Hôm nay,  

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: VĂN HOÁ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

06/10/202210:47:00(Xem: 1310)

nguyen hung quoc sach

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI:

 

VĂN HOÁ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

Của

Nguyễn Hưng Quốc

 

Trích từ Lời nói đầu:

 

“Ở Việt Nam, từ trước đến nay, chúng ta bàn nhiều về văn chương cũng như về văn hoá, nhưng lại ít khi đề cập đến văn hoá văn chương, cho dù, theo tôi, việc nghiên cứu văn hoá văn chương có thể giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn không những về văn hoá mà còn cả về văn chương nữa. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong hoàn cảnh Việt Nam, nơi văn chương, nói chung, vẫn còn la đà trên mặt bằng văn hoá. Lại là thứ văn hoá chưa bao giờ thực sự được chuyên nghiệp hoá.

 

Nói một cách tóm tắt, theo tôi, một nền văn học chỉ có thể phát triển một cách lành mạnh trên nền tảng một văn hoá văn chương lành mạnh. Và văn hoá văn chương chỉ lành mạnh khi ở đó tinh thần sáng tạo được coi trọng cả trong việc viết lẫn việc đọc. Mà đề cao tinh thần sáng tạo cũng có nghĩa là đề cao tinh thần phê phán: không có nền văn học nào có thể khởi sắc nếu nó không tự phủ định và tự vượt qua chính nó. Nói cách khác, văn hoá văn chương là một trong những yếu tố căn bản để hình thành cộng đồng văn học nhưng để cộng đồng văn học ấy thực sự đạt được những thành tựu đáng kể, nền văn hoá văn chương ấy phải không ngừng bị đặt thành nghi vấn và không ngừng bị phê phán. Trong quan niệm của tôi, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà phê bình là đẩy những nghi vấn và những phê phán ấy đến tận cùng. Để văn hoá văn chương không bị biến thành một tín ngưỡng với những giáo điều và những khuôn sáo cũ kỹ, chật chội làm thui chột ý chí và khả năng sáng tạo của người cầm bút. Và để văn học luôn luôn là một hành trình tìm kiếm và thử nghiệm liên tục.”

 

Sách dày 280 trang, gồm 12 chương:

 

Chủ nghĩa ‘mình-thì-khác’

Sống và viết giữa các nền văn hoá

Báo Tết và văn hoá Tết

Viết cho ai?

Nhà văn… không là ai?

Phê bình phê bình

Chức năng chính của phê bình trong thời điểm hiện nay

Tr(Ch)uyện: Một số vấn đề mỹ học

Đọc thơ là đọc… thơ

Thơ hay và thơ dở: cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay

Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn

Chủ nghĩa h(ậu h)iện đại và văn học Việt Nam

PHỤ LỤC: Phỏng vấn Nguyễn Hưng Quốc

 

 

Sách do Lotus Media xuất bản và phát hành toàn

cầu trên AMAZON.COM

https://www.amazon.com/dp/1088065252/ref=sr_1_24...

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, các máy bay trực thăng Mỹ đã bay lên bầu trời Sai Gòn và tìm các đường đến các tàu ở Biển Đông (được những người bên ngoài Việt Nam gọi là Biển Hoa Nam). Chiếc máy bay mà người Việt gọi là "con chuồn chuồn", đã xé nát các gia đình nhưng cũng ràng buộc Mỹ và Việt Nam với nhau.
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất." -- Trần Mộng Tú.
Tác phẩm Thế Sự Thăng Trầm của Trần Bảo Anh, dày 280 trang, gồm các bài viết: Đẹp & Xấu, Thời Gian Hiện Tượng & Sự Tái Diễn, Từ Chối, Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng LĐ 258 TQLC, Chiến Thắng Phượng Hoàng, Ảnh Hưởng Của Lời Nói, Nói Chuyện Anh Hùng, Tôi & Ý Trời, Những Chuyện Can Đảm Cổ Kim, Cách Suy Nghĩ Của Một Người Công Chức, Lương Tâm & Lòng Tận Tụy, Bằng Trời Bằng Bể, Yêu & Rất Yêu, Đang Ở Nơi Khác, Đắc Thế Thất Thế & Tư Cách…
Vì là lớn tuổi mà phải lu bu với nhiều công việc không tên hàng ngày cho nên tôi ít có thì giờ đọc sách. Vậy mà tôi đã dành ra nhiều ngày liên tục để say sưa đọc từ đầu chí cuối tập truyện Trọn Đời Yêu Thương của anh Duy Nhân tặng cho tôi hồi đầu Xuân Quý Mão...
Tôi rất phục những người viết sách, in sách, nhất là những nhà văn định cư ở Hoa Kỳ. Mỗi lần cầm quyển sách trên tay, tôi rất cảm phục tác giả đã chịu khó viết văn. Khi tôi cầm quyển sách "Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác, nhà xuất bản Ananda Viet Foundation, Tâm Diệu, một Phật tử đã học ở Cal State Fullerton, trình bày, điều đầu tiên tôi tự nhủ: hình bìa đẹp quá, màu sắc nổi bật, Phật đang ngồi thiền trên tòa sen...
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi / thấy tâm tịch lặng không người, không ta / ai hỏi thì nhấc cành hoa / thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …” (bài thơ “Như nắng tà huy” của Cư sĩ Nguyên Giác viết tặng “quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và pháp huynh HT Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng,”)
"Các bài viết nơi đây hầu hết là trích từ Kinh Phật, ghi lại trong nỗ lực hoằng pháp để rủ nhau tu học. Người viết không bao giờ tự nhận là giáo sư, giảng sư, thầy dạy hay bậc đàn anh trong đạo.Trong khi những chữ này được gõ lên nơi đây, chỉ là do duyên mà hiện lên. Người viết luôn nhớ lời Đức Phật dạy rằng không hề có ai đang gõ, cũng như chỉ có những dòng chữ đang được đọc, và không hề có ai đang đọc. Người viết luôn luôn viết trong trong tinh thần như thế, trong khi trích lời Phật và ý Tổ để chia sẻ, và để mời gọi nhau cùng bước sang bờ bên kia." Đó là Lời Thưa của tác giả Nguyên Giác về cuốn Thiền Tập Với Pháp Ấn.
Sách Thiền Tập với Pháp Ấn dày 460 trang gồm 27 chương do Ananda Viet Foundation ở California vừa xuất bản mà tác giả gửi biếu tôi bản đầu tiên. Đây là cuốn sách thứ bảy biên khảo về Thiền của cư sĩ Nguyên Giác...
Khi nhận được sách của tác giả Cù Mai Công gửi tặng, nhìn mấy hình trên bìa là một trời ký ức lại ùa về vì tôi đã được sinh ra và đã lớn lên ở vùng đất có tên Ngã ba Ông Tạ...
“Trọn Đời Yêu Thương” là tuyển tập gồm có 36 truyện ngắn, cũng là tập truyện thứ tư của nhà văn Duy Nhân. Như trong lời tựa, Duy Nhân đã nhắc nhở “cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Tư tưởng này đã quán xuyến xuyên suốt 36 truyện ngắn của tập truyện Trọn Đời Yêu Thương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.