Hôm nay,  

Tỉnh lẻ

18/08/202215:54:00(Xem: 2486)

Tùy bút

Phuban_ThaiTuan
Tranh Thái Tuấn.



Tỉnh lẻ? Ngày xưa hai tiếng tỉnh lẻ buồn như… chấu cắn. Đường đi ổ gà, ổ voi lổn nhổn, ánh đèn đêm vàng vọt thưa thớt. Những mảng tối của sợ sệt, của mặc cảm, dân “nhà quê”, dân “tỉnh lẻ”…

Tỉnh lẻ trong ký ức của người đi xa là êm đềm, yên tĩnh, là loanh quanh hết phố chỉ trong vài ba chục phút. “Đi dăm phút đã về chốn cũ” (thơ Vũ Hữu Định). Có khi là tiếng vó ngựa khua lốc cốc trên đường chiều, hay tù mù khói một chuyến “xe lam”, “xe đò” về muộn…

Tỉnh lẻ cũng có khi là những con đường gầy, nhỏ, rợp lá me bay, đan kín bởi lá keo, lá điệp, thảng hoặc cơn gió tung xoay tít cánh hoa sao, từng đàn học sinh lũ lượt kéo nhau về trên chiếc xe đạp, mặc cho những tiếng cười cuống quít theo những vạt áo trắng bay, những mái tóc dài đen nhánh, thơm hương chanh, hương bưởi… Là những căn nhà nhỏ, nép mình bên giàn hoa ti-gôn đỏ hồng, hay những cây bông sứ, hoa trắng thơm đến si mê.


Người đi xa nhớ về tỉnh lẻ, có thể là ngôi trường, căn phố, con đường hoặc một bóng hình, con trai, con gái?


Tỉnh lẻ ngày nay, nhiều nơi đã biến thành thị xã, thành phố, là đô thị loại 2, loại 3… Đường sá mở rộng, phố cũ thay bằng phố mới, không còn loanh quanh mà có khi còn lạc lối? Đi cả buổi hỏi thăm mãi mới tìm được nhà người quen. Tỉnh lẻ đổi thay diện mạo, áo mới, và tình người dường như cũng phôi pha ít nhiều? Tính toán, so đo hơn thiệt trong lời ăn tiếng nói, trong mua bán tranh giành bởi hai tiếng “thị trường” khắc nghiệt, so sánh thì cũng như “chiến trường”, mạnh được, yếu thua, nhạt phai tình hàng xóm, láng giềng ngày xửa ngày xưa.


Nhân tài tỉnh lẻ, cũng lắm người, lắm nghề, đủ các lĩnh vực, song dường như còn “nằm trong lá ủ”, chưa được phát lộ? Thầy giáo, bác sĩ, kỹ sư, và các văn nghệ sĩ tỉnh lẻ luôn thiệt thòi khi so sánh với thành phố, với thủ đô, phần bụt chùa nhà không thiêng, phần tâm lý “tự ti” mà chấp nhận? Hay dân ta vốn trọng cái nhún nhường, khiêm tốn, trong khi chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào”, cứ nhún xuống cho nó lành? Còn muốn kiếm tìm “danh lợi xênh xang” ắt phải đi xa tới thành phố, thủ đô mà thi thố tài năng, bon chen, cạnh tranh cùng người người?


Người nhà quê tất thua người “kẻ chợ”, dân tỉnh lẻ, phải chịu kém dân thành phố, lẽ đời vốn vậy. Biết đến khi nào cái ranh giới thị phi ấy được xóa bỏ? Và người ta tự hào vỗ ngực: “Tôi là dân tỉnh lẻ”.

 

Trần Hoàng Vy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mặt trời đang ngập ngừng lặn sau lũy tre xa. Ánh nắng vàng còn xót lại vương vãi trên cánh đồng đã đổi thành màu da cam rồi màu tím nhạt. Dăm ba chị nông dân đương gánh lúa về, đòn gánh nặng trĩu nhún nhẩy trên vai. Họ trao nhau vài câu chuyện ngắn, đứt quãng, xen lẫn tiếng chuông chùa thong thả ngân từng tiếng một vang vào không trung. Vài con chim lạc lõng vội vàng bay về tổ...
Ngày 16/12/1970, phim Love Story (Chuyện Tình) với nhạc phẩm chủ đề của Francis Lai được trình chiếu đầu tiên ở Hoa Kỳ thu hút khán giả trong 4 tuần liên tục...
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Thy An...
Trong cuộc sống của con người, từ gia đình đến xã hội, sự vui đùa bao giờ cũng cần thiết. Khi đang làm việc mệt nhọc, nghe một câu nói đùa, lòng bỗng thấy vui, cơn mệt nhọc như tiêu bớt một phần. Hai người đang tức giận nhau, không khí đang căng, chỉ một câu nói đùa có thể hóa giải hoặc làm giảm cường độ xích mích...
Từng thùng cây thông con được đưa từ chiếc xe tải vừa sửa xong xuống đất. 37 người làm trong "Hợp Tác Xã Sửa Chữa Ô Tô 19/8 " Đà Lạt, đang đi công tác ở gần thác Prenn: Bửu Sơn Tự, là một ngôi chùa nhỏ của vài chú tiểu và một nhà sư tu được vài năm nay...
Ba chị em Tabi, Betsy và Holden tung tăng trong chợ Target, hôm nay chúng theo bố mẹ đi chọn mua đồ cho ngày khai trường vào ngày 24 tháng tám sắp tới. Chợ nào cũng “Back to School Sale” đua nhau giảm gía nhiều quần áo, giày dép và đồ dùng cho học sinh. Ba chị em vui thích lắm...
Chị Thiên Kim sinh trưởng vào thập niên năm mươi của thế kỷ trước, trong một gia đình khá giả có cửa hiệu buôn bán ở phố Ngã Giữa, đường Phạn Bội Châu, Huế (nay là đường Phan Đăng Lưu). Hồi học trường Đồng Khánh chị đã nức tiếng hoa khôi, nên mỗi lần tan lớp, có nhiều “cái đuôi” theo về tận ngõ, hoặc trồng cây si trước cổng đợi tan trường...
Sáng sớm, vừa mở di động vào messenger gặp ngay tin nhắn của Duyên. Sững người. Rồi cười. Sao thế nhỉ? Sao con bé lại hỏi câu ấy nhỉ? Đang định nhắn “Sao em biết?” thì giật mình, xóa chữ đi lùi, sửa lại...
Ông Hương Cả làng Ngọc Thạnh nổi tiếng mát tay, tuy là chức sắc trong làng nhưng người làng ít kêu ông là ông Hương Cả mà họ kêu là thầy Hai. Thầy Hai bốc thuốc Nam rất hiệu nghiệm, ai bị bệnh gì cũng tìm tới thầy Hai. Thầy Hai xem mạch và bốc thuốc làm phước chứ chẳng phải lấy tiền...
Tôi và Hùng giận nhau đã hơn tuần lễ sau một trận cãi vã dữ dội, chúng tôi quyết định xa nhau. Khuôn mặt cương nghị tuấn tú của chàng với nụ cười ngạo nghễ luôn luôn ám ảnh tôi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.