Hôm nay,  

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN HOÁ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

06/10/202210:47:00(Xem: 1763)

nguyen hung quoc sach

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI:

 

VĂN HOÁ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

Của

Nguyễn Hưng Quốc

 

Trích từ Lời nói đầu:

 

“Ở Việt Nam, từ trước đến nay, chúng ta bàn nhiều về văn chương cũng như về văn hoá, nhưng lại ít khi đề cập đến văn hoá văn chương, cho dù, theo tôi, việc nghiên cứu văn hoá văn chương có thể giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn không những về văn hoá mà còn cả về văn chương nữa. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong hoàn cảnh Việt Nam, nơi văn chương, nói chung, vẫn còn la đà trên mặt bằng văn hoá. Lại là thứ văn hoá chưa bao giờ thực sự được chuyên nghiệp hoá.

 

Nói một cách tóm tắt, theo tôi, một nền văn học chỉ có thể phát triển một cách lành mạnh trên nền tảng một văn hoá văn chương lành mạnh. Và văn hoá văn chương chỉ lành mạnh khi ở đó tinh thần sáng tạo được coi trọng cả trong việc viết lẫn việc đọc. Mà đề cao tinh thần sáng tạo cũng có nghĩa là đề cao tinh thần phê phán: không có nền văn học nào có thể khởi sắc nếu nó không tự phủ định và tự vượt qua chính nó. Nói cách khác, văn hoá văn chương là một trong những yếu tố căn bản để hình thành cộng đồng văn học nhưng để cộng đồng văn học ấy thực sự đạt được những thành tựu đáng kể, nền văn hoá văn chương ấy phải không ngừng bị đặt thành nghi vấn và không ngừng bị phê phán. Trong quan niệm của tôi, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà phê bình là đẩy những nghi vấn và những phê phán ấy đến tận cùng. Để văn hoá văn chương không bị biến thành một tín ngưỡng với những giáo điều và những khuôn sáo cũ kỹ, chật chội làm thui chột ý chí và khả năng sáng tạo của người cầm bút. Và để văn học luôn luôn là một hành trình tìm kiếm và thử nghiệm liên tục.”

 

Sách dày 280 trang, gồm 12 chương:

 

Chủ nghĩa ‘mình-thì-khác’

Sống và viết giữa các nền văn hoá

Báo Tết và văn hoá Tết

Viết cho ai?

Nhà văn… không là ai?

Phê bình phê bình

Chức năng chính của phê bình trong thời điểm hiện nay

Tr(Ch)uyện: Một số vấn đề mỹ học

Đọc thơ là đọc… thơ

Thơ hay và thơ dở: cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay

Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn

Chủ nghĩa h(ậu h)iện đại và văn học Việt Nam

PHỤ LỤC: Phỏng vấn Nguyễn Hưng Quốc

 

 

Sách do Lotus Media xuất bản và phát hành toàn

cầu trên AMAZON.COM

https://www.amazon.com/dp/1088065252/ref=sr_1_24...

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc chiến Việt Nam đã khép lại từ nửa thế kỷ trước nhưng những hệ lụy vẫn còn ghi khắc trong đời sống, tâm trí và ký ức của nhiều thế hệ người Việt ở quê hương lẫn hải ngoại. Ký ức đau thương lẫn khát vọng xây dựng tương lai đã trở thành chủ đề trung tâm trong nhiều tác phẩm văn học, tuyển tập truyện ngắn "The Colors of April" do Quan Manh Ha và Cab Tran biên tập là một ví dụ điển hình.
Khi về già, bạn mắc bệnh mất trí nhớ, rồi mất phương hướng, sau đó mất ngôn ngữ. Nếu bạn sống thật lâu, như một ngọn núi, các chuẩn tắc đạo lý do con người đặt ra sẽ mất sau cùng. Và theo thứ tự như vậy. Trước cửa một tiệm cà phê gần khu vực tưởng niệm sự kiện 911, gần nền của tòa tháp đôi đổ sập, xuôi về phía hiệu sách cũ Strand ở Broadway, nơi tôi mua được một tập thơ của Gerald Stern, tôi gặp anh Siu Kpa, người Gia rai sáu mươi tuổi, và vợ anh. Anak Gia rai, con của Gia rai. Hay Giơ rai, Jarai, Jrarai, Chơ rai đều được, cả hai nói tiếng Việt, nhưng anh nói giỏi hơn. Thật ra chị là người Ba na, nghe phát âm như Bơ na, hay Bờ na, hay Bà nà, cũng là Ba na dưới núi, Ba na trên núi, Bơ Nâm, Bơ Môn. Cả hai đều mất trí nhớ nhưng theo hướng ngược chiều nhau.
Nhà văn Phạm Quốc Bảo trong tuần qua vừa ấn hành tuyển tập Cuốn Lên Bức Mành. Một tác phẩm ghi lại những suy nghĩ của một người đang giữa lứa tuổi 80s từ hải ngoại về những gì còn lưu giữ sau một đời làm báo và viết truyện. Từng trang chữ của ông là cô đọng những cảm xúc của một người không tự cho mình sống một ngày nào mà không nghĩ tới quê nhà. Tuyển tập nhiều bài viết Cuốn Lên Bức Mành gồm ba phần: Hồi ức, Tản mạn, Thơ. Nơi đây, chúng ta gọi ấn phẩm này là cuốn sách sau 50 năm, vì Phần 2 còn được tác giả ghi là: Nửa Thế Kỷ Ngoái Lại. Thực tế, chiều dài của sách là hơn một thế kỷ rưỡi, vì có kể về ông ngoại tác giả là cụ Bùi Văn Giảng (1871-1934). Với chiều dài thời gian như thế, và với cảm xúc của thời điểm 50 năm, tác phẩm của Phạm Quốc Bảo có những trầm lắng rất là tịch mịch của lịch sử. Nơi đây chúng ta sẽ giới thiệu một số điểm trong tuyển tập.
Khi đọc được khoảng một phần ba quyển hồi ký “Việt Nam của con – Việt Nam của cha”, trong tôi thôi thúc mãnh liệt một suy nghĩ: đã đến lúc tôi cũng nên ngồi xuống để viết một quyển sách của chính mình trước khi quá trễ, hay nói đúng hơn là trước khi đầu óc tôi bắt đầu quên lãng nhiều cột mốc, nhiều câu chuyện, đặc biệt là nhiều cảm xúc đã từng có trong tôi, từng xảy ra trong đời tôi, kể từ lúc đặt chân đến đất nước này, nơi vừa gần gũi lại vừa lạ lẫm với tôi cho đến tận bây giờ.
“Việt Nam Của Con, Việt Nam Của Cha” (nguyên bản ‘My Vietnam, Your Vietnam’) không chỉ là tự truyện của cha và con, kể lại hành trình đi tìm nguồn cội của tác giả, Christina Võ, mà còn là cách cô “hòa giải” – chữa lành vết thương giữa hai thế hệ – giữa cô và người cha, ông Nghĩa Võ, một bác sĩ quân y VNCH, cũng là đồng tác giả.
Không rõ do một cơ duyên nào mà ba người ấy – ba nhà thơ nữ, ba tâm hồn, ba định mệnh, ba trải nghiệm, ba cuộc đời, ba ngọn suối nguồn thơ ca lại rủ nhau về hợp lưu tụ hội trong một tuyển thơ đặc sắc, hiếm có...
Tác giả của cuốn sách này, Bác sĩ Ngô Thế Vinh, là một trong những nhân vật hàng đầu trong đời sống văn học ở Nam Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, và đã từng quen biết với tất cả những nhân vật mà ông phác thảo. Bác sĩ Vinh là bác sĩ chuyên ngành nội khoa tại một Trung Tâm Y Khoa Long Beach, Nam California. Ông cũng là một tác giả không biết mỏi mệt, với các tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, các sách bình luận văn hóa (như cuốn này) và các bài tường trình khảo sát. Đặc biệt, ông đã đích thân thực hiện chuyến đi điền dã theo suốt chiều dài 4.800 km của sông Mekong và đã viết hai cuốn sách nói về sự tồn vong của con sông này, một con sông lớn của thế giới và là mạch sống của hơn 70 triệu người sống dọc theo hai bờ con sông và nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Người Hát là tập thơ đầu tiên của Bùi Mai Hạnh. Một tập thơ đặc sắc. Một trong những chủ đề là những quan tâm xã hội được nhìn dưới khía cạnh trữ tình, sự bình đẳng, tự do, và các mối quan hệ giữa người và người. Thơ chị không trừu tượng, không có những ý tưởng tổng quát, mà chứa đầy sự kiện, các chi tiết. Có một truyền thống văn hóa và tinh thần ở đó, trong những bài thơ có tính hiện đại và đương đại của chị. Thơ Bùi Mai Hạnh trực tiếp mô tả, trong khi hàm chứa những yếu tố triết lý lặng lẽ. Mối quan hệ của chị với người khác, trong tình bạn, trong tình yêu, là những mối quan hệ sâu đậm, mạnh, khó khăn. Tất cả các đề tài đều có thể có mặt: sự chống trả quyết liệt đối với số phận, sự đề kháng xã hội, sự sợ hãi và hèn yếu, tất cả có mặt trong thơ Hạnh.
"Bạt" của thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc cho tập thơ của ba người...
Một ngày đầu thu, ngồi viết đôi trang về thơ của ba nữ lưu thời nay, sao bỗng thấy lòng xúc cảm lạ thường. Như ngày nào khi dạo chơi trong khu vườn Gitanjali bỗng gặp lại bông siêu ly thuở còn mơ mộng. Như ngày nào khi hoàng hôn xuống lái xe qua cây cầu cao ở Baton Rouge bỗng thấy vầng trăng lồng lộng trên sông. Hay như cách đây hơn mười năm, khi đi chơi vùng biển Laguna bỗng gặp lại người xưa - đầu đội nón rộng vành, mang kính đen, ngồi dưới bóng dù, tay lật xem thơ Tôi Cùng Gió Mùa. Vậy đó. Xin mời bạn đọc theo dõi những trang sau đây viết về ba nhà thơ nữ: duyên, Lê Chiều Giang và Nguyễn Thị Khánh Minh. Ô, lần đầu tiên ba nhà thơ nữ họp mặt nhau trong cùng một tập thơ. Một cuộc hội ngộ tuyệt đẹp...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.