Hôm nay,  

Tỉnh lẻ

18/08/202215:54:00(Xem: 1931)

Tùy bút

Phuban_ThaiTuan
Tranh Thái Tuấn.



Tỉnh lẻ? Ngày xưa hai tiếng tỉnh lẻ buồn như… chấu cắn. Đường đi ổ gà, ổ voi lổn nhổn, ánh đèn đêm vàng vọt thưa thớt. Những mảng tối của sợ sệt, của mặc cảm, dân “nhà quê”, dân “tỉnh lẻ”…

Tỉnh lẻ trong ký ức của người đi xa là êm đềm, yên tĩnh, là loanh quanh hết phố chỉ trong vài ba chục phút. “Đi dăm phút đã về chốn cũ” (thơ Vũ Hữu Định). Có khi là tiếng vó ngựa khua lốc cốc trên đường chiều, hay tù mù khói một chuyến “xe lam”, “xe đò” về muộn…

Tỉnh lẻ cũng có khi là những con đường gầy, nhỏ, rợp lá me bay, đan kín bởi lá keo, lá điệp, thảng hoặc cơn gió tung xoay tít cánh hoa sao, từng đàn học sinh lũ lượt kéo nhau về trên chiếc xe đạp, mặc cho những tiếng cười cuống quít theo những vạt áo trắng bay, những mái tóc dài đen nhánh, thơm hương chanh, hương bưởi… Là những căn nhà nhỏ, nép mình bên giàn hoa ti-gôn đỏ hồng, hay những cây bông sứ, hoa trắng thơm đến si mê.


Người đi xa nhớ về tỉnh lẻ, có thể là ngôi trường, căn phố, con đường hoặc một bóng hình, con trai, con gái?


Tỉnh lẻ ngày nay, nhiều nơi đã biến thành thị xã, thành phố, là đô thị loại 2, loại 3… Đường sá mở rộng, phố cũ thay bằng phố mới, không còn loanh quanh mà có khi còn lạc lối? Đi cả buổi hỏi thăm mãi mới tìm được nhà người quen. Tỉnh lẻ đổi thay diện mạo, áo mới, và tình người dường như cũng phôi pha ít nhiều? Tính toán, so đo hơn thiệt trong lời ăn tiếng nói, trong mua bán tranh giành bởi hai tiếng “thị trường” khắc nghiệt, so sánh thì cũng như “chiến trường”, mạnh được, yếu thua, nhạt phai tình hàng xóm, láng giềng ngày xửa ngày xưa.


Nhân tài tỉnh lẻ, cũng lắm người, lắm nghề, đủ các lĩnh vực, song dường như còn “nằm trong lá ủ”, chưa được phát lộ? Thầy giáo, bác sĩ, kỹ sư, và các văn nghệ sĩ tỉnh lẻ luôn thiệt thòi khi so sánh với thành phố, với thủ đô, phần bụt chùa nhà không thiêng, phần tâm lý “tự ti” mà chấp nhận? Hay dân ta vốn trọng cái nhún nhường, khiêm tốn, trong khi chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào”, cứ nhún xuống cho nó lành? Còn muốn kiếm tìm “danh lợi xênh xang” ắt phải đi xa tới thành phố, thủ đô mà thi thố tài năng, bon chen, cạnh tranh cùng người người?


Người nhà quê tất thua người “kẻ chợ”, dân tỉnh lẻ, phải chịu kém dân thành phố, lẽ đời vốn vậy. Biết đến khi nào cái ranh giới thị phi ấy được xóa bỏ? Và người ta tự hào vỗ ngực: “Tôi là dân tỉnh lẻ”.

 

Trần Hoàng Vy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có một người sống trong thành phố, bận rộn, tranh đấu, xông pha, lăn lộn giữa sự phức tạp như một sinh trùng bị mắc lưới nhện vẫn phải vùng vẫy để sống, để chờ ngày bị ăn thịt. Một hôm, ông ta đi du lịch, thấy một phong cảnh đẹp đến mức lặng người, cảm thấy siêu thoát, nhận ra đạo lý của mục tiêu tại sao con người tồn tại. Nhưng vẫn phải trở về phố cũ, y như Lưu Nguyễn phải trở về làng cũ vì những lý do chính xác, vì lẽ phải của những bổn phận làm người. Ông vẽ lại phong cảnh đó trên một vách tường lớn. Mỗi khi đời giông bão, mỗi khi hồn âm u, mỗi khi trí khổ não, ông đến trước bức tranh, nhìn ngắm, ngẫm nghĩ để tìm thấy sự thanh thản, sở hữu cảm giác bình an. Ông nghe được tiếng hát “chiều nay vang lừng trên sóng.” Ông thấy được “Âm ba thoáng rung cánh đào rơi. Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.” Hồn ông “lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan.” Những giờ phút tĩnh lặng đó, tâm trí ông “Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quên … là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi…”
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ...
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Một buổi trưa chan hòa ánh nắng trong vắt như thủy tinh của một ngày nắng ấm cuối đông, chớm bước sang xuân. Cảnh vật như bừng sáng dậy sau những ngày u ám. Tôi và Thi ngồi bên nhau tại một nơi vắng vẻ trong khu vườn sau nhà, dưới tàn cây mít, gần bên chiếc cầu ao soi bóng lung linh trên mặt nước đang gợn sóng lăn tăn...
Tôi có một người anh cá tính hoang nghịch trổ trời mà lên. Từ nhỏ, thích trèo cây trong vườn. Có bữa leo phải cành ổi giòn bị gãy, thế là anh rớt xuống nghe uỵch một cái như trái mít rụng. Anh đau điếng cảm giác rêm ram cả mạnh sườn...
Hồi ở trại tỵ nạn Thailand, tôi có lúc đã quay cuồng “chạy sô” đi học 4 thứ tiếng.
Thơ của hai thi sĩ Thy An & Lê Minh Hiền
Nhận được bài thơ của người bạn Phạm Xuân Tích, tôi thấy bài thơ của ông bạn khá độc đáo và lý thú, tôi mạo muội viết lại sao y bản chính – cả hai bản tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt cũng của ông ấy, để hầu các vị đọc cho vui...
Mấy hôm nay có những cơn mưa kèm theo gió mạnh buổi chiều kéo dài đến khuya, báo hiệu sắp hết mùa Hè. Tôi lại nhớ tuổi trẻ của mình những năm đầu “lập nghiệp” vào mùa tựu trường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.