Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Bộ ba

07/01/202308:46:00(Xem: 2866)
Truyện

boy


Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng, họ còn kháo nhau là mật thiết hơn cả tam tinh, tam điểm, tam tụ, tam anh… Chẳng cần kết nghĩa đào viên nhưng chúng sống chết có nhau, chưa bao giờ rời nhau một li hay một khoảnh khắc nào. Thỉnh thoảng cũng có xung đột giữa ba đứa nhưng rồi cũng trôi qua êm thấm. Cả ba nương tựa nhau, hỗ trợ nhau, tương tác qua lại với nhau. Thật tình mà nói thì chỉ có hai mới đúng, vì thằng Tưởng vốn là đệ tử ruột của thằng Tâm mà ra, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt nào đó nên thiên hạ cho là ba, nói cho cùng thì là bộ bà cũng đúng hay khắt khe bảo bài trùng cũng không sai. Cả bọn cùng ý thức được hễ cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt vì thế chúng hiểu sự tồn tại của chúng phụ thuộc lẫn nhau, hễ một đứa lìa ra thì chết cả đám! Sự gắn bó với nhau để cùng tồn tại quan trọng đến như thế, ấy vậy mà gần đây đã có sự việc xảy ra. Thằng Tưởng dạo này cứ cà khịa, đâm hơi hoài. Nó làm cho cả thằng Tâm và thằng Thân phải khổ và cố chịu đựng những trò quấy quá của nó. Thằng Tâm và thằng Thân cố gắng giữ hòa khí, hết sức nhỏ nhẹ điều phục Tưởng nhưng xem ra chưa có hiệu quả mấy.

 

*

 

Thằng Thân ngồi bó gối ôm lấy mặt nức nở bên vỉa hè của một khu phố sầm uất. Nó đau khổ đến tận cùng. Thằng Tâm cũng đang đau khổ như nó nhưng vẫn còn khá hơn và ra sức khuyên nhủ bạn mình. Người qua lại tấp nập trên đường, ồn ào náo nhiệt như thế mà thằng Thân dường như chẳng nghe thấy. Nó cô đơn như thể đang ở giữa sa mạc không người, chợt nhiên nó hoa cả mắt, nhìn quanh quất thì thấy vô số hình nhân lờ mờ. Nó có cảm giác như đang ở trong căn phòng kiếng vạn hoa, có vô số những cặp mắt nhìn nó chằm chặp, có những đôi mắt soi mói xoáy vào nó. Thằng Thân chịu không nổi những ánh mắt sắc bén như dao ấy. Nó ôm đầu rên rỉ, nó nức nở thế rồi như một cái lò xo bị đè đã lâu. Nó bung trào hét toáng lên bằng tất cả sức lực mà nó có:

 

– Tao sẽ giết hết tụi chúng mày! Tại sao? Tại sao?

 

Những khách bộ hành hoảng sợ giạt ra, bỏ chạy tứ tán. Có người móc điện thoại gọi cảnh sát, chỉ trong tích tắc những chiếc xe hụ còi riết róng, đèn chớp xanh lè ập tới, những họng súng chỉa vào thằng Thân, một anh cảnh sát to cao lực lưỡng hét lên:

 

– Nằm xuống đất, đặt hai tay lên đầu!

 

Thằng Thân đứng trơ trơ dường như nó chẳng nghe thấy gì, mắt nó ngơ ngác như người từ hành tinh khác đến đây, chẳng biết sự việc gì đang xảy ra. Anh cảnh sát hét lần nữa mà thằng Thân vẫn đứng đấy, tiếng tạch tạch khô khốc vang lên, tia laser từ họng súng điện quật ngã nó xuống, lập tức mấy anh cảnh sát xông vào đè lên nó và còng ngoặt hai tay ra sau lưng.

 

*

 

Ngày hôm sau tại phòng thẩm vấn, thằng Thân ngồi ủ rũ trước cái bàn rộng trong căn phòng bít bùng, chỉ có một mặt kiếng mà người bên ngoài có thể dễ dàng quan sát mọi động tĩnh bên trong, ánh đèn neon nhợt nhạt tuôn thứ ánh sáng vô tình phủ lấy người nó. Ngoài nó ra còn có hai nhân viên thẩm vấn ngồi đối diện. Một người hỏi:

 

– Tại sao anh muốn giết người? Anh muốn giết ai? Lý do nào khiến anh giận dữ?

 

Thân im lặng không trả lời, nó có biết gì đâu mà nói, bản thân nó cũng chẳng nhớ là đã nói gì thì làm sao nó biết ai làm nó giận và dĩ nhiên Thân cũng chẳng biết mình muốn giết người hay có ý định giết người. Thân hoàn toàn không biết chi cả.

 

Người thẩm vấn lại hỏi:

 

– Anh muốn giết ai? Nguyên nhân nào xui khiến anh giết người?

 

Nhân viên thẩm vấn thứ hai bảo:

 

– Anh hãy cho chúng tôi biết sự thật câu chuyện liên quan đến việc anh đòi giết người, chúng tôi sẽ tìm cách lập hồ sơ có lợi cho anh nhất!

 

Thân im lặng, nó có muốn giết ai đâu! Nó cũng chẳng ghét hay thù ai. Nó chỉ là một gã  thư sinh tay trắng thì làm sao có thể giết người? Nhưng nhân chứng khai rõ ràng như thế, thậm chí có cả tang chứng là những phút video mà điện thoại cầm tay quay được. Thằng Thân rúm ró trên chiếc ghế nhỏ, hai viên thẩm vấn nhìn chòng chọc vào mắt nó. Nó chịu không nổi, hàng loạt câu hỏi nữa được đưa ra nhưng nó không trả lời vì nó không biết gì. Tivi chiếu lại cảnh nó hét toáng lên đòi giết người giữa phố. Thân thờ thẩn ngơ ngác nhìn rồi lấy hai tay ôm lấy đầu. Nó như thể cái xác vô hồn khiến nhân viên thẩm vấn chẳng thể khai thác được gì. Buổi thẩm vấn đành phải ngưng lại, người ta đưa nó về lại phòng tạm giam. Căn phòng lạnh ngắt và lặng lẽ như tờ, nằm trên chiếc giường cá nhân Thân thấy mình lạc lõng và lạ lẫm như đang ở một hành tinh xa lạ nào đó, khi không lại bị bắt nhốt vào đây. Thân nhìn chằm chặp lên trần, chợt tiếng thằng Tâm thì thào bên tai:

 

– Tao đã bảo mầy rồi! Đừng nghe lời thằng Tưởng xúi bậy, bây giờ thì hậu quả đã xảy ra thì mầy hãy cố gắng để sống còn. Thằng Tưởng xúi mầy mấy bận và mầy đã trả giá quá đắt vậy mà mầy còn nghe lời nó. Tao đã hết lời can gián, giờ tao phải làm sao đây? Dù gì thì ba đứa mình cũng sống chết với nhau, thằng Tưởng xúi dại nhưng không thể tách nó ra được. Mầy chết thì tao với nó cũng chết mà tao chết thì mầy với nó cũng tiêu.

 

Thằng Thân nằm im như thây ma, nó nhìn trừng trừng trần nhà, nó hoàn toàn câm lặng kể từ sau khi hét toáng đòi giết người giữa phố. Thậm chí nó cũng chẳng buồn ăn uống. Thằng Tâm lại thủ thỉ:

 

– Thân, mầy còn nhớ không? Hồi còn đi học mầy cà rà đụng chạm sao đó khiến con Julia la quang quác: “Đồ biến thái, đồ dê xồm!” tao biết mầy oan, vì mầy không chủ ý, chẳng qua là thằng Tưởng xúi mầy! Nhưng đâu có ai thấy thằng Tưởng, thế là mầy bị đưa lên văn phòng, ba má mầy phải đến trường để nhận mầy về. Mầy không được đi học hai tuần sau đó. Ba má mầy còn phải làm giấy cam kết mầy mới được đi học trở lại. Tao tưởng sau vụ đó mầy sẽ rút kinh nghiệm, nào ngờ mầy lại vướng vào chuyện khác nữa. Tao còn nhớ rõ năm cuối cấp ba, mầy bị làm sao mà lại vỗ một phát vô mông thằng Robert, nó tống vào mặt mày một cú như trời giáng làm cho mắt mầy giống như mắt gấu trúc. Thằng Robert còn đi rêu rao cả trường mầy là thằng pê đê, thằng biến thái. Cả trường ai cũng nhìn mầy như con chó ghẻ. Quan tòa buộc mầy phải đi chữa trị tâm lý ở văn phòng bác sĩ John Smith. Mầy còn nhớ không? Lão bác sĩ ấy đã làm một cái báo cáo là mầy bị bệnh phân hóa tâm lý lưỡng cực, rối loạn nhân cách ứng xử và thần kinh hoang tưởng thể ảo giác. Báo cáo đưa ra cả trường ai cũng biết, láng giềng khu phố nhà mầy ai cũng nghe tin, duy có một điều cần biết thì chẳng ai hay biết. Mầy cũng không dám nói ra, mầy đau khổ và xấu hổ nên đành câm nín. Chính lão bác sĩ điều trị tâm lý cho mầy đã hiếp mầy ngay tại văn phòng của lão ta, mà nào chỉ có mầy, rất nhiều những gã trai trẻ đưa đến đây điều trị đều bị lão ta xâm hại thân thể nhưng không một ai dám nói ra, nói cũng chẳng ai tin. Trong phòng khám thì lão ta là một con quỷ dâm dục nhưng ngoài văn phòng thì lão ta là một bác sĩ khả kính, rất đạo mạo và được tiếng là bác sĩ giỏi, cần mẫn, thâm niên. Thân, mầy đã khóc thầm nhưng không dám thố lộ cùng ai cái bí mật đau đớn và xấu hổ ấy. Mầy là nạn nhân trong cái tội quấy rối tình dục của mầy. Tao khổ vì mầy nhưng không giúp gì được, có lẽ cũng vì thế mà mầy càng ngày càng bị thằng Tưởng sai xử.

 

Thằng Thân nằm im lìm như túi da bất động, nó nghe rõ mồm một những gì thằng Tâm nói. Nó nhớ chứ, nhớ rất rõ từng chi tiết nhưng không nói ra được, nó có nói cũng chẳng ai tin. Nó biết thằng Tâm tốt với nó, luôn luôn bên cạnh nó, can gián nó. Khổ nỗi nó lại thích thằng Tưởng hơn, cứ nghe lời thằng Tưởng trong khi thằng Tưởng rất tồi. Thằng Tưởng chuyên xúi nó làm việc bậy để thõa mãn cái ẩn uất tính dục. Thằng Tưởng vẽ ra những chuyện dâm dục biến thái để rồi nó phải trả giá như thế này đây. Cũng vì thằng Tưởng, cũng vì việc nó làm theo lời thằng Tưởng mà con bồ nó bỏ nó. Nó cũng thừa hiểu không một người con gái nào lại có thể chấp nhận được những việc nó làm. Thằng Tâm vẫn âm thầm bên cạnh rù rì rủ rỉ:

 

– Mầy phải chấm dứt việc này! Không được nghe lời thằng Tưởng nữa! Bằng không đời mầy sẽ như cái giẻ rách, người đời sẽ nhìn mầy không bằng một con chó. Mầy đã như thế thì tao cũng khổ không sao nói được. Mầy phải nhớ tao với mầy và thằng Tưởng là bộ ba, sống chết có nhau, tuy nhiên khi mầy gây ra hậu quả xấu thì chỉ có tao với mầy chịu trách nhiệm chứ thằng Tưởng thì vô sự, nói cho rõ hơn một chút nữa thì mầy là kẻ gánh hậu quả nặng nề nhất chứ tao thì thiên hạ cũng chẳng ai biết mặt mũi ra sao và cũng chẳng ai có thể trách phạt được tao. Mầy hãy nhớ rằng thằng Tưởng không thể thọ nhận được sự sướng– khổ hay vinh– nhục. Tao tuy có thọ nhận được cái cảm giác ấy nhưng mầy mới là người chịu hậu quả. Tao biết thằng Tưởng xúi bậy nhưng cái gốc của vấn đề lại do tao, tao lưu giữ quá nhiều những mảnh ký ức tính dục trong tạng thức, từ đó thằng Tưởng mới dùng những mảnh ký ức này mà xui khiến mầy. Những mảnh ký ức uẩn uất tính dục le lói như những đốm lửa nhỏ trong tạng thức đã thiêu đốt cả tao và mầy, khiến mầy thèm khát và tìm mọi cách để thõa mãn. Thằng Tưởng chỉ chờ có thế là xui khiến mầy và mầy nghe lời nó một cách vô thức.

 

Thằng Tâm chợt ngưng bặt khi nghe tiếng mở khóa lách cách. Người cảnh sát bước vào còng tay Thân trước khi đưa ra khỏi phòng tạm giam. Luật sư bào chữa của nó yêu cầu nó nói hết sự thật để ông ta tìm cách bào chữa sao cho có lợi nhất. Thân thật thà kể lại sự việc mà không che giấu bất cứ chi tiết nào. Thân vẫn thường nghe người ta nói: “Với bác sĩ trị bệnh và luật sư bào chữa thì mình không nên giấu giếm sự thât”. Sau khi nghe trình bày, luật sư bảo:

 

– Phần tôi sẽ bảo lãnh cho anh tại ngoại hầu tra, còn về sức khỏe tâm thần của anh thì tôi sẽ giới thiệu cho một bác sĩ chuyên về tâm lý và thần kinh. Tôi sẽ bàn việc này với gia đình anh.

 

Nghe hai chữ bác sĩ tâm lý nó giật nẩy người như khi bị cảnh sát bắn tia laser vào người. Nó run rẩy trán toát mồ hôi, những mảnh vỡ của ký ức từ phòng mạch bác sĩ tâm lý John Smith xoay chong chóng trong đầu và ráp nối lại như một bức tranh ghép hình. Nó hoảng loạn xua tay:

 

– Không, tôi không cần bác sĩ tâm lý! Làm ơn, đừng!

 

Luật sư cắt lời nó:

 

– Vấn đề không phải anh muốn hay không muốn, anh phải được điều trị bởi bác sĩ tâm lý chuyên môn.

 

*

 

Đêm ấy được nằm trên chiếc giường quen thuộc của mình sau khi đã uống liều thuốc an thần. Thân chìm vào giấc ngủ sâu mà không hề hay biết gì về thằng Tâm và Tưởng, cả hai thằng đều mất hút bóng dáng là nhờ tác dụng của thuốc. Thân nằm ngủ như một khối thịt vô tri chỉ còn thở và máu vẫn bơm đi khắp nơi, các tế bào sanh diệt liên lỉ. Thân hoàn toàn không có sự can thiệp của ý thức, thuốc an thần đã tạm thời chia cắt nó với thằng Tâm và Tưởng. Nó không còn chịu sự chi phối hay tác động của Tâm và Tưởng, tuy nhiên điều này chỉ tạm thời trong thời gian ngắn, sau khi thuốc hết tác dụng thì ba đứa nó sẽ sum họp lại. Sáng hôm sau vừa mở mắt ra Thân đã thấy thằng Tâm và Tưởng đã túc trực bên nó tự khi nào. Thân với tay lên bàn lấy tập bệnh án đọc: “Chẩn đoán bệnh nhân xxx bị tâm thần phân liệt dạng hoang tưởng thể nhẹ, cộng với hững ẩn ức tính dục đã khiến cho bệnh nhân có những hành vi và lời nói mất kiểm soát, cần theo dõi và điều trị dài lâu”. Đọc xong bệnh án, Thân nghe có giọng cười nhạo của thằng Tâm:

 

– Lão bác sĩ điều trị cho mầy nói cũng có lý nhưng lão ta chỉ có mỗi chích thuốc an thần để tạm tách mầy ra khỏi tao với thằng Tưởng, thuốc chỉ công hiệu vài giờ, càng về sau thì càng phải tăng lượng thuốc nhiều hơn và mạnh hơn nữa. Rồi mầy sẽ dần dần lờn thuốc và càng ngày càng lệ thuộc vào thuốc, điều trị cái kiểu dùng thuốc như thế này chỉ làm tệ hại cho mầy về sau. Hiện tại bác sĩ chích thuốc cho mầy để mầy ngủ yên, thuốc tác dụng lên mầy chứ tao và thằng Tưởng thì thuốc ấy chẳng có tác dụng gì. Dùng thuốc dài lâu thì mầy càng mụ mị ngu ngơ chứ không thể làm cho thằng Tưởng ngừng xúi giục mầy và càng không thể làm cho tan biến những mảnh vỡ ký ức trong tạng thức.

 

*

 

Lần đầu tiên đến Zen-Mental Treatment Center, Thân cảm thấy ở đây sao yên ả và lặng lẽ quá, mọi thứ đều rất đơn sơ nhưng dịu êm chi lạ. Thầy dạy thiền chẳng đòi hỏi hay yêu cầu gì khó khăn, ông ấy bảo ngồi xuống nghỉ ngơi trong vòng mười lăm phút thôi. Mười lăm phút đầu tiên trong đời nó sao mà dài dễ sợ, nó có thể chơi game suốt đêm vẫn thấy thời gian ngắn ngủi, nó có thể ngồi xem phim suốt mấy giờ liền hoặc làm việc cả ngày vẫn thấy thời gian ngắn hơn mười lăm phút ở đây. Mười lăm phút ngồi yên chẳng làm gì vậy mà trong người nó cứ ngọa nguậy, bức rức, tê mỏi rất khó chịu. Thằng Tâm và thằng Tưởng thì như con khỉ chuyền cành, con ngựa hoang chạy rông. Hai đứa lọan động dữ dội muốn kéo nó đứng dậy, thúc nó làm hay nói bất cứ điều gì. Thằng Tâm mở ra bao nhiêu là ký ức vụn vỡ trong quá khứ với những hờn-mừng, vui-giận, thương-ghét, lấy-bỏ... Còn thằng Tưởng xúi nó đứng dậy, thậm chí còn đem những mảnh ký ức vụn vỡ ấy kích vào sự đòi hỏi thõa mãn dục lạc, Khi thằng Tâm và Tưởng quậy đến cao trào thì Thân chịu không nổi nữa bèn đứng dậy. Thầy dạy thiền cười mỉn tỏ vẻ rành rẽ thông cảm:

 

– Hãy uống ly nước mát, thả lỏng thư giãn toàn thân, đừng chống lại tâm tưởng, mọi việc sẽ ổn thôi!

Nó uống ly nước mát và cảm thấy khoan khoái đôi chút, bây giờ không ngồi trên sàn nữa, thầy dạy thiền bảo ngồi trên ghế:

 

– Anh có thấy dòng nước đang chảy không? Khi ta bất thần chặn lại thì nước sẽ khựng lại và tràn bờ hoặc tung tóe trước khi chảy về hướng khác. Tâm tưởng anh cũng thế! Bấy lâu nay chảy theo hướng ấy, giờ anh chặn lại thì ắt nó sẽ tức và dội ngược. Anh cứ ngồi yên, tâm tưởng mặc kệ nó, không cần chống lại hay nghe lời nó,  chỉ tập trung vào hơi thở, hễ lẫn lộn thì lập tức lại quay về quán từng hơi thở vào ra. Mỗi ngày một tí, dần dần anh sẽ không còn bị tâm và tưởng xỏ mũi dắt đi, tất nhiên anh và tâm tưởng vẫn sống chết với nhau chứ không thể tách rời.

 

Những lần sau Thân thấy ngồi cũng dễ chịu hơn, thằng Tâm và Tưởng vẫn loạn động trong nó nhưng nó đã có thể làm lơ. Nó nghe lời thầy cứ đếm hơi thở, quán sát hơi thở, mặc kệ cho thằng Tâm lải nhải và thằng Tưởng xúi bày. Nó đã bớt nhộn nhạo rất nhiều

 

Thế là nó đã đến với Zen-Mental Treatment cũng được hai tháng, phải nói hai tháng này thật sự dài và khó khăn với nó. Nó tập từ bỏ nghe lời thằng Tâm và Tưởng xui khiến, nó bác bỏ những đòi hỏi của cả hai đứa bạn thân. Nó không chiến đấu với kẻ thù bên ngoài mà là đang chiến đấu với chính hai thằng bạn chí cốt sống chết có nhau ấy. Cả ba đứa nó vốn đồng hành sanh tử từ quá khứ xa xưa đến giờ, cứ mỗi lần đổi kiếp là tạm xa nhau một thời gian nhưng rồi lại tái tập hợp lại khi mà tứ đại cùng hòa hợp nhau. Nó phải chiến đấu để xóa nhòa bớt những mảnh vụn vỡ ký ức uẩn uất tính dục bằng cách nạp những dữ liệu tốt lành  mới. Nó phải nạp thêm nhiều dữ liệu an lành để vùi sâu đi những mảnh vỡ ký ức không tốt đẹp đó. Nó bây giờ không còn nghe lời thằng Tưởng một cách mù quáng nữa. Lần đầu tiên trong đời không cần dùng thuốc an thần mà nó đã có giấc ngủ yên, mặc dù thằng Tâm và thằng Tưởng vẫn rù quến bên trong nó. Nó đã cảm nhận lại cuộc sống nhẹ nhàng dễ chịu khi không còn phải chạy theo những xúi dục của Tâm và Tưởng.

 

– Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 01/02/2023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử. Cho dù tranh của họ rất ít tính thời sự, nhưng cái đẹp được tìm thấy trong tác phẩm của họ lại rất biểu trưng cho tính thời đại mà họ sống. Đó là cái đẹp phía sau của chết chóc, của chiến tranh. Cái đẹp của hòa bình, của sự chan hòa trong vũ trụ. Cái mà con người ngưỡng vọng như ý nghĩa nhân sinh.
Westminster, CA – Học Khu Westminster hân hoan tổ chức mừng lễ tốt nghiệp của các học sinh đầu tiên trong chương trình Song Ngữ Tiếng Việt (VDLI) tiên phong của học khu. Đây là khóa học sinh đầu tiên ra trường và các em sẽ được ghi nhận tại buổi lễ tốt nghiệp đặc biệt được tổ chức vào thứ Ba, ngày 28 tháng Năm, lúc 6:00 giờ chiều tại phòng Gymnasium của Trường Trung Cấp Warner (14171 Newland St, Westminster, CA 92683).
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
Vì hình ảnh ảm đạm, buồn sầu, như tiếng kêu đòi tắt nghẹn. Tôi, tác giả, đi giữa lòng thủ đô Hà Nội mà không thấy gì cả, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Cờ đỏ là quốc kỳ. Mưa sa làm cho những lá quốc kỳ sũng nước, bèo nhèo, nhếch nhác, úng rữa. Một hình ảnh thảm hại. Hình ảnh thảm hại là dự phóng cho tương lai thảm hại. Và thất bại. Lạ một điều, người ta chỉ trích dẫn năm dòng thơ này, tổng cộng 14 chữ, mà không ai trích dẫn cả bài thơ, và hẳn là hơn 90% những người biết năm dòng này thì không từng biết, chưa bao giờ đọc, cả bài thơ, và tin rằng đó là những lời tâm huyết của nhà thơ Trần Dần nói về thời cuộc mà ông nhận thức được vào thời điểm 1955.
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.