng không dám vỗ ngực xưng tên hay ra vẻ “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”.

 

Thời gian càng về sau càng gấp rút, tháng ngày như nước chảy mây bay, mặc dù phải bận bịu mưu sinh kiếm sống nhưng hễ rảnh ra giây phút nào là lão viết hoặc vò đầu bứt tóc suy nghĩ để tầm tứ, vắt ý tưởng để chuyển thành chữ nghĩa. Lão một mực nhất định phải thắng cuộc chơi này. Thế rồi ngày cuối cùng khóa sổ cũng đến, báo chí truyền thông, mạng xã hội ra rả loan báo danh sách đã chốt lại. Lão Tạ vẫn đứng đầu với số tác phẩm dự thi nhiều nhất và chất lượng khả quan nhất. Suốt thời gian chờ chấm giải, Lão Tạ cứ như người mộng du ngày đêm sống trong mộng tưởng, lúc nào cũng mơ đến ngày xướng tên . Lão Tạ định bụng sẽ đưa vợ con lên kinh để nhận thưởng, tiện thể du hí một chuyến, chẳng mấy khi có cơ hội về kinh. Trong đầu lão vẽ ra một cảnh tượng là sẽ đưa vợ con đi ăn ở một nhà hàng ngon và nổi tiếng nhất, sẽ viếng ngôi chùa có duyên nhưng chưa bao giờ đền trước đây, sẽ mua cho vợ con một bộ đồ thật đẹp, sẽ chuyển một ít tiền trúng thưởng về quê làm từ thiện, sẽ hãnh diện lên mạng xã hội khoe với thiên hạ gần xa. Đời lão sẽ lên hương từ đây, tên tuổi lão sẽ vụt sáng chứ không mù mờ tối tăm nữa, số mệnh sẽ đỏ lên chứ không còn đen đủi như quãng đời đã qua. Càng nghĩ càng thấy vi diệu đến độ khó nghĩ bàn, cứ như cái cách kinh điển Phật nói: “Bất khả thuyết, bất khả tư nghị” vậy! 

Vì quá hưng phấn nên lão sanh lẩn thẩn như mắc bệnh tâm thần, vợ con nhiều lần khuyên: “Đủ rồi nha! Xuống dùm đi cho vợ con nhờ. Đừng có mà hy vọng quá nhỡ hỏng thì sanh ra thất khí sảng thần, lúc bấy giờ lại khổ thân, khổ lây cả vợ con”. Lão nào có thèm nghe, thậm chí thầm cười cợt: “Đàn bà đái không khỏi ngọn cỏ làm sao biết được chí ta! Nói thì nói vậy chứ làm sao hiểu nổi vấn đề”, vì thế lão mặc kệ vợ con, lão không chấp và định bụng: “khi ta nhận giải thưởng thì sẽ đường đường chính chính chứ cần gì phải thanh minh thanh nga lúc này”.

 

Việc gì đến cũng phải đến, dù có chờ mong hay thờ ơ, thậm chí có làm lơ hay ngẩn ngơ thì ngày công bố giải thưởng cũng đã đến và buổi lễ xướng danh cũng hết sức tưng bừng. Lão hồi hộp tim đập nhanh, khí huyết ngôn nhạo, tâm nao nức chẳng biết làm sao để lắng xuống, tay chân luống cuống, nét mặt thèm muốn hiện rõ ràng. Lão Tạ run run cầm tờ thông báo dò danh sách người trúng thưởng. Người giải nhất không phải tên lão, thế là mặt lão bí xị, tâm trí cuồng quay, mặt đỏ gay. Lão lại loay hoay dò dần xuống dưới, người giải nhì lại là một cái tên lạ hoắc chứ không phải Lão Tạ. Miệng lão lầu bầu: “Lẽ nào lại trật?” nhưng rõ ràng đây là sự thật. Lão cảm nhận sự mất mát đau đớn còn hơn té giếng, dẹp tâm sự riêng, lão kiên nhẫn dò tiếp thì thêm phát khiếp vì người giải ba cũng chẳng phải  tên Lão Tạ, thật chẳng dễ gì dùng bút tả nỗi lòng lâm ly bi đát, thế này thì không xong nhưng vẫn còn hy vọng sẽ nằm trong vòng khuyến khích.

 

Tự an ủi như thế để giữ lấy tinh thần đang bấn loạn, trí óc mù mờ loạng choạng, tâm trí hốt hoảng, bàn tay quờ quạng, ngón tay run run sờ soạng mò từng tên người ở khoảng giải an ủi: một, hai, ba, bốn, năm… Cả năm cái tên đều chẳng phải Lão Tạ, lão thấy trời đất tối sầm, người bất chợt sốt hầm hập, bao hy vọng đổ ập, đời chưa bao giờ bầm dập như thế, nỗi lòng lão tựa như những quân cờ đô mi nô cả một dây chuyễn đổ vỡ. Lão cố trấn tĩnh định thần để xem tiếp tên mấy mươi người được thưởng đại trà vì tinh thần tham gia cuộc thi, phải nói là có đến một phần ba người trong danh sách dự thi được thưởng nhưng cũng không có tên Lão Tạ. Bấy giờ lão mới sực nhớ lại năm trước khi vừa đọc danh sách giám khảo lão đã thầm kêu “Oan gia ngõ hẹp”. Giờ thì lão bần thần, miệng cứ lảm nhảm liên tục “Oan gia nghõ hẹp, oan gia ngõ hẹp”.

 

Lão bỏ dở buổi tiệc phát thưởng quay về nhà lên mạng để đọc những tác phẩm trúng giải ấy như thế nào. Điều đầu tiên lão nhận ra ngay một tác phẩm ở giải khuyến khích vi phạm quy chế cuộc thi, tác phẩm ấy đã công bố nhiều năm trước trên các trang mạng lẫn báo giấy, trong khi quy chế chỉ chấp nhận những tác phẩm chưa từng công bố dưới bất cứ hình thức nào. Không biết ban giám khảo vì mù mờ hay vì cả nể mà chấm trúng giải. Cũng ở phần khuyến khích, lão nhận thấy thơ của một vị được giải, phải nói là lão ngã ngửa người ra, trời đất quỷ thần ơi! Thế này mà là thơ? Thế này cũng trúng thưởng được ư? Quả là một sự mỉa mai cho văn chương chữ nghĩa, một sự bôi bác cho hai chữ thơ ca. Người biết thưởng thức nghệ thuật thơ ca dù là ở mức sơ đẳng nhất cũng không thể cho tác phẩm ấy là thơ chứ đừng nói chi đến trúng giải. Lão nghĩ thêm một chặp nữa thì bất ngờ hiểu ra: “ tác giả tập thơ ấy là bạn chí cốt của một trong các vị giám khảo, thảo nào...”. Cuối cùng xem đến tác phẩm giải nhất, lão thấy có khá nhiều điểm bất hợp lý, thậm chí vô cùng phi lý. Ai đời một đứa bé sáu tuổi ăn chưa nên đọi nói chưa nên lời, vốn từ ngữ còn đơn sơ và tối thiểu, trí óc trẻ thơ non nớt chưa có bất cứ kiến thức gì ấy vậy mà có thể nói rành bát chánh đạo hay những chuyện nhân quả hay tứ đế trong nhà Phật…Không lẽ đứa bé ấy là bồ tát tái sanh hay thần đồng chuyển thế? Tuy nhiên trong tác phẩm ấy không hề có chi tiết này.

 

Sau khi xem qua, lòng lão ta chẳng phục tí nào, câu “oan gia ngõ hẹp” qủa thật có lý chẳng phải mơ hồ gì nữa. Ban đầu lão cũng hụt hẫng thậm chí có ý tự ái nghĩ: “ngay cả mấy mươi người được thưởng đại trà cũng không có tên Lão Tạ thì đủ biết tàn tạ đến nhường nào!” Về sau, khi đã định thần lại thì lão thấy may mắn, rất may mắn vì lòng tự trọng chưa bị tổn thương. Giả sử tên Lão Tạ nằm trong nhóm được thưởng đại trà lên đến một phần ba danh sách dự thi ấy thì lão sẽ còn thấy nhục cỡ nào vì sự thương hại! Trong cái rủi có cái may, trong vận đen còn có chút sáng. Tên Lão Tạ không bị thương hại nằm chung trong số đại trà.

 

Đôi khi nằm gác tay lên trán lão Tạ tự kiểm nghiệm lại mình. Lão biết bản thân tài hèn sức kém, sở học không bao nhiêu, vốn sống ít ỏi, phước mỏng nghiệp dày đã thế lại vụng về trong ứng xử hàng ngày. Lão Tạ lại có tánh lười, phần nhiều làm việc gì cũng làm nhanh cho xong chứ thiếu sự chính chắn thấu đáo. Ngay cả viết lách cũng thế, lão chỉ xem như trà dư tửu hậu, viết lấy chơi chứ không có tinh thần nghiêm túc. Lão nghiêm túc nhìn nhận bản thân chỉ là người kể chuyện mà chơi, chỉ là viết vu vơ những chuyện trong đời chứ thật sự không có giá trị văn chương. Qua cuộc thi này lão thêm lần nhìn lại bản thân và thấy thêm cái bản lai diện mục của lão. Lão rất trẻ con, háo thắng, mộng hão, chủ quan duy ý chí. Lão cũng nhìn thấy con rắn độc đầy sân hận trong tâm của lão, bình thường thì nó ngủ yên hễ có cơ hội là nó thức tỉnh và dễ dàng phun nọc độc. Lão lại thấy con heo tham ăn trong lòng lão, cứ tham muốn mà không liệu sức mình. Ngay cả con gà mê muội không biết gì cũng hiện diện trong từng phút giây. Lão nhận ra con khỉ chuyền cành bất tận, con ngựa hoang phóng túng liên hồi trong tâm. Lão không đạt được cái mộng hão huyền nhưng lại là bài học hay, nhờ thế mà lão quay về phản chiếu lại tự tâm của mình. Lão vốn không có bất cứ kỳ vọng nào vào việc văn chương chữ nghĩa, đơn giản chỉ là viết chơi để lấp thời gian rảnh rỗi chẳng biết làm gì. Lão biết chữ nghĩa cũng là cái nghiệp, muốn cũng không được mà không muốn cũng không xong.

 

Trước khi có cuộc thi này thì lão Tạ đã bị vài vị đàn anh tẩy chay biệt giao. Lão thấy khó hiểu và hoàn toàn không biết vì sao. Lão toan hỏi thăm cho ra nhẽ nhưng rồi phẩy tay cho qua, xem như chẳng có việc gì. Bản tánh lão Tạ xưa nay là thế, lão lấy phương châm: “Đến không cầu đi không tiễn”, mọi việc cứ tùy duyên. Điều này lão học được từ lão sư phụ của mình, ngài từng dạy lão: “Vô cầu phẩm cách tự nhiên cao, vả lại cầu cũng chẳng được nếu vô duyên, chẳng cầu cũng được nếu hữu duyên”. Lão đã phạm sai lầm khi khởi tâm mong cầu trong cuộc thi chữ nghĩa ấm ớ vừa qua, may mà lão kịp tỉnh ra nhờ bất đắc, giả sử lão đắc thì đôi khi lại là họa cho chính bản thân lão ta vì chính cái sự đắc hão huyền ấy sẽ làm cho lão mê mờ trong cơn tự sướng, lạc lối trong những lời khen tặng phù phiếm kia và lão sẽ chẳng bao giờ chịu hồi tâm phản tỉnh để nhìn nhận lại chính mình.

 

Ngày tháng sau cuộc thi cũng trở lại bình thường, lão  vẫn ngày ngày đi cày và tiếp tục mơ mộng. Lão biết số phần mình như thế, năng lực mình như thế nên lòng quyết sẽ không tham gia bất cứ cuộc thi nào nữa để khỏi phải sống ảo, để không còn bị phóng tâm chờ đợi cái gọi là công tâm sáng trí hay phép lạ thần thông vốn không có ở trong cuộc sống này.

 

– Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 02/23)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử. Cho dù tranh của họ rất ít tính thời sự, nhưng cái đẹp được tìm thấy trong tác phẩm của họ lại rất biểu trưng cho tính thời đại mà họ sống. Đó là cái đẹp phía sau của chết chóc, của chiến tranh. Cái đẹp của hòa bình, của sự chan hòa trong vũ trụ. Cái mà con người ngưỡng vọng như ý nghĩa nhân sinh.
Westminster, CA – Học Khu Westminster hân hoan tổ chức mừng lễ tốt nghiệp của các học sinh đầu tiên trong chương trình Song Ngữ Tiếng Việt (VDLI) tiên phong của học khu. Đây là khóa học sinh đầu tiên ra trường và các em sẽ được ghi nhận tại buổi lễ tốt nghiệp đặc biệt được tổ chức vào thứ Ba, ngày 28 tháng Năm, lúc 6:00 giờ chiều tại phòng Gymnasium của Trường Trung Cấp Warner (14171 Newland St, Westminster, CA 92683).
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
Vì hình ảnh ảm đạm, buồn sầu, như tiếng kêu đòi tắt nghẹn. Tôi, tác giả, đi giữa lòng thủ đô Hà Nội mà không thấy gì cả, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Cờ đỏ là quốc kỳ. Mưa sa làm cho những lá quốc kỳ sũng nước, bèo nhèo, nhếch nhác, úng rữa. Một hình ảnh thảm hại. Hình ảnh thảm hại là dự phóng cho tương lai thảm hại. Và thất bại. Lạ một điều, người ta chỉ trích dẫn năm dòng thơ này, tổng cộng 14 chữ, mà không ai trích dẫn cả bài thơ, và hẳn là hơn 90% những người biết năm dòng này thì không từng biết, chưa bao giờ đọc, cả bài thơ, và tin rằng đó là những lời tâm huyết của nhà thơ Trần Dần nói về thời cuộc mà ông nhận thức được vào thời điểm 1955.
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.