Hôm nay,  

Nam Kỳ dễ thương

06/12/202210:21:00(Xem: 3421)
Truyện ngắn

Nam Bộ


Tôi và Hùng học chung lớp với nhau suốt thời cấp ba, nhà hai đứa cùng xóm cách nhau nửa cây số. Nhà Hùng mặt tiền phố chợ, má Hùng bán một xe chè đậu xanh đậu đỏ bánh lọt rất đông khách. Hùng có vẻ thích tôi lắm, ngược lại tôi cũng mến mộ Hùng là học sinh giỏi trong lớp, thỉnh thoảng Hùng đến nhà tôi chơi và mấy lần Hùng mời tôi:

 

– Bữa nào Bông đi chợ ghé quán chè nhà mình, chính tay mình sẽ làm cho Bông một ly chè đặc biệt bảo đảm ngon tuyệt vời.

 

Tôi đến và Hùng làm cho tôi ly chè đặc biệt ngon tuyệt vời đúng như Hùng nói, nhiều nước dừa, nhiều đậu xanh bánh lọt cái gì cũng nhiều và Hùng nhất định không tính tiền dù tôi đòi trả.

 

Mẹ tôi tinh ý lắm, một hôm mẹ ráo đầu răn đe tôi trước:

 

– Thằng Hùng là người Nam phải không? Nó và con hình như đang có cảm tình với nhau? Chỉ là tình bạn thôi nhé, yêu là mẹ cấm đấy.

 

Tôi ngạc nhiên và đùa đùa hỏi mẹ:

 

– Nhưng tại sao mẹ lại cấm con yêu Hùng vì Hùng là người miền Nam? Nếu Hùng là người miền Bắc, miền Trung con có được yêu không?

 

Mẹ bực mình gạt đi:

 

– Không yêu Bắc Trung Nam gì sất.

 

Tôi càng trêu mẹ:

 

– Vậy là con ế chồng muôn thuở luôn cho mẹ vừa lòng.

 

Mẹ nghiêm nét mặt chứ không đùa:

 

– Ý mẹ là con lo học hành đi, chuyện lấy chồng còn lâu nhưng mẹ dặn dò trước phòng xa, kẻo yêu rồi gỡ không ra, chớ lấy người Nam, sướng ít khổ nhiều đấy. Bản tính người Nam tiêu xài thì nhiều mà làm việc thì ít sớm muộn gì cũng… tan nhà nát cửa.

 

Tôi cãi:

 

– Con thấy mẹ bạn Hùng chăm chỉ, bác làm việc nhiều lắm, một mình làm các món chè và vất vả đứng bán cả ngày, hàng chè đông khách, ai mà lấy Hùng… ăn chè sướng luôn đó mẹ.

 

Mẹ lườm nguýt tôi và ra mệnh lệnh:

 

– Đừng vì thích ăn chè mà con thích cả nhà nó nhá.

 

Bố đang ngồi đọc báo gần đó cũng bắt chước tôi trêu đùa mẹ:

 

– Sao bà ghét người miền Nam thế hử? Hay là ngày xưa bà thất tình chàng Nam kỳ nào nên hận Nam kỳ cả đời?

 

Mẹ chứng minh:

 

– Chẳng nhìn đâu xa, vợ chồng bác Lộc người Nam sờ sờ cạnh nhà mình đây, có tí vàng hai vợ chồng đeo hết trên người, toàn là hốt hụi non để sớm có tiền mua sắm rồi è cổ đóng hụi chết cả năm chứ giàu có gì. Người miền Nam thùng rỗng kêu to là thế. Dân miền Bắc như mình tuy bề ngoài ăn cơm rau cà nhưng bên trong là đu đủ đặc ruột, tiền của bao nhiêu đố ai biết được.

 

Bố cũng chứng minh:

 

– Bà nói thế không phải, người Việt Nam vùng miền nào cũng có kẻ thế này kẻ thế kia, bà không thể đem vợ chồng bác Lộc ra làm tiêu biểu đại diện cho toàn thể người miền Nam được. Nếu bà muốn tôi cho bà biết nhiều gia đình người Nam căn cơ còn hơn cả miền Bắc nhà mình.

 

Mẹ biết mình cãi không lại nên ngoe nguẩy đi xuống bếp:

 

– Tôi chẳng thèm tranh cãi nữa, bố con ông là đa số… hà hiếp tôi.

 

Bố tôi không tha nói với theo:

 

– Người ta còn gả con gái cho Chà Và Ấn Độ, cho Ba Tàu, bà kỳ thị ngay với người Việt mình. Nhà mình có 2 đứa con, con Bông và thằng anh nó nữa, bà có giỏi thì sau này se duyên cho chúng nó lấy vợ lấy chồng theo ý bà đi.

 

Chẳng hiểu sao mẹ tôi có thành kiến không tốt cho người miền Nam, nào là nhẹ dạ, hoang phí, ăn xổi ở thì không biết lo tương lai. Thấy bố con tôi cùng lập trường mẹ tôi càng ra mặt chống đối tôi quen Hùng, mỗi lần Hùng đến nhà chơi là mẹ khó chịu ra mặt và mẹ đã nói thẳng với Hùng:

 

– Cháu cũng như Bông hai đứa để thì giờ học bài, thi cử đến nơi rồi, đến nhà chơi làm gì mất thì giờ cháu ạ.

 

Ý mẹ chê Hùng không lo chăm chỉ học hành. Tôi bênh vực Hùng, nói học là học chơi là chơi. Hùng than với tôi mẹ Bông khó tính quá, mẹ Hùng thấy bạn con đến nhà chơi bả cưng như con và múc chè cho ăn xả láng. Mặc cho mẹ tôi ngấm ngầm phản đối, tình cảm Hùng và tôi vẫn thân thiết.

 

Năm ấy Hùng thi đậu vào đại học Bách khoa, tôi thi rớt. Tôi nói với mẹ:

 

– Đứa “Nam kỳ ham chơi không biết lo xa” là Hùng thi đậu đại học Bách khoa đó mẹ, còn con gái Bắc kỳ chuẩn nề nếp, ăn học chăm chỉ của mẹ thi rớt. Thấy con gái “lép vế” mẹ tôi từ từ thay đổi lập trường bấy lâu nay:

– Bố con nói đúng nhỉ, người miền Nam cũng khối kẻ chăm chỉ giỏi giang.

 

Từ đấy mỗi lần Hùng đến nhà chơi mẹ tôi đều vui vẻ tiếp chuyện và quý Hùng ra mặt. Khi Hùng ra trường kỹ sư tôi còn lẹt đẹt làm cô giáo dạy cấp một vỡ lòng cho mấy đứa trẻ con, vừa dậy học vừa phải làm vú em dỗ dành mỗi khi chúng khóc nhè hay đái dầm. Nghề giáo là một trong các nghề phụ nữ bị ế chồng cao nhất. Nếu không có Hùng yêu tôi cưới tôi chắc tôi còn lận đận tìm chồng theo đúng tiêu chuẩn của mẹ, không biết đến bao giờ. Mẹ tôi mừng húm.

 

Anh tôi đi lính đóng quân miền xa lâu lâu anh mới về phép thăm nhà một lần. Một hôm anh đưa một cô gái người Cần Thơ, miền Nam thuần túy chưa pha trộn màu sắc thị thành như Hùng của tôi về giới thiệu với gia đình và muốn cưới làm vợ. Kinh nghiệm từ tôi, xuýt để mất chàng rể người Nam học giỏi hiền ngoan nên lần này mẹ không hề phản đối mà tuyên bố:

 

– Nếu hai con đã thương yêu nhau, tìm hiểu nhau kỹ thì nhà mình sẽ gặp nhà gái bàn chuyện hôn nhân.

 

Chị Ngân về làm dâu nhà tôi, mẹ chồng chỉ dậy chị nấu nướng những món Bắc, chị vẫn trổ tài cho nhà chồng Bắc biết món Nam của chị. Mẹ tôi không còn kỳ thị Nam Bắc nữa, con dâu của mẹ đảm đang tháo vát mẹ thương con dâu Nam kỳ của mẹ như đã thương tôi và mẹ thương con rể Nam kỳ của mẹ như đã thương anh tôi. Đúng là “ghét” của nào trời trao của ấy.

 

Bữa cơm dù chị Ngân nấu hay mẹ nấu vẫn thường xuyên có món Bắc món Nam thay đổi khẩu vị. Cá nấu canh chua thiếu giá sống ngò om là mẹ ăn mất ngon.

 

*

 

Cả đại gia đình chúng tôi hiện nay sống ở Mỹ. Thỉnh thoảng nhắc lại chuyện mẹ phân biệt Bắc Nam. Tôi hù dọa mẹ:

 

– May mà ngày đó con thi rớt đại học mẹ mới nhún nhường không cấm cản con với Hùng, nếu không thì con đã… bỏ nhà đi theo tiếng gọi tình yêu rồi, mà nếu không bỏ đi theo người ta thì con cũng vô chùa tu luôn rồi.

 

Mẹ tôi cười cười nhận lỗi:

 

– Ừ, sao ngày ấy mẹ kỵ người Nam, thấy Nam kỳ dễ ghét thế. Bây giờ mẹ thấy con dâu con rể Nam kỳ của mẹ thật là dễ thương. Con nói đúng đấy mẹ thằng Hùng người Nam mà chăm chỉ làm lụng từ một xe bán chè đá đậu trước cửa chợ sau này họ đã xây nhà 3 tầng lầu, mở lớn cửa tiệm vừa bán hủ tíu Mỹ Tho vừa bán chè nổi tiếng nhất chợ xóm mình. Mẹ phục má thằng Hùng lắm.

 

Tôi thêm vào:

 

– Con thì phục chồng con lắm, mang tiếng người Nam “ lười biếng ăn chơi” theo thành kiến của mẹ, mà Hùng học hành tới nơi tới chốn không như con gái Bắc kỳ chảnh chọe của mẹ học dở ẹc nè.

– Nguyễn Thị Thanh Dương

(10/ 2022)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
Hôm đó, một chàng đương từ Sài Gòn đạp xe tới thăm bạn ở Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ. Chàng vừa đạp xe tới cầu thì gặp bạn cũng đương từ bên kia cầu phóng sang dự định về Sài Gòn thăm mình...
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.