còn lại là giấc mơ

11/02/202309:07:00(Xem: 548)
Titania (1948) - Rene Magritte (1898-1967)
Titania (1948) của họa sĩ Rene Magritte (1898-1967).



buổi chiều trầm lắng trống trải

chiếc ghế mây nhẫn nhục không than vãn

con chim hồng âm thầm chuyền trên ngọn cây

người nhắm mắt thở nhẹ âm âm u u trên võng

điện thoại di động giật mình tằng hắng

cắt đứt giấc mơ xe đâm sầm vào quán ăn mễ

tứ phía không còn tacos và burritos tung hê

nhễu nhão với chili với sauce xanh và đỏ

 

giấc mơ rộn rã chưa có đoạn kết

nắng chiều lác đác ỉ ôi trong gió

màu sắc phút chốc trở lại xám tro dưới nền trời

cuối tháng giêng người ngáp tới ngáp lui chán nản thất vọng

 

và khi tháng hai chập chững đến

người vẫn còn đẩy đưa trên võng đợi chờ

mặt trời lên cao mời gọi giấc mơ ngọt ngào

ở trọ trong vô thức say cơn nắng nhẹ hay hay

 

và giấc mơ tai nạn xe hơi tiếp tục 

với liên khúc xe tông vào tiệm donuts  ̶ ̶ ̶ 

chết ngạt trong ba mươi mốt hương vị sắc màu

đa dạng cùng mùi cà phê thơm lựng như ý

 

này em dường như tất cả chỉ là nhiều phiên bản

của một giấc mơ  ̶ ̶ ̶  giấc mơ về những giấc mơ

âm ỉ bồn chồn vượt thoát theo những đám mây

đầu năm nổi trôi trên dòng nhớ bâng quơ

 

này em cho dù một ngày đẹp trời thơ có được

liên tu bất tận nhét vào miệng dí vào mũi thả vào tai

thơ chắc chắn không thể nào thoát ra qua lỗ rốn  ̶ ̶ ̶  

ngưng đọng trong mỗi người chúng ta là giấc mơ. 

 

(FEB 2023)

 

*


hôm nay rất vô tư 

 

ngôn ngữ rất vô tư

cơn đau thì trầm trọng

hả hê ngáng chân trí tuệ

vui đùa trên cái đau trực tuyến

muôn thuở rọ rạy dưới gầm giường  

 

hôm nay vẫn là một ngày đáng tin cậy

dù chỉ chạy bâng quơ lên xuống

tầng thứ hai mươi mốt cao ốc

văng vẳng âm vọng đờn ca tài tử  ̶ ̶ ̶ 

cao lầu không phải cao lầu

cao lầu không phải lầu cao

 

ới này ông sáu lầu  ̶ ̶ ̶  ông có nghe tiếng trống đêm

đã khuấy tan lớp sương mù u u lãng đãng 

trong ly cà phê đen đặc quánh

chút thương thảo để dành cho mai sau

lệ phí qua miền đồng khô tuyệt lộ

 

này em có hay

những giọt nước mắt ẩn danh

vẫn thơm ngọt mùi mạch nha

theo mạch đời tuôn chảy

 

này em có thấy

dưới vòm tóc tiên mượt mà

chữ nghĩa hôm nay rất vô tư

cơn điên thì rộng lượng. 

 

(JAN 2023)

 

– Quảng Tánh Trần Cầm

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).
Thơ của các nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lưu Diệu Vân, Trần Hạ Vi, Trần Hoàng Vy.
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Luật sư biện hộ cho đây là do bệnh tâm thần gây nên. Có cách nào khác để giải thích cuộc mưu sát kỳ lạ này không?
Ông Bà Ly là tên mà gia đình chúng tôi nhắc đến người bảo trợ ở thành phố Perth khi nói chuyện với nhau, gọi bằng tiếng Việt cho dễ và thân mật. Tên thật của ông bà là Colin Russell và Meg Leith. Gia đình chúng tôi được chấp nhận cho đi định cư ở Úc và đến Perth, thủ phủ của tiểu bang Tây Úc vào mùa đông năm 1980...
Thơ của Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung
Buổi sáng cuối tuần, tôi vừa mở facebook thấy liền mấy cái friend requests trong đó có một tên khiến tôi phải dừng lại: BS Hoàng Hùng. Cái tên rất đặc biệt khó quên cho dù bao nhiêu năm đã trôi qua. Tôi liền vào xem profile, và đúng như trí nhớ của tôi, đó chính là người đã từng “thoáng qua đời tôi”...
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Anh - một tình yêu khái niệm | Chiều nhuốm chiều | Em nhuốm anh...
Mẹ tôi kể rằng ngày mẹ tôi còn thơ ấu, ở tận miền quê xa xôi, huyện Đông Anh hay Đông An gì đó thuộc tỉnh Thái Bình của bà, có một cây nhãn cổ thụ, cành lá sum suê râm mát, cây nhãn ngự trị nguyên một góc vườn lớn, độc lập, thoải mái, không chung đụng với một cây nào khác...
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.